“Anh trai 35 ơi, anh cứ ế tiếp đi nhé, em xách dép chạy lấy người đây!”
Tóm lại là với kiểu đàn ông như chàng, đừng nói là 150 nghìn mà nàng một nghìn cũng không muốn phí của!
Ảnh minh họa
Nàng mới được cô bạn giới thiệu cho một mối 35 xuân. Anh chàng công việc ổn định, gia đình tử tế, đời sống lành mạnh. Nghe hay ho phết ấy nhỉ, quả là trai “3 tốt”!
Bạn nàng đưa số điện thoại của nàng cho chàng. Lần đầu gọi điện trò chuyện, 2 người tán rôm rả cỡ 10 phút. Chàng nói chuyện khá có duyên, đặc biệt hay than vãn về sự ế ẩm của mình. Chàng kêu la từng này tuổi vẫn chưa lấy được vợ, rồi thì đã tìm hiểu qua lại mấy người song họ toàn biến mất không sủi tăm sau mươi ngày qua lại. Chàng khát khao lập gia đình lắm rồi, chả hiểu sao không có nàng nào chịu ưng, dù chàng dễ tính chứ khó khăn, khắt khe gì cho cam. Nàng nghe mà không khỏi bật cười. Chàng hài hước, dễ thương ghê cơ.
Vì chàng đang đi công tác nên 2 người chỉ liên lạc qua điện thoại. Duy nhất lần đầu tiên chàng gọi điện thoại cho nàng, còn lại 2 người đều chát với nhau qua mạng internet, liên miên không ngừng từ trên công ty về tới nhà, vui vẻ lắm ấy. Song được 2 ngày thì nhà nàng hỏng mạng, đành treo điện thoại chờ sửa. Chẳng ngờ chàng cũng cắt luôn tiết mục “tâm sự” đêm khuya với nàng, chỉ nói chuyện lúc trên công ty, khi nàng vẫn lướt được mạng mà thôi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Mới đầu nàng chẳng hiểu gì, tối về vẫn nhắn tin điện thoại cho chàng, không thấy chàng đáp lời thì nhấn nút gọi. Chàng nói chuyện thản nhiên như không, đâu hề bận bịu gì. Để rồi khi nàng cúp máy vì sợ gây ồn tới bố mẹ thì chàng cũng chúc nàng ngủ ngon luôn, kết thúc chuyện trò. Vài hôm liền đều như vậy, nàng không nhịn được hỏi thẳng, nào ngờ chàng cũng khai thật: “Tài khoản điện thoại của anh hết tiền!”. Chàng đang công tác ở thành phố nào phải trên núi, chạy ra đầu ngõ là có bán thẻ nạp ngay thôi mà nhỉ. Nếu như không phải những lúc ban ngày trên công ty chàng vô cùng nhiệt tình tán chuyện và dí dỏm khiến nàng bật cười vui vẻ, thì có khi nàng đã cho chàng nghỉ khỏe rồi.
Cuối cùng thì chàng cũng kết thúc chuyến công tác trở về. Lập tức chàng hẹn nàng gặp mặt. Chàng bên ngoài nhìn không tệ, nàng cũng có duyên, đôi bên coi như ngầm hài lòng với ngoại hình của nhau. Hai người đi ăn lẩu, vừa nhâm nhi vừa thủ thỉ tâm sự thì còn gì bằng.
Lúc chị chủ quán bưng nồi lẩu lên, chàng cười tươi với chị ấy: “Chị cho em một bát nước chấm “còn tem” nhé, phải là “còn tem” đấy, em ghét nhất ăn phải bát nước chấm mà đã bị thằng cha nào đó chấm vào trước”. Cũng có thể coi như chàng đang đùa vui nếu như chàng không đặc biệt nhấn mạnh đến vậy, lại còn nhìn sang nàng cười một cách khó hiểu nữa chứ. Nàng khựng người lại, mà chẳng thèm nói câu nào. Chị chủ quán có vẻ nghe ra ý tứ của chàng, cũng cười: “Chú yên tâm, chị biết chứ. Vợ thì không quan trọng còn trinh nhưng nước chấm thì phải mới nguyên”.
Chàng cứng họng không nói được gì, đành cười trừ. Bữa lẩu tưởng là ngon lành lắm, lại thành vô vị. Song chàng vẫn tự nhiên như không, rôm rả chuyện trò tạo cho nàng cảm giác, có lẽ từ này chàng chỉ đang đùa cợt thôi, có chăng chưa được tinh tế lắm. Nghĩ thế, nàng lại gạt chuyện khó chịu ấy ra khỏi đầu, vui vẻ đáp lời chàng.
Ăn xong xuôi, chàng đứng dậy vào nhà vệ sinh. Đợi mãi chẳng thấy chàng ra, nàng gọi thanh toán. Vừa thanh toán xong thì chàng xuất hiện liền, và tuyệt nhiên không nói cả một câu khách sáo kiểu “sao em lại thanh toán trước”, càng đừng có chuyện đưa lại tiền cho nàng dù là một nửa. Nàng không tiếc xót tiền, càng không có ý nghĩ đàn ông phải chi trả trong các cuộc hẹn hò, nhưng chàng thờ ơ với hóa đơn như thế liệu có đáng suy nghĩ không?
Khi nàng còn đang nghĩ ngợi miên man thì chàng đã chép miệng thở dài: “Anh định dẫn em ra công viên đi dạo, nhưng hôm nay vừa xuống máy bay đã tới gặp em luôn làm anh mệt quá. Anh chẳng muốn đến mấy chỗ ồn ào đâu, mình tìm chỗ nào yên tĩnh, mát mẻ nói chuyện nha, anh có nhiều điều muốn nói với em lắm ấy”. Nàng cười cười: “Chỗ nào hả anh?”. Chàng ngay tắp lự chỉ sang tấm biển “nhà nghỉ” nhấp nháy đối diện đường: “Sang bên đó nhé”.
Nàng sầm mặt ngay tức khắc. Tới lúc này thì nàng không thể nhịn hơn được nữa. Nàng gằn giọng: “Vừa nãy hóa đơn ở quán lẩu là 300 nghìn, chúng ta chia đôi, anh trả lại em 150 nghìn!”. Chàng bất ngờ khi đột nhiên nàng lại nói chuyện đó, hơn nữa còn thẳng thừng đến vậy. Nhưng chàng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh: “Ôi, anh quên mất đấy, để anh trả cả cho chứ ai lại để em thanh toán bao giờ!”. Miệng nói nhưng ví ở trong túi quần thì không hề động đậy. Nàng tức tối chìa tay đòi nợ, lúc ấy chàng mới miễn cưỡng rút đúng 150 nghìn ra trả cho nàng.
Nàng cất tiền đi, nhếch miệng: “Được rồi, chúng ta thanh toán xong nợ nần, không còn liên quan gì đến nhau nữa. Anh giai 35 ơi, anh cứ ế tiếp đi, em xách dép chạy lấy người đây”. Dứt lời, nàng xoay người đi thẳng. Hừ, với kiểu đàn ông như chàng, đừng nói là 150 nghìn mà nàng một nghìn cũng không muốn phí của!
Theo Afamily
Anh trai 35 tuổi nhưng vẫn để ba mẹ nuôi
Ba tôi làm cả đời, nuôi 4 người con, giờ đến tuổi hưu ông vẫn phải ngày ngày tìm thêm việc để có thể nuôi con 35 tuổi.
Từ bé, anh tôi được sinh ra trong một gia đình đông anh chị em nhưng ba mẹ không để cho anh phải lo nghĩ về bất cứ thứ gì. Anh học cũng thuộc loại khá nhưng rồi thi đại học trượt hai lần, sau đó học trung cấp dược, mãi sau mới đỗ vào trường Y. Không biết vì lý do gì anh nghỉ học qua New Zealand để học quản lý khách sạn, rồi lại chán. Về nước anh học tiếp trường Y mà cũng lại chán. Anh tôi bằng mọi cách để được qua Australia, ba mẹ khi ấy cũng phải cắn răng, bán đất, làm mọi cách để có tiền cho anh ăn học. Tưởng rằng anh qua đây sẽ tập trung vào công việc học tập, anh lại bắt đầu đọc kinh Phật, rồi chọn cách sống khổ hạnh. Anh không thuê nhà mà mua một cái lều, mỗi ngày anh ra ngủ ở công viên hoặc thư viện, lâu lâu anh chạy qua nhà chị tôi để xin thêm đồ ăn. Mải đọc kinh quá, việc học của anh lại bị đứt quãng. Anh về nước với bàn tay trắng, không bằng cấp, chỉ để lại trên vai ba mẹ thêm những gánh nặng.
Bước qua tuổi 35, anh về lại Việt Nam, mặc dù đã nhiều lần nói với anh là tấm bằng bác sĩ có thể sẽ giúp anh có được một công việc nhưng anh không bao giờ chịu đi làm. Anh muốn đi tu nhưng anh muốn được ở nhà tu. Điều đó đồng nghĩa với việc ngày ngày anh ăn trên những đồng lương hưu ít ỏi của ba mẹ. Ba tôi mặc dù luôn cố nhìn cuộc sống một cách tích cực, nhưng những lúc nói chuyện với ba, tôi càng thêm căm phẫn, tại sao anh lại có thể làm như vậy với chính ba mẹ của mình. Anh yêu sách, đòi đi du học tự túc, tốn cả tỉ đồng. Nay đã 35 tuổi, anh vẫn chưa có gì trong tay, ngoài việc mỗi ngày ăn những bữa cơm của ba mẹ với lòng tự trọng bằng con số không.
Nhiều lần tôi khuyên ba cho anh nhập ngũ, đi thẳng lên chùa để tu, hay gặp bác sĩ tâm lý. Ba chỉ bảo tôi là anh không bao giờ chịu hợp tác. Là một người em, ngày ngày tôi phải chứng kiến những sự việc bất công như vậy. Tôi cũng đi làm, đi học, năm nay đã 24 tuổi, mỗi lần xin ba tiền để mua sách tôi cũng thấy xấu hổ (do đi làm không đủ tiền mua), giờ học thì kín. Nghĩ đến người anh của mình, tôi vừa giận, vừa thương nhưng không biết phải làm gì cả. Ba tôi làm cả đời, nuôi 4 người con, vậy mà bước qua cái tuổi hưu ông vẫn phải ngày ngày tìm thêm việc để có thể nuôi con, đứa con mà lẽ ra giờ nó phải nuôi được cả gia đình rồi. Tôi bất lực quá, phải làm sao đây?
Theo VnExPress
7 điều GA LĂNG mà lại hoá KÉM DUYÊN khiến chàng trai ngơ ngác vì thất tình ngay sau lần hẹn hò đầu tiên Đưa mũ bảo hiểm và bảo: "Em đội vào đi", đi uống cafe thì nhường bạn ấy menu để chọn trước,... Đó là một vài điều chàng trai này nghĩ là ga lăng nhưng lại hoá kém duyên trong mắt cô bạn mới quen. Theo các chị em, khái niệm "Ga Lăng" được định nghĩa như thế nào? Chàng trai dưới đây đã...