Anh trai Kim Jong-un sẽ giúp xử lý căng thẳng Triều Tiên?
Người anh trai chưa từng phát biểu trước công chúng của ông Kim Jong-un được cho là nhân tố quan trọng giúp giải quyết căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.
Jong-chul khi còn nhỏ, ảnh chụp năm 1990.
Kim Jong-chul, 35 tuổi, là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Bố của ông là cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha đẻ của lãnh đạo tối cao đương nhiệm Kim Jong-un.
Tờ Daily Star cho biết, trong con mắt của Trung Quốc, ông Kim Jong-chul là một người “có tính cách mềm mỏng”. Trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều người cho rằng Kim Jong-chul là một lựa chọn hay để giải quyết vấn đề hiện nay.
Video đang HOT
Anh trai Kim Jong-chul.
Kim Jong-chul là một người nhiệt huyết, cởi mở, thường tới nghe các buổi nhạc rock. Ông không nóng tính như người em Kim Jong-un của mình. Tờ Daily Mail cho biết khi 15 tuổi, ông Kim Jong-un từng mắng xối xả bạn gái vì cô yêu cầu ông bỏ thuốc lá.
Kim Jong-chul chưa bao giờ phát biểu trước công chúng, theo chuyên gia về Triều Tiên Leonid Petrov. Điều này khiến Jong-chul được an toàn.
Ông Kim Jong-un khi còn nhỏ.
Mặc dù lớn tuổi hơn người em Kim Jong-un nhưng cha ông không chọn Jong-chul vào vị trí lãnh đạo năm 2012. Thay vào đó, ông Jong-il chọn Jong-un với tính cách nóng nảy hơn nhiều. Theo chuyên gia Petrov, Jong-chul không đủ mạnh mẽ và có tin đồn cho rằng người này phải uống thuốc để tăng hormone nam tính testosterone trong cơ thể.
Chính nhờ tính cách mềm mỏng này mà các chuyên gia phương Tây nhận định, ông Kim Jong-chul có thể là chìa khóa giúp giải quyết vấn đề hiện nay ở bán đảo Triều Tiên.
Theo Danviet
Donald Trump và Tập Cận Bình cùng lên án Triều Tiên
Trong một buổi tối, ông Trump nói chuyện điện thoại với 3 lãnh đạo các quốc gia về một chủ đề duy nhất: Triều Tiên.
Ông Trump gặp ông Tập ở Mỹ hồi tháng 4 vừa qua.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm tối ngày 6.9. Trong cuộc nói chuyện này, hai nhà lãnh đạo đều lên án hành động thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên và cam kết hợp tác hơn nữa để xóa bỏ nguy cơ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Lãnh đạo hai cường quốc nói rằng hành động thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên hôm 3.9 là "gây hấn và làm bất ổn khu vực", theo thông báo của Nhà Trắng. Con đường hiện nay của Bình Nhưỡng "gây nguy hiểm cho thế giới".
Ông Tập khẳng định vẫn kiên trì quan điểm giải quyết mọi việc bằng biện pháp đối thoại, theo Tân Hoa Xã. Ông Trump nói rằng Trung Quốc có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết căng thẳng hiện nay ở bán đảo Triều Tiên.
Cũng trong tối ngày 6.9, ông Trump đã nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Thủ tướng Anh Theresa May. Chủ đề hai cuộc nói chuyện này vẫn xoay quanh Bình Nhưỡng và chương trình tên lửa gây tranh cãi.
Ông Trump nhắc lại tuyên bố rằng bây giờ không phải lúc đàm phán với Bình Nhưỡng và khẳng định "mọi phương án đều được cân nhắc". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã tái khẳng định với người đồng cấp Hàn Quốc rằng Mỹ sẽ đáp trả Triều Tiên bằng các biện pháp quân sự "mạnh mẽ, hiệu quả và choáng ngợp".
Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Triều Tiên vẫn tập trung phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân. Một số tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên được cho là đang được chuyển tới bờ biển phía Tây nước này, theo Daily Mail.
Theo Danviet
Bộ trưởng QP Mỹ: Có nhiều phương án nếu hủy diệt Triều Tiên Một chuyên gia phân tích quân sự lo ngại lưới lửa phòng không của Mỹ không mạnh như đồn thổi. Mỹ có nhiều biện pháp để hủy diệt Triều Tiên? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cảnh báo rằng bất kì một sự tấn công nào nhằm vào Mỹ hay đồng minh sẽ phải chịu "đòn đáp trả quân sự cực mạnh"....