Anh thực hiện truy dấu ca nhiễm Covid-19 trên diện rộng từ ngày 1/6
Từ ngày 1/6, nước Anh sẽ sử dụng 25.000 người nhằm truy dấu tiếp xúc của 10.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 20/5 tuyên bố từ ngày 1/6, nước Anh sẽ có khả năng theo dõi tiếp xúc của 10.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tiến hành trên 200.000 xét nghiệm mỗi ngày.
Nước Anh đã có 35.704 ca tử vong và gần 250.000 người nhiễm bệnh Covid-19. (Ảnh: Time Magazine)
Phản ứng trước các chỉ trích của phe đối lập trong phiên điều trần tại Nghị viện Anh chiều ngày 20/5, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố chính phủ của ông đang đi đúng hướng và từ ngày 1/6 tới, nước Anh sẽ chính thức đưa vào hoạt động chương trình truy dấu ca nhiễm và xét nghiệm trên diện rộng.
Cụ thể, theo ông Boris Johnson, tính đến đầu tháng 6, chính phủ Anh sẽ tuyển dụng được tổng cộng 25.000 nhân viên truy dấu các ca nhiễm và qua đó, sẽ kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh.
“Những người này sẽ có khả năng truy tìm tiếp xúc của 10.000 ca nhiễm bệnh mới mỗi ngày. Để thấy được tầm quan trọng của con số này thì tôi xin nhắc lại rằng, hiện tại mỗi ngày nước Anh chỉ có thêm khoảng 2.400 ca nhiễm mới. Vì thế, tôi hết sức tự tin là các tiến bộ lớn trong truy tìm và xét nghiệm từ ngày 1/6 sẽ giúp nước Anh đánh bại đại dịch và đưa đất nước tiến lên”, Thủ tướng Boris Johnson nói.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng thông tin thêm, tính đến thời điểm hiện tại, chính phủ Anh đã tuyển dụng được 24.000 nhân viên truy tìm tiếp xúc và đang tiến hành đào tạo những người này.
Đây là chiến lược mà chính phủ Anh đã từ bỏ hồi tháng 3 nhưng nay buộc phải áp dụng lại trong bối c ảnh Anh đã vươn lên trở thành nước có diễn biến dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất tại châu Âu.
Video đang HOT
Trong ngày 20/05, nước Anh có thêm 363 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch tại nước này lên 35.704 ca và gần 250.000 người nhiễm bệnh.
Chính phủ Anh hiện đang lên kế hoạch mở lại các trường học từ ngày 1/6 và nối lại các hoạt động du lịch trong tháng 7.
Những du học sinh Việt sống với Covid-19 tại châu Âu
Trong khi bạn bè về nước tránh dịch, nhiều du học sinh Việt quyết định ở lại vì sợ lây nhiễm trong quá trình di chuyển và tin tưởng Covid-19 sẽ được dập tắt trên toàn thế giới.
Cuối tháng 2, Covid-19 bùng phát tại Italy rồi nhanh chóng lan rộng sang Đức, Anh, Pháp, Canada... khiến châu Âu trở thành tâm chấn mới của Covid-19. Tính đến 21/3, hàng chục nghìn người châu Âu nhiễm bệnh với số ca tử vong nhiều hơn châu Á.
Học tập tại thành phố Milan, Nguyễn Ngọc Linh, 28 tuổi, miêu tả cảm giác bất an khi sống trong vùng tâm dịch.
"Ban đầu, người dân Italy khá thờ ơ, không quan tâm đến dịch bệnh. Mọi người vẫn lạc quan với tinh thần 'party today, corona tomorrow' (Tiệc tùng hôm nay, virus để mai tính), vì vậy chính phủ khá khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Vì lý do này, số người nhiễm và tử vong tại Italy tăng vọt khiến hệ thống y tế quá tải", Ngọc Linh nói.
Cô nói, khác với người Việt sẽ tự bảo vệ bản thân và hạn chế ra ngoài, giới trẻ châu Âu vẫn đang sống với tinh thần tràn đầy năng lượng, rong ruổi khắp nơi - nguyên nhân khiến Covid-19 gia tăng.
Chỉ đến khi số ca lây nhiễm và tử vong tăng đột biến, chính phủ mới ban hành các lệnh cấm, áp đặt luật lệ buộc người dân tuân thủ: Muốn ra đường cần có giấy phép (thường được cấp quyền đi siêu thị hoặc dắt vật nuôi đi dạo) ghi rõ đang ở đâu, làm gì nếu không sẽ bị phạt; khi đi siêu thị phải xếp theo lượt, mỗi người đứng cách nhau 2 m; Người dân không được tự ý ra ngoài hoặc di chuyển đến các thành phố khác; Mọi hoạt động giải trí, giáo dục, thương mại buộc phải đóng cửa...
Khu ăn uống vắng người tại Italy vì Covid-19 sau lệnh hạn chế ra ngoài. Ảnh: Nguyễn Vũ Hải.
Trước khi Italy áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc, du học sinh Việt và người nước ngoài vẫn có thể đặt vé máy bay, nhưng sẽ khó khăn vì các hãng có thể hủy chuyến hoặc thay đổi chính sách liên tục. Ngọc Linh đặt được vé về nước ngày 8/3, nhưng nhiều bạn học của cô bị mắc kẹt tại sân bay do bị hủy chuyến hoặc bị yêu cầu "giấy khám sức khỏe và giấy yêu cầu về nước" mới được lên máy bay.
Nguyễn Vũ Hải, 25 tuổi, đang học thạc sĩ ngành quản trị du học tại Đại học Bergamo chia sẻ: "Trước 9/3 khi mình về nước, toàn vùng Lombardy nơi mình sinh sống quyết định đóng cửa. Lúc đó số ca nhiễm tăng khoảng 1.000 ca/ngày, cả nước khoảng 9.000 người nhiễm bệnh, nhưng cuộc sống người dân Italy gần như không bị ảnh hưởng. Họ vẫn ra ngoài, tụ tập ăn uống mà không đeo khẩu trang. Điều này nguy hiểm đến mức Thủ tướng Conte phải nhấn mạnh trong các tuyên bố: Người dân cần phải thay đổi lối sống ngay lập tức".
Với du học sinh, tình hình dịch bệnh căng thẳng, trường học chuyển sang dạy trực tuyến. Nhằm tránh lây lan, du học sinh lựa chọn ở nhà cả tuần và chỉ ra đường trong tình huống bắt buộc như đi chợ, đổ rác... Ba ngày đầu khi dịch bệnh gia tăng, giấy vệ sinh, thịt, gạo, trứng, bánh mì đều hết hàng, tuy nhiên chính phủ nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.
Các kệ bán hàng trong siêu thị trống trơn. Ảnh: Nguyễn Vũ Hải.
Khi dịch bệnh lan rộng sang Đức với hơn 15.000 ca nhiễm và ít nhất 44 người tử vong, Đoàn Minh Phượng, 27 tuổi, sinh sống tại Berlin, vẫn lựa chọn ở lại vì tin chính phủ Đức có thể dập dịch thành công.
Theo Minh Phượng, Đức bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng dịch bao gồm: công dân ngoài EU không thể nhập cảnh vào Đức nếu không có lý do kèm bằng chứng; Học sinh, sinh viên buộc ở nhà học trực tuyến; Phần lớn người đi làm được làm việc từ xa, những người buộc phải nghỉ làm sẽ được hưởng 60% lương; Người dân hạn chế ra ngoài... Tuy nhiên người nhiễm hoặc nghi nhiễm được yêu cầu cách ly tại nhà riêng thay vì đến khu tập trung.
"Hiện tại người dân Đức đều hoảng loạn, lo sợ dịch bệnh bùng phát, nhưng mọi người luôn đặt niềm tin vào chính phủ. Theo mình điều quan trọng nhất là tự phòng vệ, hạn chế đến nơi đông người, tuân thủ các điều luật, thay vì về nước do nguy cơ lây nhiễm nCoV trong quá trình di chuyển rất cao", Minh Phượng nói.
Tăng Minh Trang, 25 tuổi, du học sinh tại Canada, cũng bày tỏ sự lo lắng khi số ca nhiễm tại nước này vượt quá 800 người với 12 trường hợp tử vong, tính đến 20/3.
"Chính phủ đã yêu cầu đóng cửa trường học, nhà hàng, khu ăn chơi trên toàn quốc, yêu cầu hạn chế ra đường nhưng mọi người có vẻ không quan tâm và không ai đeo khẩu trang. Họ nghĩ ai đeo khẩu trang là đã nhiễm bệnh, nên có cái nhìn thiếu thiện cảm và tránh xa", nữ sinh kể.
Trang nói, nếu không muốn bị kỳ thị bạn không nên đeo khẩu trang, vì vậy, cô lựa chọn cách trốn trong nhà phòng dịch bệnh. Ngoài thời gian học trên trường, Trang xin đi làm thêm ở một nhà hàng, nhưng do Covid-19 bùng phát, nhà hàng phải đóng cửa khiến nữ sinh bị mất việc suốt 3 tuần qua.
Nhắc đến chuyện về nước, Trang lắc đầu, sợ bị lây nhiễm nCoV trong quá trình di chuyển rồi "mang bệnh về nước", sợ ảnh hưởng đến lịch học, nên cô ở lại chiến đấu.
"Dịch bệnh ai cũng sợ, nhưng nếu biết cách phòng chống, giữ cho mình tinh thần tốt, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua", Trang nói.
Thúy Quỳnh
Mỹ hủy hội nghị thượng đỉnh G7 Phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere ngày 19-3 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo G7 (gồm Mỹ, Italy, Nhật, Canada, Pháp, Đức, Anh), dự kiến diễn ra tại Trại David của Mỹ vào tháng 6 và chuyển sang hình thức họp qua cầu truyền hình. Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định...