Anh tiếp tục ghi nhận 90.418 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 18/12, Anh tiếp tục ghi nhận 90.418 ca mắc COVID-19 mới sau khi ghi nhận 93.045 ca vào ngày 17/12, tăng 67% so với thời điểm cùng ngày vào tuần trước.
Riêng ngày 18/12, Anh ghi nhận 10.000 ca nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số ca nhiễm Omicron lên tới 23.168 ca.
Các cố vấn khoa học của chính phủ Anh ngày 18/12 đã cảnh báo rằng nước này cần khẩn cấp áp dụng các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron và ngăn chặn làn sóng bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 với quy mô tương tự như mùa Đông năm ngoái.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Thị trưởng London Sadiq Khan tuyên bố, London đang gặp “sự cố lớn” sau khi ghi nhận 26.418 ca mắc COVID-19 mới trong vòng 24 giờ.
Ủy ban tư vấn khoa học về các trường hợp khẩn cấp (SAGE) của chính phủ Anh cho biết nước này có thể phải đối mặt với kịch bản có “ít nhất 3.000 ca nhập viện mỗi ngày” vào đầu năm tới nếu vẫn tuân theo chiến lược “Phương án B” của Thủ tướng Boris Johnson, đồng thời cảnh báo “một số kịch bản có kết quả còn nghiêm trọng hơn” vào đầu năm 2022. Các cố vấn cho biết thêm, nếu không có biện pháp mạnh mẽ hơn, số ca tử vong hàng ngày có thể lên tới 600 người vào tháng 2/2022.
SAGE cho rằng cần phải có các biện pháp can thiệp trước năm mới để hạn chế tiếp xúc xã hội tại các sự kiện trong nhà và tại các địa điểm công cộng nhằm ngăn chặn số ca nhập viện hàng ngày tương tự như tháng 1 năm nay khi có tới gần 4.000 bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện chỉ trong một ngày.
Ngày 18/12, Anh tiếp tục ghi nhận 90.418 ca mắc COVID-19 mới sau khi ghi nhận 93.045 ca vào ngày 17/12, tăng 67% so với thời điểm cùng ngày vào tuần trước. Riêng ngày 18/12, Anh ghi nhận 10.000 ca nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số ca nhiễm Omicron lên tới 23.168 ca.
Theo các cố vấn, Anh cần có các biện pháp kiểm soát, bao gồm “giảm quy mô nhóm, tăng khoảng cách vật lý, giảm thời gian tiếp xúc và đóng cửa các cơ sở có nguy cơ cao” bên cạnh việc áp dụng đeo khẩu trang.
SAGE lưu ý rằng, việc tăng tỷ lệ tiêm chủng là “một biện pháp cực kỳ quan trọng” để giảm thiểu bệnh trở nặng. Hiện chính phủ Anh đã đưa ra cam kết tiêm mũi tăng cường cho tất cả những người trưởng thành đủ điều kiện vào cuối năm nay.
Nga lên kế hoạch phòng, chống biến thể Omicron
Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết chính phủ nước này có kế hoạch phòng, chống biến thể mới Omicron, trong đó áp dụng đồng thời 4 biện pháp từ việc xây dựng "hàng rào" ngăn chặn sự lây lan trong nước cho tới việc tăng cường khả năng sẵn sàng của hệ thống chăm sóc sức khoẻ.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Phó Thủ tướng Golikova đã đưa ra kế hoạch trên trong cuộc làm việc với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/12. Bà nhấn mạnh 4 biện pháp cụ thể là thiết lập các rào cản để giảm sự lây lan của dịch bệnh; siết chặt các biện pháp phòng ngừa, trong đó có việc tăng hiệu quả của hệ thống xét nghiệm; tăng mức độ sẵn sàng của hệ thống chăm sóc sức khoẻ và cuối cùng là hỗ trợ những người tham gia cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2.
Phó Thủ tướng Golikova đề nghị chính quyền các khu vực tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp hạn chế hiện nay. Trong khi đó, Tổng thống Putin phản đối việc kiểm tra mã QR trên các phương tiện giao thông vào dịp Năm mới sắp tới vì có thể gây ra nhiều phiền phức cho người dân Nga.
Tại Liên minh châu Âu (EU), mặc dù tỷ lệ lây nhiễm tại một số nước đang giảm xuống trong thời gian gần đây, nhưng giới chức các nước vẫn tiếp tục kêu gọi người dân hết sức thận trọng trong bối cảnh biến thể mới Omicron được cho là có khả năng lây lan mạnh đang lan truyền tại liên minh này.
Xu hướng dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu diễn biến trái chiều trong tuần qua. Tỷ lệ lây nhiễm theo tuần tính đến ngày 14/12 đã giảm tại Đức, Ba Lan, Hà Lan, Bỉ và CH Séc, trong khi lại tăng ở Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, thông điệp chống đại dịch của các nước đều nhất quán. Ngày 14/12, Tổng thống Italy Sergio Mattarella nhấn mạnh: "Chúng ta vẫn cần phải chú ý hơn và thận trọng". Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi người dân đoàn kết vì nhu cầu cấp thiết hiện nay là tăng tỷ lệ người dân tiêm vaccine phòng COVID-19, trong khi giới chức y tế Pháp khuyến nghị người dân chuẩn bị cho làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Omicron gây ra.
Trong những tuần gần đây, Bỉ, Áo, Hà Lan, Italy, Thụy Điển, Ba Lan và Đức, cùng các quốc gia EU khác đều đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới, đồng thời tăng cường những quy định về kiểm tra thẻ y tế hoặc hạn chế tập trung đông người. Ngày 14/12 vừa qua, Italy đã quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp đến ngày 31/3/2022. Bỉ sẽ mở trang web mới "My Corona Risk", trong đó đăng tải những thông tin cảnh báo nguy cơ nhiễm virus trong những tình huống khác nhau và nguy cơ bị bệnh nặng.
Tại Hà Lan, lệnh giới nghiêm được gia hạn đến sau kỳ nghỉ lễ Năm mới sắp tới và quốc gia này cũng đã siết chặt những quy định về thẻ y tế. Ba Lan cũng tăng cường hạn chế số người có mặt tại các địa điểm văn hóa như bảo tàng, rạp chiếu phim và nhà hát. Ở Hy Lạp, nhà chức trách nước này đã bắt đầu phạt những người trên 60 tuổi không tiêm chủng vaccine, trong khi Chính phủ Slovakia quyết định thưởng tiền cho những người thuộc diện nguy cơ cao nhất từ 60 tuổi trở lên tiêm liều tăng cường.
Lào lên kế hoạch mở lại các trường học trên cả nước Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước vẫn diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ Lào ngày 31/10 quyết định kéo dài các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch đến ngày 14/11, đồng thời lên kế hoạch để sớm mở cửa lại các trường học trên cả nước. Người dân...