Anh trai Khánh Thi gây sửng sốt với khả năng nghe nhạc đoán giới tính
Chỉ qua tiếng đàn violin, Xuân Huy – anh trai của Khánh Thi – có thể biết được người chơi là nam hay nữ.
Tập cuối của vòng 1 “Siêu trí tuệ Việt Nam” có sự tham gia của một nhân vật đặc biệt, là nghệ sĩ violin Nguyễn Xuân Huy. Bên cạnh chơi đàn, anh Xuân Huy còn là một nghệ nhân làm đàn violin. Anh được trao huy chương và bằng chứng nhận kỷ lục là người chế tác và biểu diễn đàn violin bằng sứ đầu tiên tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghệ sĩ Xuân Huy còn là anh trai ruột của kiện tướng dance sport Khánh Thi. Cô cùng chồng Phan Hiển và con trai đầu, cu Bin, ngồi ở hàng ghế khán giả với mẹ và chị dâu cổ vũ cho anh trai.
Khánh Thi chia sẻ, rất bất ngờ khi thấy anh trai vào TP.HCM tham gia “Siêu trí tuệ Việt Nam”. Theo bà xã Phan Hiển, đây là lần đầu tiên cô được nghe anh trai chia sẻ về cách làm đàn sứ vì hai anh em luôn phản đối công việc của nhau. “Bởi vì người này phải chứng minh cho người kia thấy rằng là mình đúng”, Khánh Thi giải thích.
Đến với chương trình, người chơi Xuân Huy khiêu chiến với thử thách “Thình giác cảm âm”. Phần thi có tổng cộng ba vòng, gồm: nghe tiếng đàn violin phân biệt giới tính người chơi, chỉnh dây đàn về đúng tần số chuẩn mà không có công cụ hỗ trợ nào, tìm ra vị trí của một trong 10 nghệ sĩ violin chơi cùng một bài nhạc bằng cách nghe và phân biệt tiếng đàn.
Vòng đầu tiên của thử thách khiến hầu hết ban giám khảo và MC đều chung biểu cảm ngạc nhiên. “Chưa có công trình khoa học nào trên thế giới nào công bố về việc nghe âm thanh có thể đoán ra giới tính của người chơi đàn. Điều này khá ấn tượng với tôi”, giám khảo khoa học, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Thành Nam cho biết.
Video đang HOT
MC Trấn Thành cho rằng thử thách này không khả thi. Anh đặt ra giả thiết cho người chơi đàn là nam đồng tính, tâm hồn thiên về phái nữ, liệu có ảnh hưởng đến phần thi không. Nghệ sĩ Xuân Huy trả lời: “Có một điều tôi chắc chắn, những người chơi đàn violin ở giới tính thứ ba thì tôi khẳng định rằng phải đến 99,99% giữ nguyên giới tính, còn cái phẩy còn lại mới là giới tính thứ ba”.
Để đảm bảo tính khách quan, chương trình mời đến một người có tiếng trong giới nghệ sĩ violin – anh Huy Đạt, nhằm đánh giá về phần thi của anh Xuân Huy. Theo vị khách mời, hai người khác giới tính chơi một đoạn giai điệu ngắn thì rất khó để phân biệt được họ là nam hay nữ. Nghệ sĩ Huy Đạt nhận định, mức độ khó tăng dần theo các vòng và khó nhất là vòng thứ ba. Anh nhấn mạnh, trên thế giới chưa ai nghe một lúc 10 người chưa từng làm việc cùng đàn để tìm ra người được chọn.
Chấm điểm độ khó, nhạc sĩ Lê Minh Sơn cho điểm 4 trong khi nhà báo Lại Văn Sâm và ca sĩ Tóc Tiên để điểm tối đa 5. Lê Minh Sơn cho rằng, đối với người yêu và gắn bó lâu năm với âm nhạc, hai thử thách đầu không quá khó. Anh chờ đợi nhiều ở thử thách thứ ba. Trong khi đó, Lại Văn Sâm không rành về âm nhạc, nên nghe theo phân tích của hai giám khảo còn lại, và cộng thêm một điểm ngưỡng mộ. Tóc Tiên không dám đánh giá nhiều về thử thách, mà xem phần thi với tư cách một đàn em chiêm ngưỡng tài năng của tiền bối.
Bước vào vòng một, nghệ sĩ Xuân Huy bịt mắt nghe hai nghệ sĩ đứng sau màn che chơi violin. Điều thú vị, qua màn che, người nhìn khó phân biệt đâu là nam và nữ vì hai người đều để tóc ngắn, mặc âu phục. Ngay khi tiếng nhạc của người thứ hai kết thúc, người khiêu chiến đã đoán được giới tính của hai người. Anh phân tích, tiếng đàn của người đầu tiên sáng hơn một chút, mềm mại, có độ nuột mà chỉ nữ mới có. Trong khi đó, tiếng nhạc của người sau thẳng thừng, bộc tuệch hơn. Anh khẳng định, người đầu là nữ và người sau là nam. Dĩ nhiên, đây là đáp án đúng.
Sang vòng hai, khách mời Huy Đạt chỉnh một cây đàn đúng tần số chuẩn 440 Hz. Cây đàn còn lại, khách mời chỉnh sai để thử thách người khiêu chiến. Nghệ sĩ Xuân Huy chỉ dùng tay và tai nghe để chỉnh về đúng tần số chuẩn, tỷ lệ sai số chỉ nằm trong khoảng 1%. Trong lúc mọi người khá lo lắng, người chơi rất điềm tĩnh chỉnh dây. Chỉ trong một thời gian ngắn, anh hoàn thành phần thi. Khi khách mời Huy Đạt kéo đàn kiểm tra, kim của máy đo tần số về đúng tần số 440 Hz. Như vậy, thử thách thành công. “Âm sắc ấy đã nằm trong đầu tôi từ lâu rồi. Cho dù nó có lên hay xuống một chút, nếu nó không vào tần số chuẩn thì tôi sẽ cảm thấy bức bối trong người”, anh Xuân Huy tự tin nói.
Ở phần thi cuối cùng, 10 nghệ sĩ violin lần lượt chơi cùng bài nhạc “ Riêng một góc trời” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Sau đó, Tóc Tiên được trao quyền chọn ra một nghệ sĩ bất kỳ. Người này đàn lại một lần nữa để anh Xuân Huy nghe và xác định vị trí. Điểm khó ở phần thi này là một người ở hai lần đánh đàn mang trạng thái khác nhau, dẫn đến tiếng đàn cũng khác nhau, gây nhiễu cho người khiêu chiến. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các ghi chép, Xuân Huy xác định, người được chọn là nam và ở vị trí số 7. Lập tức tiếng “Woa” và vỗ tay ngập tràn trường quay. Mọi người đều sửng sốt trước khả năng phi thường của nghệ sĩ Xuân Huy. “Nó quá ghê gớm, nó vượt ra khỏi mọi sự hình dung, tưởng tượng của mọi người. Một nghệ sĩ rất cá tính”, Lại Văn Sâm kinh ngạc nhận xét.
Ấn tượng trước phần thể hiện của nghệ sĩ Xuân Huy, giám khảo khoa học Thành Nam chấm điểm 7. Nhân với 14 điểm từ ba giám khảo trước, anh trai Khánh Thi có 98 điểm, chính thức trở thành một thành viên của Biệt đội siêu trí tuệ Việt Nam. “Anh trình diễn cả ba thử thách đều liên quan đến năng lực xử lý thông tin âm thanh, độ nhạy phân biệt về mặt thính giác… Với tiêu chí của “Siêu trí tuệ Việt Nam”, tôi kỳ vọng có thêm sự đa nhiệm nhiều hơn”, giám khảo Thành Nam nói.
TU OANH
Theo Tienphong.vn
Nguyễn Vĩnh Tiến lần đầu tiên tổ chức liveshow với giấc mơ "Tiền Duyên"
Sau 15 năm gắn bó với nghệ thuật, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến đã quyết định "chơi lớn" với liveshow đầu tiên trong sự nghiệp với tên gọi "Tiền Duyên". Liveshow sẽ diễn ra vào ngày 2/11 tới đây tại Nhà hát Lớn Hà Nội với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng.
Sau các đêm nhạc đã tổ chức ở Pháp và Ba Lan (năm 2012, 2013) để phục vụ bà con Việt kiều xa quê hương muốn nghe âm nhạc dân gian đương đại Việt Nam, đây là lần đầu tiên nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến thực hiện liveshow âm nhạc lớn tại Việt Nam với tên gọi " Tiền Duyên".
Nguyễn Vĩnh Tiến được coi là một "tay chơi ngang" đi lạc vào khu vườn âm nhạc bởi anh vốn là một kiến trúc sư. Chỉ hơn một thập kỷ, Nguyễn Vĩnh Tiến đã có một vốn liếng mà không phải ai cũng có thể đạt được: đó là hơn 300 ca khúc... Ảnh: BTC
Như vậy, gần 15 năm kể từ khi ca khúc " Bà tôi" ra đời và làm nên một " cơn địa chấn" trong làng âm nhạc, Vĩnh Tiến mới chính thức thực hiện liveshow đầu tiên của mình với quy mô lớn với những tuyệt phẩm sẽ được thể hiện bởi các ca sĩ nổi tiếng như Thanh Lam, Mỹ Linh, Ngọc Khuê, Đinh Hiền Anh, Khánh Linh, Thuỳ Chi, Đinh Mạnh Ninh, Thái Thuỳ Linh... Mỗi người là một mảng màu trong bức tranh âm nhạc khá đồ sộ của Nguyễn Vĩnh Tiến.
Liveshow " Tiền Duyên" do chính anh đảm nhận vai trò biên tập và giám đốc âm nhạc dưới sự cố vấn của nhạc sĩ Lê Minh Sơn. Chương trình sẽ diễn ra trong khoảng thời gian hơn 2h với khoảng 24 ca khúc được biểu diễn và chia thành 4 giai đoạn theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến khi trưởng thành của nhạc sĩ. Ngoài các tác phẩm đã đi cùng năm tháng với Nguyễn Vĩnh Tiến, trong show lần này còn hứa hẹn hai tuyệt phẩm trong nhạc kịch " Thân phận nàng Kiều" được Nguyễn Vĩnh Tiến sáng tác cùng Trần Đức Minh vừa đoạt huy chương vàng tại " Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm 2019". Hai ca khúc đó là " Kiều ca" và " Bạc mệnh oán" tức " Đạm tiên ca" sẽ thể hiện qua giọng hát của diva Thanh Lam.
Nhạc sĩ Trần Đức Minh - người hòa âm phối khí cho liveshow cho rằng: anh cùng nhạc sĩ Phan Cường quyết định tạm " quy hoạch" lại cuộc đời âm nhạc của Nguyễn Vĩnh Tiến trong liveshow lần này thành 4 giai đoạn: giai đoạn 1 - thơ trung du (gắn liền với cây cọ, đồi chè... ở miền quê Phú Thọ của Nguyễn Vĩnh Tiến); giai đoạn 2 - trầm cảm đô thị (khi Nguyễn Vĩnh Tiến lớn lên, ra thành phố học, tiếp xúc với những điều đẹp đẽ và cả những tiêu cực ở cuộc sống chốn đô thị); giai đoạn 3 - yêu vô cơ (trầm cảm triền miên nên dồn hết tình yêu vào cây cỏ, hoa lá, thậm chí là cả vật vốn được xem là vô tri vô giác như cốc nước); giai đoạn 4 - lạc tiền duyên (đang tìm hướng đi tiếp theo trong tương lai cho cuộc đời mình).
Liveshow đầu tiên của Nguyễn Vĩnh Tiến với những tuyệt phẩm sẽ được thể hiện bởi các ca sĩ nổi tiếng. Mỗi người là một mảng màu trong bức tranh âm nhạc khá đồ sộ của anh. Ảnh: BTC
Cũng theo nhạc sĩ Trần Đức Minh, để thể hiện được hết lời ca và âm nhạc trong sáng tác của Nguyễn Vĩnh Tiến, liveshow sẽ huy động dàn nhạc tương đối "khủng" gồm 12 người gồm: violin, viola, cello, tranh, sáo, nhị, nhóm bè hỗ trợ...
Điều thú vị ở ở liveshow lần này của Nguyễn Vĩnh Tiến, người bạn thân của anh - nhạc sĩ Lê Minh Sơn cũng đứng sau tư và hỗ trợ. " Có thể không làm gì cho đêm nhạc của Nguyễn Vĩnh Tiến cả nhưng Nguyễn Vĩnh Tiến nhìn thấy tôi, chúng tôi nhìn thấy nhau là cảm thấy yên tâm hơn" - nhạc sĩ Lê Minh Sơn chia sẻ về cảm xúc tình bạn giữa hai người.
Trước khi đến với âm nhạc, Nguyễn Vĩnh Tiến được biết đến là một nhà thơ, viết truyện ngắn, tiểu thuyết và nhận được nhiều giải thưởng. Từ đầu những thập niên 90 của thế kỷ trước, Nguyễn Vĩnh Tiến đã là trưởng nhóm thơ " Hoa lạ", toàn những nhân vật đình đám như: Đỗ Hoàng Diệu, Phạm Tường Vân, Lưu Sơn Minh, Vũ Duy Hưng, Lã Thanh Tùng...
Với chất văn học có sẵn nên khi viết ca khúc, anh có nhiều lợi thế. Ca từ tinh tế, chắt lọc, giàu hình ảnh nên dễ dàng chạm vào cảm xúc của khán giả. Nguyễn Vĩnh Tiến được coi là một " tay chơi ngang" đi lạc vào khu vườn âm nhạc bởi anh vốn là một kiến trúc sư. Chỉ hơn một thập kỷ, Nguyễn Vĩnh Tiến đã có một vốn liếng mà không phải ai cũng có thể đạt được: đó là hơn 300 ca khúc, trong có những sáng tác đã được các Diva và các ngôi sao ca nhạc Việt Nam chọn thể hiện...
Nguyễn Vĩnh Tiến được nhắc tới như một trong 3 trụ cột của dòng nhạc dân gian đương đại cùng với Lê Minh Sơn và Giáng Son. Năm 2005, anh là người đầu tiên nhận giải thưởng " Bài hát dân gian đương đại nổi bật" với nhạc phẩm " Giọt sương bay lên" trong chương trình " Bài hát Việt" của VTV3. Cũng trong năm đó anh nổi danh với bà " Bà tôi", trở thành hiện tượng của làng nhạc phía Bắc. Cho đến bây giờ nói đến ca sĩ Ngọc Khuê là khán giả nói đến " Bà tôi", và nói đến Ngọc Khuê là nói đến nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến.
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn, ca sĩ Ngọc Khuê sẽ là người hỗ trợ đắc lực cho liveshow của Nguyễn Vĩnh Tiến. Ảnh: BTC
Nguyễn Vĩnh Tiến bày tỏ, với liveshow " Tiền Duyên", anh muốn giới thiệu những tác phẩm âm nhạc của mình một cách có hệ thống. " Tôi không muốn hình ảnh cuộc đời mình có quá nhiều mảng miếng. Người ta vẫn nói đùa, anh đa tài quá thì anh thành quả mít, cái gai nào cũng nhọn", anh nói. Nguyễn Vĩnh Tiến từng tham gia rất nhiều lĩnh vực như văn học, kiến trúc, âm nhạc, hội họa... và đêm nhạc là một cách để anh " rành mạch hóa cuộc đời mình". " Tôi nghĩ mình cũng đã đủ tuổi tác, chín chắn, sự chiêm nghiệm để làm tổng kết một chặng đường âm nhạc của mình", tác giả của ca khúc " Bà tôi" chia sẻ.
Nói về tên gọi của liveshow " Tiền Duyên", nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến cho biết: " Tên của liveshow là "Tiền duyên" bắt đầu từ câu chuyện có thật của tôi. Hồi tôi 20 tuổi, trong ba ngày liên tiếp, tôi đều mơ một giấc mơ liêu trai, mộng mị là tôi có tình cảm và yêu một người còn gái đẹp và hơn mình 2 tuổi. Giấc mơ ấy lặp đi lặp lại trong nhiều ngày khiến tôi kiệt quệ và ốm nặng. Mẹ tôi vô cùng lo lắng và làm lễ cắt tiền duyên cho tôi (làm lễ để dứt mối duyên với người tình từ kiếp trước theo quan niệm dân gian). Giấc mộng liêu trai đó cứ luôn ám ảnh tôi. Vì vậy tôi đã sáng tác bài hát "Cắt tiền duyên" là ca khúc của chủ đề. Hơn nữa, với tôi, chữ "Duyên" còn mang nhiều nghĩa. Tôi lúc làm kiến trúc, lúc văn thơ, âm nhạc, lúc nghiên cứu khoa học,... và cũng vướng vào nhiều dây "Duyên". Đó là lý do tôi chọn tên liveshow đầu tiên của mình mang tên "Tiền Duyên" như vậy."
P.V
Theo congluan.vn
Ca sĩ Tuấn Ngọc thấy mình tầm thường Ca sĩ Tuấn Ngọc dí dỏm chia sẻ về cuộc đời, sự nghiệp ca hát, gia đình và cả việc có cần thẩm mỹ để kéo dài thanh xuân. Ca sĩ Tuấn Ngọc Biểu diễn trong chương trình "Đêm song ca huyền thoại", diễn ra vào ngày 19-10 tại Nhà hát Hòa Bình (TP HCM), ca sĩ Tuấn Ngọc dành cho Báo Người...