Anh trừng phạt thượng phụ Giáo hội Chính thống giáo Nga
Chính phủ Anh ngày 16/6 ban hành lệnh trừng phạt lên Thượng phụ Kirill, lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga, vì ủng hộ hành động của Nga tại Ukraine.
“Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, bị trừng phạt vì sự ủng hộ nổi bật với cuộc tấn công quân sự của Nga tại Ukraine”, thông báo trên trang web của chính phủ Anh cho biết.
Ngoài ra, London cũng áp đặt lệnh trừng phạt lên bà Maria Lvova-Belova, Ủy viên về quyền trẻ em của Nga, cũng như một số đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo quân sự Nga.
Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Để đáp trả, Giáo hội Chính thống giáo Nga bác bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Thượng phụ Kirill.
“Các nỗ lực nhằm đe dọa người đứng đầu giáo hội Nga nhằm buộc ông từ bỏ quan điểm của mình là ‘vô nghĩa, vô lý và không hứa hẹn’”, ông Vladimir Legoyda, người phát ngôn giáo hội, viết trên Telegram.
Trước đó, hồi tháng 5, Liên minh châu Âu (EU) cũng từng tính đến việc áp đặt lệnh trừng phạt lên Thượng phụ Kirill. Dù vậy, biện pháp này không trở thành hiện thực do bị Hungary phản đối, Euronews cho biết.
“Quan điểm của chúng tôi về thượng phụ đã được biết đến trong thời gian dài”, ông Zoltan Kovacs, một người phát ngôn của chính phủ Hungary, viết trên Twitter.
Kể từ khi Nga phát động cuộc tấn công vào Ukraine, Thượng phụ Kirill đã có một số phát ngôn và bài thuyết giáo ủng hộ hành động của Moscow.
“Nga chưa bao giờ tấn công ai. Chúng tôi không muốn chiến tranh”, ông nói trong một bài thuyết giáo hồi đầu tháng 5, theo Euronews. “Điều tuyệt vời là một quốc gia vĩ đại và hùng mạnh chưa từng tấn công ai, mà chỉ ‘bảo vệ biên giới của mình’”.
Hệ thống ngân hàng Nga sẵn sàng đối phó các lệnh trừng phạt của EU
Nga có hệ thống tài chính riêng do Ngân hàng Trung ương nước này tạo ra để đối phó với rủi ro khi các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với SWIFT - hệ thống giao dịch quốc tế có sự tham gia của hơn 11.000 thể chế tài chính ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Theo hãng tin Sputnik, trong khuôn khổ gói trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga, Liên minh châu Âu (EU) đã loại các ngân hàng Sberbank, Rosselkhozbank và Ngân hàng Tín dụng Moskva khỏi Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT kể từ ngày 14/6. Tuy nhiên, các ngân hàng này khẳng định việc bị ngắt kết nối với hệ thống SWIFT sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động ngân hàng và họ đã sẵn sàng đối phó với tình huống như vậy.
Bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Sberbank của Nga tại Ljubljana, Slovenia, ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sberbank cho biết ngân hàng này đang hoạt động bình thường và việc ngắt kết nối với SWIFT không làm thay đổi tình hình hiện tại với các khoản thanh toán quốc tế. Trong khi đó, Rosselkhozbank cũng nhấn mạnh rằng hệ thống ngân hàng của Nga đã có mọi điều kiện cần thiết để đảm bảo hoạt động giao dịch không bị gián đoạn.
Nga có hệ thống tài chính riêng do Ngân hàng Trung ương nước này tạo ra để đối phó với rủi ro khi các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với SWIFT - hệ thống giao dịch quốc tế có sự tham gia của hơn 11.000 thể chế tài chính ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Ngày 3/6 vừa qua, EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga, trong đó có giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ Nga và loại thêm một số ngân hàng nước này ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Gói trừng phạt mới nhất này bao gồm lệnh cấm "mua, nhập khẩu hoặc chuyển dầu thô và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga vào EU", với thời hạn áp dụng "từ 6 tháng đối với dầu thô cho tới 8 tháng đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác".
Bên cạnh đó, EU cũng thông báo đình chỉ hoạt động phát sóng của 3 kênh truyền hình của Nga tại EU gồm Rossiya RTR/ RTR Planeta, Rossiya 24/Russia 24 và TV Center International, đồng thời lưu ý rằng các biện pháp này "không ngăn cấm những kênh truyền thông này thực hiện các hoạt động ngoài phát sóng tại EU, như nghiên cứu hay phỏng vấn".
Trước đó, đầu tháng 3, EU đã loại các ngân hàng VTB, Rossiya và Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Sovcombank và tập đoàn nhà nước VEB khỏi SWIFT.
Mỹ thừa nhận doanh thu năng lượng của Nga tăng sau các lệnh trừng phạt Cố vấn cấp cao của Mỹ về an ninh năng lượng toàn cầu cho biết Moskva đang thu lợi lớn từ bán nhiên liệu hoá thạch so với trước khi tấn công Ukraine. Mỹ thừa nhận doanh thu năng lượng của Nga tăng sau các lệnh trừng phạt. Ảnh: CFR Đài RT cho biết, Cố vấn cấp cao Mỹ về An ninh Năng...