Anh trục xuất ba ‘điệp viên Trung Quốc’
Giới chức Anh trục xuất ba người bị cáo buộc là “điệp viên Trung Quốc”, đóng giả làm phóng viên tác nghiệp tại nước này trong năm 2020.
Một nguồn tin chính phủ Anh ngày 4/2 cho biết ba người bị trục xuất là “sĩ quan tình báo” thuộc Bộ Công an Trung Quốc. “Danh tính thực sự của họ bị Cơ quan An ninh Anh (MI5) phanh phui”, nguồn tin cho biết.
Ba người này thừa nhận “làm việc cho ba cơ quan truyền thông khác nhau của Trung Quốc” và tới Anh trong vòng 12 tháng qua, nguồn tin cho biết song không nêu tên những đơn vị này.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Trụ sở Cơ quan An ninh Anh (MI5) tại thủ đô London. Ảnh: Reuters .
Quan hệ Anh – Trung ngày càng trở nên căng thẳng khi London chỉ trích Bắc Kinh về các vấn đề ở đặc khu hành chính Hong Kong và khu tự trị Tân Cương. Anh cũng cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia triển khai mạng 5G tại nước này do lo ngại về an ninh.
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước này do sai phạm trong việc sở hữu giấy phép. Ofcom cho biết công ty Star China Media (SCML), chủ sở hữu giấy phép cho dịch vụ của CGTN, “không chịu trách nhiệm biên tập sản phẩm của kênh” nên “không đáp ứng yêu cầu pháp lý về việc kiểm soát dịch vụ được cấp phép”.
Quyết định cấm sóng CGTN được Ofcom ban hành sau nhiều cuộc điều tra nhắm vào kênh truyền hình Trung Quốc này. Các cuộc điều tra của London chủ yếu nhắm vào tính trung lập, không thiên vị của kênh truyền thông được coi là “cánh tay nối dài” của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).
Trung Quốc ngày 5/2 chỉ trích quyết định cấm sóng kênh CGTN của giới chức Anh, cho biết kênh này “tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Anh” và đưa tin “khách quan, công bằng, đúng sự thật và chính xác”. Trung Quốc kêu gọi Anh dừng việc cấm sóng CGTN và c ảnh báo “thực hiện các biện pháp cần thiết” để bảo vệ truyền thông nước này.
Hong Kong dừng hiệp ước dẫn độ với Pháp, Đức
Chính quyền Hong Kong dừng hiệp ước dẫn độ với Pháp và Đức sau khi hai nước này có động thái tương tự để phản đối luật an ninh.
"Hai quốc gia này đã chính trị hóa hợp tác tư pháp, do đó làm tổn hại đến cơ sở hợp tác tư pháp giữa Hong Kong với Đức và Pháp", chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong hôm nay ra tuyên bố cho biết.
Quyết định được đưa ra gần hai tuần sau khi Đức hôm 31/7 thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, trong khi Pháp hôm 3/8 quyết định hoãn phê chuẩn thỏa thuận dẫn độ ký với đặc khu hành chính này.
Trước đó, các nước trong liên minh tình báo Ngũ Nhãn gồm Mỹ, Canada, Australia, Anh và New Zealand cũng đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong để phản đối luật an ninh mà Trung Quốc đại lục ban hành cho thành phố.
Khu phức hợp Hội đồng Lập pháp và văn phòng chính quyền Hong Kong. Ảnh: Bloomberg.
Trung Quốc đã chấm dứt hiệp ước dẫn độ giữa Hong Kong với Canada, Australia, Anh và New Zealand để đáp trả, tuyên bố các nước này "chính trị hóa hợp tác tư pháp với Hong Kong" và "làm tổn hại nghiêm trọng nền móng hợp tác tư pháp".
Luật an ninh Hong Kong được ban hành cuối tháng 6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều các nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Đòn đầu tiên của Mỹ khi TQ thông qua luật an ninh Hong Kong Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc sáng ngày 30.6 chính thức thông qua luật an ninh cho Hong Kong, trong khi Mỹ cũng đã có những động thái thay đổi quy chế đặc biệt với đặc khu hành chính này. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Theo CNN, 162 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc (NPC) nhất trí...