Anh tính cấp hộ chiếu cho người trẻ Hong Kong
Bộ trưởng Nội vụ Anh Patel nêu sáng kiến mở rộng cấp hộ chiếu hải ngoại cho người trẻ Hong Kong sau khi Trung Quốc áp luật an ninh mới.
Phát biểu trước quốc hội Anh hồi đầu tuần, Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel, người ủng hộ mạnh mẽ cấp quyền thị thực rộng hơn cho dân Hong Kong, cho biết bà đang tập trung vào các nhóm tuổi từ 18 đến 23.
Đây là những người sinh sau năm 1997, thời điểm Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc. Patel cho biết thêm đó là vấn đề phức tạp, song bà đã đưa ra cam kết với những nhóm người trẻ tuổi trên.
Những người này quá trẻ để đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại Anh, loại giấy tờ thông hành được luật Anh quy định từ năm 1987, cấp cho cư dân Hong Kong sinh trước thời điểm Anh bàn giao thành phố cho Trung Quốc ngày 1/7/1997.
Chính phủ Anh đã đồng ý cho phép ba triệu người Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại cùng người thân được chuyển tới nước này học tập và làm việc 5 năm, sau đó họ có thể nộp đơn xin tình trạng thường trú nhân.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel bên ngoài phố Downing, London, hôm 13/2. Ảnh: Reuters.
Bob Seely, thành viên đảng Bảo thủ Anh, người thường lên tiếng về các vấn đề Trung Quốc, cũng thúc giục chính phủ cung cấp thêm “sự an toàn” cho người trẻ Hong Kong.
“Các nghị sĩ chúng tôi đang thúc đẩy chính phủ mở rộng quyền hết mức có thể, để công nhận những nhà hoạt động trẻ không sở hữu hộ chiếu hải ngoại Anh”, Seely cho biết.
“Những nhóm này có khả năng dễ bị truy tố nhất theo các cáo buộc của luật an ninh. Bộ trưởng Nội vụ cần cung cấp chính sách đảm bảo cho người trẻ Hong Kong và kêu gọi các chính phủ khác hành động tương tự”, Johnny Patterson, giám đốc của nhóm Hong Kong Watch, chuyên theo dõi các vấn đề Hong Kong, có trụ sở tại London, cho biết.
Nếu chính phủ Anh mở rộng quyền công dân với người trẻ Hong Kong, đây sẽ là động thái khiến Bắc Kinh thêm phẫn nộ vì những người trẻ này ra đời sau khi thành phố không còn là thuộc địa của Anh.
Chính phủ Australia cũng cho phép khoảng 10.000 người Hong Kong đang ở nước này theo diện học tập hoặc lao động ngắn hạn được tiếp tục ở lại thêm 5 năm, bất kết thời gian visa của họ hết hạn.
Giới chức Anh nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Tuy nhiên, chính quyền đặc khu và Bắc Kinh đều khẳng định luật an ninh Hong Kong giúp duy trì vững chắc nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” cùng sự ổn định lâu dài và thịnh vượng cho thành phố.
Hong Kong yêu cầu Mỹ không can thiệp nội bộ
Chính quyền Hong Kong yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của đặc khu, tuyên bố không chấp nhận "các biện pháp trừng phạt".
"Chúng tôi một lần nữa kêu gọi quốc hội Mỹ ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hong Kong ngay lập tức", thông cáo đăng trên trang web của chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong ngày 3/7 cho biết.
"Các hành động và cái gọi là biện pháp trừng phạt là hoàn toàn không thể chấp nhận. Chúng sẽ không cản trở chúng tôi mà chỉ làm tổn hại các mối quan hệ lẫn lợi ích chung giữa Hong Kong và Mỹ".
"Việc thực thi 'một quốc gia, hai chế độ' tại đặc khu hành chính Hong Kong hoàn toàn là các vấn đề nội bộ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", thông cáo cho biết. "Chính phủ trung ương không ngừng hỗ trợ nguyên tắc 'một quốc gia, hai chế độ', hành động theo đúng hiến pháp và Luật Cơ bản".
Trước đó, lưỡng viện quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật Quyền tự trị Hong Kong để trình lên Tổng thống Donald Trump. Theo dự luật này, Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ Trung Quốc thực thi luật an ninh, hạn chế quyền tự chủ của Hong Kong. Đối tượng bị trừng phạt có thể là các quan chức Trung Quốc, cảnh sát Hong Kong hoặc các ngân hàng hợp tác với những quan chức thực thi luật an ninh.
Dự luật sẽ trở thành luật khi được Tổng thống Trump ký thông qua. Hiện Nhà Trắng chưa bình luận về khả năng Trump ký dự luật hay không. Trung Quốc cảnh báo sẽ thực hiện "mọi biện pháp đối phó cần thiết" nếu Mỹ xúc tiến dự luật trừng phạt nước này vì luật an ninh Hong Kong.
Người biểu tình (ngồi dưới đất) sau khi bị cảnh sát chống bạo động Hong Kong bắt, ngày 1/7. Ảnh: AFP.
Luật an ninh Hong Kong, có hiệu lực từ 1/7, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Cảnh sát Hong Kong đã bắt 370 người biểu tình chống luật an ninh ngay ngày đầu tiên có hiệu lực, trong đó 10 người bị bắt theo luật mới. Tong Ying-kit, 23 tuổi, là người đầu tiên bị truy tố theo luật an ninh Hong Kong với tội danh khủng bố và xúi giục ly khai, sau khi lao xe máy vào nhóm sĩ quan cảnh sát đang giải tán người biểu tình ở quận Loan Tể.
Trung Quốc bị nhiều nước chỉ trích khi áp luật an ninh mới với đặc khu hành chính Hong Kong. Những người biểu tình ủng hộ phe dân chủ tại Hong Kong và nhiều quốc gia cho rằng đạo luật vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", vốn được quy định trong Tuyên bố chung Anh-Trung năm 1984, làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.
Anh thông báo cho phép ba triệu người Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại Anh, cùng những người phụ thuộc định cư ở nước này và có cơ hội nhập tịch. Canada tuyên bố đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, đồng thời cấm xuất khẩu vật tư quân sự nhạy cảm cho đặc khu.
Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng luật an ninh làm suy giảm quyền tự trị của Hong Kong. Bắc Kinh cũng yêu cầu các nước không can thiệp công việc nội bộ liên quan tới vấn đề Hong Kong.
Em trai Lý Hiển Long không tranh cử Lý Hiển Dương, em trai Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, không đăng ký tham gia cuộc tổng tuyển cử ngày 10/7. Theo quy định bầu cử của Singapore, các ứng viên tham gia tranh cử phải đăng ký trước trưa nay, song tên của Lý Hiển Dương không nằm trong danh sách các ứng viên được xác nhận. Lý Hiển Dương, 62...