Anh thử nghiệm tiêm trộn lẫn vaccine Covid-19
Các nhà khoa học đang thử nghiệm tiêm lẫn vaccine Covid-19 của cả Pfizer và AstraZeneca để nhanh chóng ngăn ngừa biến thể virus đang lây lan mạnh mẽ.
Nghiên cứu bắt đầu hôm 4/2 nhằm đánh giá phản ứng miễn dịch được tạo ra sau khi tiêm kết hợp hai mũi tiêm. Dữ liệu ban đầu dự kiến công bố vào khoảng tháng 6. Các tình nguyện viên sẽ được tiêm vaccine của Pfizer trước, sau đó đến AstraZeneca trong liều thứ hai hoặc ngược lại, cách nhau từ 4 đến 12 tuần. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thử kết hợp hai vaccine được điều chế theo phương pháp khác nhau.
Pfizer sử dụng công nghệ mRNA (thông tin di truyền). Vaccine có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.
AstraZeneca phát triển sản phẩm bằng vector, dùng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.Vector là một virus thiếu đi đoạn gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên, được các nhà khoa học sử dụng để vận chuyển vật chất di truyền của một loại virus khác vào tế bào người. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T (tế bào miễn dịch) để tự bảo vệ.
Chuyên viên tại Đại học Aalborg ở Đan Mạch phân tích mẫu biến thể nCoV B.1.1.7, tháng 1/2020. Ảnh: Reuters
Dữ liệu sau khi tiêm kết hợp hai loại vaccine giúp các nhà khoa học trả lời câu hỏi liệu thế giới có thể triển khai vaccine một cách linh hoạt hơn, làm tăng khả năng miễn dịch cộng đồng hay không. Matthew Snape, chuyên gia tiêm chủng Đại học Oxford, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết phương pháp này từng hiệu quả trong đợt dịch Ebola, viêm gan A-B hay ung thư cổ tử cung (HPV).
“Cuối cùng, tất cả đều nhằm phục vụ một mục tiêu, đó là tấn công tế bào tạo ra protein vỏ virus. Chúng chỉ sử dụng công nghệ khác nhau mà thôi. Vì thế, chúng tôi dự đoán việc kết hợp hai vaccine vẫn sẽ tạo phản ứng miễn dịch”, ông nói.
Biến thể nCoV B.1.1.7 đang chiếm ưu thế tại Anh. Theo các tạp chí khoa học của nước này, virus liên tục thay đổi khi tiếp xúc với vật chủ và môi trường mới. Song chỉ một số đột biến mới có thể khiến chúng ưu việt hơn. Biến thể Anh và Nam Phi được cho là có thể trốn tránh miễn dịch do tạo ra. Các hãng dược tuyên bố sản phẩm vẫn hiệu quả, song chưa rõ trong bao lâu.
Video đang HOT
“Tất cả các nhà sản xuất như Pfizer-BioNTech, Moderna, Oxford-AstraZeneca đang xem xét cách điều chỉnh vaccine để bảo toàn tác dụng với bất cứ biến thể nào. Hiện có khoảng 4.000 biến thể trên khắp thế giới”, Bộ trưởng Triển khai vaccine Nadhim Zahawi nói.
Những gia đình Mỹ bất đồng vì vaccine
Scott Carlson gọi điện cho bố mẹ hàng tuần để giục họ tiêm vaccine Covid-19, nhưng lần nào câu trả lời cũng là không.
Bố mẹ của Scott Carlson, những người đã ngoài 80 tuổi, hiện sống trong một chung cư cao cấp ở vùng nông thôn bang Wisconsin, cách thành phố Milwaukee nơi Carlson sống khoảng một giờ lái xe. Tòa chung cư của họ đã có 6 người nhiễm nCoV và ba trong số đó đã tử vong.
"Tôi cảm thấy mẹ tôi đang nghĩ rằng bà ấy không thể bị nhiễm, trong khi bà nghĩ bố tôi cũng như vậy. Họ biết nó có thể nguy hiểm, nhưng vẫn rất bình thản với nó", Carlson nói. "Tôi nghĩ rằng trong tòa nhà họ ở luôn có những người già qua đời hàng năm, nên bố mẹ tôi chưa từng gặp một người nào nhiễm nCoV để hiểu vấn đề".
Quá lo lắng cho bố mẹ, Carlson đã kiên trì thuyết phục, thậm chí đề nghị chở họ tới địa điểm tiêm chủng. Nhưng cho tới giờ, bố mẹ ông vẫn từ chối với đủ các lý do, từ sợ bị dị ứng hoặc thấy mình quá già để tiêm vaccine.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine Covid-19 tại trung tâm y tế Kaiser Permanente ở Los Angeles, bang California hồi tháng 12/2020. Ảnh: AP.
Khoảng 20% người trưởng thành ở Mỹ không có ý định tiêm vaccine và khó có thể thay đổi suy nghĩ dù có thêm thông tin về chúng, theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi tháng 12 năm ngoái. Khảo sát chỉ ra người Mỹ đã tin tưởng hơn vào quá trình phát triển vaccine, nhưng có nhiều quan điểm khác nhau về tính hiệu quả và an toàn của chúng.
Những người như Carlson, không thuộc nhóm ưu tiên, rất mong các thành viên đủ điều kiện trong gia đình có thể tiêm vaccine khi các chủng nCoV mới xuất hiện nhiều ở hầu hết các bang của Mỹ. Do đó, những lời từ chối liên tục của các thành viên trong gia đình có thể khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc thất vọng. Nhiều người thậm chí đã không gặp mặt các thành viên trong gia đình nhiều tháng vì lo lắng cho sức khỏe của họ hoặc cảm thấy bất lực vì người thân chần chừ tiêm vaccine.
Giới quan sát cho rằng thông tin sai lệch tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội, phương tiện truyền thông đã thúc đẩy làn sóng hoài nghi vaccine. Dù Facebook, Twitter và Google đã đưa ra nhiều chính sách loại bỏ thông tin sai lệch liên quan tới Covid-19, các nhà nghiên cứu truyền thông cho rằng quan điểm và niềm tin cá nhân về vaccine là thách thức lớn.
"Các nền tảng không thể kiểm soát quan điểm của mọi người", Darren Linvill, một nhà nghiên cứu truyền thông nói với Washington Post. "Họ không thể ngăn một người nói 'tôi sẽ không tiêm vaccine vì tôi không nghĩ nó an toàn'. Và chính những suy nghĩ và quan điểm đó ảnh hưởng rất nhiều tới các cộng đồng mạng như các tin tức và thông tin sai lệch thực sự".
Carlson nhớ bố mẹ ông từng là những người rất quan tâm tới sức khỏe, khi luôn tiêm phòng cúm đầy đủ cho cả gia đình. "Họ từng không phải người hoài nghi vaccine. Họ không dùng mạng xã hội nhưng họ xem Fox News và có thể bị ảnh hưởng bởi những người sống cùng khu chung cư", Carlson nói.
Bố mẹ ông sống ở một thị trấn nông thôn bảo thủ và một số hàng xóm của họ còn coi thường việc đeo khẩu trang.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thái độ chần chừ với vaccine xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và không phải đúng với mọi loại vaccine. Họ cho rằng quá trình phát triển nhanh của Covid-19 có thể là lý do khiến mọi người lo ngại.
Nicole, một cư dân ở thành phố Columbus, bang Ohio, cảm thấy bị cô lập trong nỗ lực thuyết phục gia đình, hiện sống ở Florida, đồng ý tiêm vaccine. Họ là người Puerto Rico và thường không tin tưởng vào chính phủ Mỹ. Rất nhiều người sống như thể đại dịch đã kết thúc. Dù bà của Nicole từng phải nhập viện vì nhiễm nCoV, hầu hết thành viên trong gia đình vẫn hoài nghi về vaccine và kiên quyết không tiêm chủng.
"Tôi đã bị sốc khi nghe bố tôi nói rằng vaccine có thể gây bệnh hoặc giết chết chúng tôi", Nicole kể. "Bố mẹ tôi thường chỉ tập trung vào công việc của họ để đảm bảo thu nhập cho gia đình. Bố tôi không thực sự quan tâm tới chính trị và hiếm khi xem tin tức, nên có lẽ ông chỉ bị ảnh hưởng bởi những lời tuyên truyền của các thành viên khác trong gia đình".
Nicole thường xuyên gọi điện cho bố, một tài xế xe tải, nhưng lo sợ những cuộc nói chuyện hàng tuần chỉ càng khiến ông thêm ác cảm. "Ông ấy cũng không muốn mẹ kế của tôi tiêm vaccine và từ chối nghe lý do", cô nói.
Những lãnh đạo cấp cao như Tổng thống Joe Biden, tiến sĩ Anthony Fauci, cựu phó tổng thống Mike Pence, ba cựu tổng thống Barack Obama, Bill Clinton và George W. Bush đều đã tiêm vaccine trên truyền hình, nhằm khuyến khích người dân làm điều tương tự. Nhưng các chuyên gia hoài nghi về khả năng những người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng có thể thay đổi quan điểm của cộng đồng về vaccine.
Một nghiên cứu của Viện Báo chí Mỹ từng chỉ ra rằng người Mỹ có xu hướng tin tưởng thông tin từ các nguồn thân cận, gồm bạn bè, gia đình, các thành viên trong cộng đồng.
Angela, một cư dân ở Los Angeles, cũng rơi vào tình cảnh tương tự Nicole và Carlson. Bố mẹ và em gái cô sống ở hạt Staten Island, bang New York. Khi trở về nhà vào dịp lễ cuối năm, cô đã có cuộc trao đổi với họ về vaccine. Tất cả ba thành viên của gia đình cô đều đủ điều kiện được tiêm vaccine, nhưng Angela cho biết họ kiên quyết nói "không".
"Khi tôi cố gắng nói chuyện trực tiếp với họ về vaccine, chủ đề đã thay đổi rất nhanh và bố mẹ tôi nói rằng họ không muốn tham gia", Angela kể. "Nếu chúng tôi nói nó qua điện thoại, tôi sẽ cố gắng giải thích nhẹ nhàng rằng những điều họ nghe về vaccine là không đúng và rằng chúng tôi luôn được tiêm vaccine cho mọi thứ... Nhưng đó là cuộc đấu tranh suốt 4 năm qua, chứ không riêng đại dịch".
Biểu tình phản đối tiêm vaccine ở thành phố Richmond, bang Virginia tháng 4/2020. Ảnh: AP.
Khi các nỗ lực cá nhân thất bại, giới chức y tế địa phương có lẽ phải vào cuộc để đẩy lùi thông tin sai lệch và xây dựng niềm tin. Tại Camden, bang New Jersey, cơ quan y tế đã phải huy động người tới gõ cửa từng nhà để thuyết phục người dân tiêm vaccine.
"Chúng tôi hiểu tốt hơn hết là bắt đầu từ chính những cộng đồng nơi bạn đang sống", Paschal Nwako, giám đốc cơ quan y tế hạt Camden, nói.
Nicole hy vọng các thành viên trong gia đình cô có thể thay đổi suy nghĩ theo thời gian. "Có thể lời đe dọa không gặp mặt họ của tôi sẽ giúp mọi thứ thay đổi", cô nói.
Tuy nhiên, Nicole thêm rằng nỗ lực đẩy lùi thông tin sai lệch cần có sự chung tay của mọi người, không chỉ riêng người nổi tiếng. "Chúng ta cần nhiều người trong cộng đồng cùng giải thích cho những người còn hoài nghi và thắc mắc về vaccine", cô nói.
Malaysia đặt mục tiêu hoàn tất chương trình tiêm chủng vào năm sau Ngày 4/2, Chính phủ Malaysia thông báo sẽ hoàn tất chương trình tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào tháng 2/2022, với 80% trong tổng dân số 32 triệu người được tiêm phòng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN Trong bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng...