“Anh Trần Đại Quang mãi là người học trò mà tôi quý mến”
Dù năm nay đã hơn 80 tuổi, nhưng khi nói về người học trò cũ của mình – Chủ tịch nước Trần Đại Quang, thầy Lê Kim Toàn lại tỏ ra rất minh mẫn.
Đầu giờ trưa 21.9, khi nghe tin các con gọi điện thoại về báo Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, thầy Lê Kim Toàn – giáo viên chủ nhiệm cấp 3 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang – cảm thấy rất hụt hẫng và sốc. Vừa nhìn vào tấm ảnh chụp lưu niệm với người học trò của mình năm 2017, thầy giáo già vừa nghẹn ngào.
“Mới giữa tháng 5 vừa rồi anh ấy về thăm, thầy trò chúng tôi còn chụp ảnh lưu niệm, chuyện trò vui vẻ lắm. Anh Quang còn hứa là 20.11 tới sẽ về thăm tôi, mà giờ đã đi xa rồi”, thầy Toàn xót xa.
Thầy Lê Kim Toàn cùng vợ ôn lại kỷ niệm về những lần gặp gỡ, chụp ảnh lưu niệm với người học trò của mình.
Chia sẻ kỷ niệm về người học trò cưng của mình, thầy giáo già bảo: “Lúc đầu, trò Quang học ở trường Giáp bắc Ân Hòa. Khi đó trường toàn là nhà bằng tre, lợp bằng rạ, xung quanh tường đắp đất dày hàng mét, mỗi lớp có một nhà riêng. Đến năm 1968, nhà trường chuyển xuống đường ngang Ân Hòa. Anh Quang học ở đó đến năm 1971 thì ra trường”.
Video đang HOT
“Cùng lứa với anh Quang, ở trường này hàm đại tá, thiếu tướng có rất nhiều. Ai sau này cũng trở lại trường thăm thầy nên tôi biết nhiều lắm. Nhưng liệt sĩ cũng nhiều, có khi đến 50% là liệt sĩ, bởi năm 1971 khi vừa ra trường, nhiều anh đi bộ đội đến tận năm 1975 khi đất nước giải phóng hoàn toàn. Đó là 4 năm chiến tranh dữ dội ác liệt nhất nên có nhiều người hy sinh, trong đó có không ít trò của trường”, thầy Toàn nhớ lại.
“Các tấm ảnh chụp chung với anh Quang đều được tôi gìn giữ rất cẩn thận, vừa là để làm kỷ niệm và vừa là để dạy các con, cháu noi gương, học tập học trò của tôi trở thành người tài, giúp ích cho đất nước”, thầy giáo già chia sẻ.
Gần 50 năm các trò ra trường, mỗi người một nơi, nhưng thầy Toàn vẫn dõi theo bước trưởng thành của các học trò mình. “Hằng ngày tôi vẫn thường xem tivi, đọc báo để tìm thông tin về các học trò, trong đó người mà tôi đặc biệt chú ý là anh Quang. Dù anh ấy đã đi xa rồi nhưng với tôi, anh ấy mãi là người học trò mà tôi quý mến”, thầy Toàn nói.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào lúc 10h05 sáng 21.9 tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, Hà Nội sau một thời gian mắc bệnh hiểm nghèo. Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh năm 1956, quê ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Theo Danviet
Nỗi đau buồn của người dân quê hương Chủ tịch nước
Sau khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, bà con quê hương Ninh Bình đều tỏ ra buồn thương vô cùng, ai cũng cảm thấy đột ngột, hụt hẫng...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào lúc 10h05 sáng nay.
Mất mát quá lớn
Ông Ngát cho hay: Từ đầu năm 2016 khi ông Trần Đại Quang nhậm chức Chủ tịch nước, ông Ngát và bà con quê hương Ninh Bình ai cũng thấy vui mừng và tự hào, mọi người đều cầu chúc cho người con ưu tú của quê hương luôn mạnh khỏe để giúp dân, giúp nước phát triển. "Nào ngờ bác ra đi nhanh quá, mất mát này đối với chúng tôi là quá lớn", ông Ngát buồn bã.Đang tất bật thu hoạch lúa trên cánh đồng, khi người nhà ra báo tin buồn Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, ông Tạ Văn Ngát (ở Yên Mô, Ninh Bình) vô cùng bất ngờ. "Mới hôm trước còn thấy bác trên truyền hình, thấy người còn khỏe mạnh, mà nay đã đi rồi. Chúng tôi cảm thấy đau buồn vô cùng", ông Ngát nói.
Đang thu hoạch lúa ở ruộng của gia đình, nghe con gái ra báo Chủ tịch nước đã mất, bà Mai Thị Hảo (73 tuổi, ở xã Yên Lâm, huyện Yên Mô) không tin, còn mắng con nói gở, nhưng đến khi mọi người cho đọc báo mạng mới giật mình, khóc nức nở. "Đau xót quá, nghe tin mà người tôi như rụng rời, chả muốn làm gì nữa", bà Hảo chia sẻ.
Bà Mai Thị Hảo (ở Yên Mô, Ninh Bình) rất đau buồn khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Ảnh: Hải Đăng
"Cả đời tôi lần đầu được chứng kiến một người con ưu tú quê hương Ninh Bình lên làm Chủ tịch nước, mà nào ngờ bác ấy lại ra đi nhanh quá. Dù bác đã mất, nhưng tôi và bà con quê nhà vẫn tin đó chỉ là sự mất mát về thể xác, còn tâm hồn, tài, đức của Chủ tịch nước sẽ còn mãi với dân tộc, với người dân Ninh Bình nói riêng và người dân cả nước nói chung", bà Hảo nói.
Nguời học trò ưu tú
Từng là thầy chủ nhiệm cấp 3 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, khi nghe tin người học trò của mình từ trần, thầy Lê Kim Toàn (80 tuổi, ở xóm 10, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) vô cùng đau buồn.
Thầy Lê Kim Toàn (80 tuổi, ở xóm 10, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) bên một ảnh chụp chung với học trò nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đại Quang về thăm trường cũ vào năm 2017. Ảnh: Hải Đăng
Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng khi nhắc về trò Quang, thầy Toàn tỏ ra rất minh mẫn. "Những năm học cấp 3, anh Quang đã rất chăm học, ngoan, thường hay giúp đỡ các bạn cùng lớp. Trong các giờ thầy, cô dạy, kiểm tra bài, anh Quang rất năng nổ xung phong lên bảng trả bài. Các kiến thức trò Quang hiểu rất sâu nên các bài kiểm tra đều được điểm cao", thầy Toàn nhớ lại."Mới giữa tháng 5.2018 anh ấy về thăm, thầy trò bắt tay, trò chuyện vui vẻ lắm. Trò Quang còn hứa là 20.11 tới sẽ về thăm tôi mà giờ đã mất rồi, đau xót quá", thầy Toàn nhớ lại.
"Trò Quang học rất giỏi và rất ngoan nên được các thầy, cô, bạn bè rất quý mến. Dù sau này học tập xa nhà rồi trưởng thành, giữ nhiều chức vụ quan trọng của đất nước, nhưng anh ấy vẫn rất gần gũi, giản dị, các ngày lễ, Tết còn về thăm sức khỏe, tặng quà cho các thầy, cô cũ", thầy Toàn nhớ lại.
Theo Danviet
Báo chí quốc tế viết về tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời Các hãng tin nước ngoài nhấn mạnh vai trò của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 6.9.2017. Ảnh: Reuters. Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần ở tuổi 62 vào sáng nay tại...