Anh: Thu nhập hộ gia đình thấp hơn mức trước đại dịch
Theo số liệu được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 24/9, thu nhập khả dụng trung bình của hộ gia đình tại Anh trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023 là 34.500 bảng (46.135 USD), giảm 2,5% so với năm trước và giảm so với mức 34.700 bảng trong 12 tháng tính đến tháng 3/2020.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Liverpool, Anh, ngày 22/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, bất bình đẳng thu nhập khả dụng đã giảm từ mức 35,5% của năm trước xuống còn 33,1% trong năm tính đến tháng 3/2023 nhờ các biện pháp của chính phủ nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Thu nhập khả dụng, số tiền đã điều chỉnh theo lạm phát mà các hộ gia đình có thể chi tiêu và tiết kiệm sau thuế, đã giảm trung bình 0,3 % hàng năm trong giai đoạn 2020-2023, mặc dù đã tăng 0,8%/năm trong giai đoạn 2013-2023.
Số liệu mới công bố của ONS cho thấy thu nhập của người dân Anh đã bị ảnh hưởng tương đối lớn từ lạm phát giá tiêu dùng tăng vọt và mức tăng lãi suất thế chấp khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tăng chi phí cho vay sau đại dịch.
Lạm phát ở mức 2,2 % vào tháng 8, thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trong 42 năm là 11,1 % vào tháng 10/2022 nhưng cao hơn mục tiêu 2% của BoE.
Video đang HOT
Theo giới chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh người dân Anh đang phải vật lộn với chi phí thế chấp và nợ tiêu dùng ở mức cao sau đại dịch COVID-19, cuộc xung đột tại Ukraine khiến chi phí năng lượng tăng vọt đã càng gây thêm khó khăn.
Tuy nhiên, tác động kinh tế sẽ còn lớn hơn nhiều nếu không có các biện pháp can thiệp của chính phủ nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt như trợ cấp hóa đơn năng lượng cho hộ gia đình hoặc tăng lương tối thiểu gần 10%.
Nhờ các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, trong năm qua, các hộ gia đình nghèo nhất của Anh được hưởng lợi từ mức tăng 2,3% thu nhập khả dụng lên 16.400 bảng (22.015 USD). Ngược lại, thu nhập khả dụng của các hộ gia đình giàu có nhất đã giảm 4,9%, xuống còn 68.400 bảng, so với mức giảm 2,5%, xuống 34.500 bảng, của toàn bộ dân số.
Theo ONS, mặc dù bất bình đẳng thu nhập được thu hẹp, thu nhập khả dụng của một phần năm hộ gia đình giàu nhất và nghèo nhất vẫn thấp hơn so với trước đại dịch, khi thu nhập của hai nhóm này lần lượt giảm 4,3% và 2,4%.
Thu nhập khả dụng của hộ gia đình tại Anh đã tăng chậm hơn nhiều kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 so với những thập kỷ trước. Trong 15 năm tính đến năm 2023, thu nhập khả dụng trung bình chỉ tăng 7%, so với mức tăng 41% trong 15 năm trước đó.
Tiền lương thực tế đã tăng từ giữa năm ngoái và chi phí thế chấp đang giảm, giúp cải thiện tình hình tài chính của các hộ gia đình Anh. Tuy nhiên, thu nhập khả dụng thực tế của hộ gia đình sẽ có thêm lực cản nếu Chính phủ Anh tăng một số loại thuế trong “Ngân sách mùa Thu” dự kiến sẽ được công bố vào tháng 10 tới.
Tăng cường kết nối để phát triển hơn nữa ngành du lịch Hồi giáo
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 12/9, Hội nghị Du lịch Hồi giáo Quốc tế đã khai mạc tại Sunway Resort Hotel, Malaysia.
Thứ trưởng Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) Khairul Firdaus Akbar Khan phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hằng Linh/PV TTXVN tại Kuala Lumpur
Với chủ đề "Tăng cường sự kết nối", hội nghị quy tụ 500 khách mời, là những lãnh đạo cao cấp của Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa, cũng như các bộ, ngành liên quan tại Malaysia, Đại sứ, đại diện các ngoại giao đoàn tại Kuala Lumpur, diễn giả và nhiều khách mời quốc tế.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) Khairul Firdaus Akbar Khan cho biết, thị trường ngành du lịch Hồi giáo đại diện cho những cơ hội vô tận đang sẵn sàng góp phần vào sự tăng trưởng. Đây không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng mà còn là minh chứng mạnh mẽ cho bối cảnh du lịch đang thay đổi.
Hệ sinh thái du lịch và hệ thống khách sạn thân thiện với người Hồi giáo đang làm gia tăng vị thế của Malaysia như điểm đến hàng đầu cho du khách Hồi giáo. Đây không chỉ góp phần thúc đẩy thị trường du lịch đặc biệt này mà còn tạo ra tác động kinh tế - xã hội đáng kể.
Theo ông Khairul Firdaus Akbar Khan, MOTAC và Trung tâm Du lịch Hồi giáo cần tăng cường hợp tác toàn cầu, cũng như triển khai các sáng kiến văn hóa và giáo dục. Điều này sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của du lịch Hồi giáo.
Diễn giả Shahzad Younas, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành trang mạng Muzz phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hằng Linh/PV TTXVN tại Kuala Lumpur
Trong hai ngày 12 - 13/9, hội nghị sẽ thảo luận và tìm cách thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của du lịch Hồi giáo, tập trung vào 4 lĩnh vực chính, bao gồm hiểu về du khách Hồi giáo, thiết lập cộng đồng thân thiện với người Hồi giáo, tăng trưởng và tạo thêm cơ hội và du lịch Hồi giáo toàn diện.
Bên cạnh đó, khách mời có cơ hội tham gia vào các ý tưởng kết nối với những những nhà hoạt động du lịch khắp nơi trên thế giới và khám phá những tiến bộ mới nhất trong ngành du lịch này.
Thứ trưởng Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) Khairul Firdaus Akbar Khan chụp ảnh cùng các Đại sứ và đại diện của ngoại giao đoàn các nước tham dự Hội nghị. Ảnh: Hằng Linh/PV TTXVN tại Kuala Lumpur
Tính đến tháng 6/2024, Malaysia đã chào đón 11,8 triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, những người đã đóng góp 45,4 tỷ RM (tương đương 10,5 tỷ USD) vào nền kinh tế của quốc gia này. Tại đây, khách du lịch Hồi giáo chiếm khoảng 20% tổng lượng khách du lịch quốc tế, đóng góp khoảng 14,7 tỷ RM cho nền kinh tế địa phương vào năm 2023.
5 mỏ dầu lớn nhất thế giới và tác động Những mỏ dầu khổng lồ này chi phối giá cả dầu, chính sách năng lượng và quan hệ quốc tế, đồng thời khẳng định vai trò của chúng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng thế giới và duy trì sự ổn định của thị trường toàn cầu. Một cơ sở lọc dầu ở Iran. Ảnh: Getty Images/TTXVN Theo mạng tin Oilprice.com...