Anh triển khai tàu ngầm tới Bắc Cực
Hải quân của Hoàng gia Anh đang chuẩn bị điều tàu ngầm tới Bắc Cực. Đây sẽ là lần đầu tiên Hải quân nước này có động thái tương tự trong vòng gần 10 năm qua. Đó là thông tin vừa được truyền thông địa phương đưa ra hôm qua (10/4).
Theo đó, lực lượng lính hải quân Anh sẽ tiến hành tập huấn khả năng di chuyển dưới băng và phá lớp băng phủ trên một chiếc tàu ngầm của Mỹ trước khi triển khai tàu ngầm của mình tới Bắc Cực.
Theo Chuẩn Đô đốc John Weale, loại tàu ngầm được Anh triển khai lần này tới Bắc Cực sẽ là tàu ngầm lớp Trafalgar.
“Chúng tôi sẽ vận dụng kinh nghiệm của đợt thực tập này để chuẩn bị triển khai một trong những tàu ngầm loại Trafalgar của chúng tôi đảm nhận nhiệm vụ dưới băng, trước khi áp dụng những kỹ năng này trong công tác của toàn hạm đội”, Chuẩn Đô đốc Anh John Weale tuyên bố.
Hải quân Anh đã ngừng các những chuyến tàu tuần tra ở Bắc Cực từ năm 2007 sau khi xảy ra vụ nổ tại trong tàu ngầm HMS Tireless lớp Trafalgar làm hai binh sĩ tử vong.
Video đang HOT
Đan Khanh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ chặn Nga phình to ở Bắc Cực
Theo Sputniknews ngày 30/3, Mỹ vừa công khai kế hoạch triển khai hệ thống radar mới tại thành phố Vardo ở Na Uy - nơi rất gần với biên giới Nga. Việc xây dựng trạm radar mới công suất cao này sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Việc đặt trạm radar ở Na Uy là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga, cũng như giám sát hoạt động của Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga.
Theo kế hoạch, đến năm 2017, Mỹ sẽ chi 21,4 triệu USD cho việc sửa chữa và xây dựng lại hai nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Keblvike ở Iceland đã bị đóng cửa năm 2006. Các căn cứ này dự kiến được sử dụng cho các nhiệm vụ thông thường là săn tàu ngầm Nga.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng sẽ triển khai luân phiên thêm một lữ đoàn thiết giáp chiến đấu tới châu Âu như một phần trong nỗ lực đối phó với cái mà Mỹ gọi là hành vi gây hấn của Nga ở châu lục này.
Binh sĩ Mỹ tập trận tại Bắc Cực.
Reuters dẫn thông báo từ Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ cho biết, lữ đoàn thiết giáp này dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 2/2017, sẽ phối hợp tiến hành các cuộc tập trận chung với Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Bulgaria và Hungary.
Trước khi công khai những kế hoạch này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, Mỹ quyết định nâng cấp hệ thống radar 50 năm tuổi ở Bắc Cực nhằm ngăn chặn tên lửa Nga hiệu quả hơn.
Theo ông Carter, radar ở căn cứ quân sự Thule của Mỹ ở đảo Greenland, đã được triển khai từ những năm 1950 và cần phải được hiện đại hoá nếu muốn trở thành một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả.
Bộ trưởng Carter giải thích cho tuyên bố của mình: "Nga có các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân tầm xa. Chúng ta cần phải nâng cấp radar để giúp các hệ thống phòng không có thể đánh chặn được hiệu quả các tên lửa tấn công.
Bắc Cực là một trong những nơi các tên lửa đạn đạo sẽ bay qua nếu muốn tới lãnh thổ Mỹ. Do đó, việc cần làm lúc này là nâng cấp cho radar tại đây nhanh nhạy hơn".
Ngay từ tháng 1/2007, Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh No 66 về an ninh quốc gia Mỹ. Trong sắc lệnh này có đoạn: "Mỹ có các lợi ích rộng rãi, cơ bản tại khu vực Vùng cực và Mỹ sẵn sàng hành động độc lập hoặc phối hợp với các quốc gia khác để đảm bảo an toàn cho các lợi ích đó.
Một nhóm trong số các lợi ích đó là: triển khai hệ thống lá chắn tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm; triển khai các hệ thống trên biển và trên không phục vụ vận chuyển chiến lược trên biển, kiềm chế chiến lược; tăng cường sự hiện diện trên các biển và tiến hành các chiến dịch đảm bảo an ninh biển cũng như đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực lãnh thổ này".
Sắc lệnh này cũng quy định rõ nhiệm vụ: "Đảm bảo tính cơ động toàn cầu cho các tàu và máy bay kể cả dân sự và quân sự Mỹ trên toàn bộ khu vực Vùng cực..., cũng như đảm bảo khả năng cơ động toàn cầu cho lực lượng vũ trang Mỹ trên toàn thế giới. Điều đó sẽ đảm bảo các quyền chủ quyền của Mỹ đối với một loạt khu vực duyên hải rộng lớn cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ở đó".
Đó là các văn bản. Còn thực lực thì hiện nay, chỉ riêng tại Alaska, Mỹ đã có 3 căn cứ lục quân và 3 căn cứ không quân, một số các căn cứ bảo vệ duyên hải với tổng quân số lên đến 24.000 người.
Ngọc Hòa (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Biển Đông: Indonesia khiến Trung Quốc choáng váng Indonesia vừa có một quyết định liên quan đến Biển Đông khiến Trung Quốc không khỏi choáng váng và lo ngại. Theo đó, Indonesia đã quyết định triển khai tên lửa ở khu vực biển chiến lược đang nóng bỏng bởi các cuộc tranh chấp này. Indonesia đã sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông? Trong một dấu hiệu mới...