Anh trai bênh vợ, gắt gỏng vô lý với cả mẹ
Trước đây anh không như thế, nhưng kể từ khi cưới vợ xong, anh chẳng còn quan tâm đến ai ngoài vợ mình.
Trước đây anh không như thế, nhưng kể từ khi cưới vợ xong, anh chẳng còn quan tâm đến ai ngoài vợ mình. (Ảnh minh họa)
Gia đình tôi bố mẹ đều đang làm công chức nhà nước, sinh được 2 anh em. Anh trai tôi tốt nghiệp đại học và vừa lấy vợ được vài tháng, còn tôi đang là sinh viên năm thứ 2 của một trường đại học. Vợ kém anh trai 2 tuổi và khá xinh đẹp. Hai anh chị cũng yêu nhau khoảng 1 năm trước khi làm đám cưới.
Trước đây, khi chưa lấy vợ, anh trai rất yêu thương, quan tâm đến tôi và những người trong gia đình. Đi đâu anh cũng điện thoại về nhà liên tục để hỏi thăm sức khỏe của bố mẹ, em gái.
Rồi hỏi từng thành viên xem thích được tặng quà gì để mua. Tôi lúc nào cũng yêu quý và tự hào vì mình có một người anh trai rất giỏi giang lại quan tâm đến người khác. Bố mẹ tôi cũng rất tự hào về anh, thường xuyên nói tôi phải học tập anh, yêu thương và quan tâm đến tất cả các thành viên trong gia đình.
Video đang HOT
Nhưng kể từ khi anh yêu chị và cưới chị về làm vợ, anh trai tôi chẳng còn quan tâm đến ai nữa. Đi công tác xa, anh cũng chỉ nhớ mỗi chị và điện thoại về cho chị, rồi chị lại thông báo lại cho cả nhà về tình hình của anh. Cứ như tôi và bố mẹ là người xa lạ vậy.
Có hôm anh điện thoại về cho chị, tôi chạy ra nghe định nói với anh vài câu thì anh lại tắt máy, nói đang bận không nói chuyện được. Anh cũng chẳng có thời gian nói chuyện với tôi hay với bố mẹ, nhưng với chị thì lúc nào anh cũng có thời gian, thậm chí rất nhiều thời gian.
Đi công tác xa, anh cũng không còn mua quà cho tôi bà bố mẹ nữa, nhưng lại vẫn mua quà cho chị, mua rất nhiều, nào túi xách, váy áo, mỹ phẩm,… cứ như chị là người thân duy nhất của anh vậy, còn tôi và bố mẹ là người dưng, nên anh chẳng còn quan tâm nữa.
Có lần, vì bênh vợ, anh còn gắt gỏng với bố mẹ và với tôi. Mẹ tôi hôm đó khóc sưng cả mắt, còn tôi thì rất buồn vì thái độ của anh. Mà chuyện có gì to tát đâu, chỉ là mẹ bảo chị dâu không dọn dẹp nhà cửa, chị ấy cãi lại mấy câu rồi chạy lên phòng khóc, anh chạy xuống mắng mẹ là vợ anh đang mang bầu, mệt mà mẹ không để yên. Tôi thấy anh vô lý mắng mẹ nên nói vài câu thề là anh gắt gỏng lên với tôi và cả mẹ.
Tôi cảm thấy buồn lắm, tưởng có thêm chị dâu, thêm người thì gia đình sẽ vui vẻ, hạnh phúc. Nào ngờ, có thêm chị dâu, thêm sự phức tạp mà tình cảm lại bị chia sẻ nhiều. Anh cứ mải mê với vợ mà quên mất rằng bên cạnh vợ còn có bố mẹ và tôi. Những người đã ở bên anh suốt 30 năm qua, lẽ nào lại không bằng người con gái anh vừa mới quen được 2 năm trời?.
Nhiên
Tôi có nên thực hiện di nguyện cuối cùng của bố?
Bố tôi 78 tuổi. Ông mắc bệnh tim mạch đã nhiều năm. Từ đầu năm tới giờ, ông phải nhập viện 2 lần, trong đó có 1 lần nguy kịch. Gần đây, sức khỏe của bố tôi ổn định hơn nhưng ông lại suy tư, buồn phiền và nói nhiều về cái chết.
Mấy hôm trước, ông gọi tôi vào dặn dò: "Bố sống đến tuổi này, được chứng kiến con cháu trưởng thành cũng chẳng còn gì hối tiếc. Bố chỉ có một mong muốn cuối cùng là sau khi chết được các con đưa về quê chôn cất. Bố biết làm vậy sẽ vất vả các con. Nhưng các con đừng mang bố đi hỏa táng".
Nghe bố nói tôi thoáng giật mình. Sau khi trấn tĩnh tôi cười xòa nói sang chuyện khác. Nhưng bố bắt tôi phải hứa sẽ thực hiện di nguyện của ông. Để ông yên lòng, tôi đành đồng ý. Thực tâm, tôi vẫn nghĩ chưa thông.
Bố mẹ tôi sinh được 3 người con. Tôi là con út nhưng cũng là con trai duy nhất của ông bà. Tôi được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng. Rồi tôi đi làm, lấy vợ, xây nhà ở phố. Một chị của tôi không may bị bệnh đã qua đời, chị còn lại lấy chồng xa.
Ảnh minh họa
10 năm trước tôi đón bố mẹ ở quê lên sống cùng vợ chồng tôi. Nhà tôi cách quê hơn 300km nên chúng tôi rất ít về. Căn nhà ở quê bố mẹ đã đồng ý cho tôi bán.
Tôi cũng từng nghĩ đến chuyện hậu sự của bố mẹ khi về già. Tôi đã nghĩ sẽ làm như các gia đình trong khu phố, thực hiện lối sống văn minh: Hỏa táng và gửi tro cốt vào chùa.
Vậy mà bây giờ bố tôi lại muốn sau khi chết được về quê. Như vậy có nghĩa là ông muốn được chôn cất và cải táng theo phong tục ở địa phương. Đối với tôi, đây là hủ tục. Điều làm tôi lo lắng hơn là quãng đường về quê quá xa, thủ tục tang ma ở quê rườm rà, tôi lại xa quê lâu năm nên khó có thể lo lắng chu toàn. Sau này, con cháu muốn chăm sóc mộ phần cho ông cũng khó.
Tôi không dám nói những điều mình lo lắng cho bố biết vì như vậy ông sẽ buồn phiền, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của ông. Tôi có cảm giác ông rất sợ bị hỏa thiêu và mong muốn được về quê an nghỉ.
Tôi hỏi ý kiến mẹ và chị gái thì mẹ nói để tôi tự quyết còn chị gái tôi cho rằng: "Cậu đã hứa với bố thì vất vả mấy cũng phải làm. Thực hiện di nguyện của ông thì cậu mới làm tròn chữ hiếu. Nếu không, bố chết cũng không được thanh thản và cậu sẽ day dứt cả đời".
Tôi là một trong những người đi đầu vận động nếp sống văn minh và không ủng hộ duy trì hủ tục. Nhưng chuyện của bố tôi vẫn do dự dù đã tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi không biết mình nên làm thế nào sẽ tốt hơn? Tôi nên làm theo ý mình hay thực hiện di nguyện cuối cùng của bố?
Theo Phununews
Vợ cắn răng chịu nhục chạy án cho chồng nhưng vẫn bị nghi ngoại tình Giành tất cả cho chồng, đổi lại là người phụ nữ này phải chịu mọi thứ tủi nhục cũng như sự nghi ngờ của gia đình chồng. Nghịch cảnh oái oăm Bộc bạch trong nỗi xót xa sau khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đập đến nỗi phải bỏ về nhà mẹ đẻ nương náu, chị không khỏi nghẹn ngào kể về cuộc...