Ảnh: Thủ đô nước Pháp sau chuỗi ngày biểu tình bạo lực
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ thị tổ chức đối thoại với các nhóm biểu tình chống chính phủ dẫn đến tình trạng bạo lực tồi tệ nhất ở trung tâm Paris trong vòng nhiều năm qua, khiến hơn 100 người bị thương.
Theo Guardian, cảnh sát Pháp đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn nhất tại quốc gia này kể từ năm 1968, đặt ra thách thức cam go nhất với Tổng thống Emmanuel Macron sau 18 tháng lên nắm quyền.
Tổng thống Macron, người từng nói sẽ “không bao giờ chấp nhận bạo lực”, chỉ thị thủ tướng Eduoard Philippe tổ chức đối thoại với các nhóm biểu tình sau khi bạo lực bùng nổ và khó kiểm soát.
Các tòa nhà và xe cộ bị đốt phá, cảnh sát phải ứng phó với những người biểu tình quá khích bằng hơi cay và vòi rồng, hơn 100 người bị thương và khoảng 400 người bị bắt giữ, bao gồm 33 người dưới 18 tuổi.
Chính phủ Pháp sẽ xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn bạo loạn diễn ra, người phát ngôn Benjamin Griveaux hôm 2/12 cho biết.
Một chiếc xe bị cháy gần Arc de Triomphe, sau khi những người biểu tình chống chính phủ đốt hàng chục xe cộ và phía trước các cửa hàng trong các vụ đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở trung tâm Paris. (Ảnh: Thibault Camus / AP)
Cảnh sát làm việc tại nơi có dòng chữ ‘”những chiếc áo vét màu vàng sẽ chiến thắng” được phun lên Khải Hoàn Môn. (Ảnh: Benot Tessier / Reuters)
Một người phụ nữ chụp ảnh một nhà hàng bị phá hoại. Khoảng 400 người đã bị bắt vào tối thứ Bảy (1/12). (Ảnh: Stéphane Mahé / Reuters)
Video đang HOT
Người đàn ông quét dọn bên ngoài một cửa hàng bị phá hoại.(Ảnh: Stéphane Mahé / Reuters)
Xe bị đốt phá nằm ngổn ngang trên đường. (Ảnh: Stéphane Mahé / Reuters)
Một công nhân xóa dòng chữ ‘Từ bỏ Macron’ trên Khải hoàn môn. (Ảnh: Thibault Camus / AP)
Một người đàn ông chạy bộ qua một ngân hàng bị sơn phun. (Ảnh: Stéphane Mahé / Reuters)
Cửa hàng rượu vang bị phá hoại. (Ảnh: Stéphane Mahé / Reuters)
Một máy ATM bị đập vỡ. (Ảnh: Stéphane Mahé / Reuters)
Một bức tượng Marianne – biểu tượng của nước Cộng hòa Pháp, bị phá hoại bên trong Khải Hoàn Môn. Những người biểu tình đập vỡ các bức tượng khác trong đài tưởng niệm và phá hủy cửa hàng quà tặng. (Ảnh: Etienne Laurent / EPA)
Đường phố ngổn ngang, các cửa hàng vắng người. (Ảnh: Thibault Camus / AP)
Một chiếc áo khoác màu vàng treo bên trong một cửa hàng bị phá hoại. (Ảnh: Stéphane Mahé / Reuters)
Mọi người chụp ảnh một cửa hàng bị đập phá. (Ảnh: Charles Platiau / Reuters)
Cảnh tượng trên Đại lộ Kléber. (Ảnh: Chesnot / Getty Images)
(Nguồn: The Guardian)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Pháp cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp vì bạo loạn tồi tệ nhất 50 năm
Sau khi hàng trăm người bị bắt và bị thương trong các cuộc biểu tình "Áo vàng" ngày 1/12, chính phủ Pháp đang cân nhắc tất cả các biện pháp ứng phó, trong đó có việc ban bố tình trạng khẩn cấp.
Các cuộc biểu tình Áo vàng bắt đầu lan rộng ở Pháp, phản đối tăng giá xăng, tăng thuế. (Ảnh: Reuters)
Trả lời phỏng vấn đài Europe 1, người phát ngôn chính phủ Pháp Benjamin Griveaux cho biết: "Chúng tôi phải cân nhắc các biện pháp để những vụ việc như này không lặp lại".
Quan chức này cho biết thêm, chính phủ Pháp cũng không loại trừ khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp để chấm dứt cuộc biểu tình bạo loạn tồi tệ nhất kể từ năm 1968.
Điện Elysee đã chỉ trích các cuộc biểu tình bạo lực nhưng nói rằng chính phủ sẵn sàng đối thoại với người biểu tình về việc tăng giá nhiên liệu và tăng thuế.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị Thủ tướng Edouard Philippe tiến hành các cuộc đối thoại với các đảng phái chính trị và thủ lĩnh các phong trào biểu tình. Tuy nhiên, chính phủ của ông dường như cũng quyết tâm duy trì kế hoạch cải cách hiện tại. "Chúng tôi sẽ không thay đổi. Chúng tôi chắc chắn về điều đó", ông Griveaux nói.
Bình luận của ông Griveaux đưa ra ngay trước cuộc họp đặc biệt giữa Tổng thống Macron với Thủ tướng và Bộ trưởng Nội vụ nước này.
Hàng loạt thành phố của Pháp cuối tuần qua đã rúng động bởi các cuộc biểu tình bạo loạn phản đối kế hoạch của chính phủ tăng giá xăng và một số loại thuế. Các cuộc biểu tình này nhen nhóm từ giữa tháng 11 và nhanh chóng lan truyền qua mạng xã hội. Người biểu tình mặc áo vàng tìm cách ngăn các tuyến đường ở nhiều nơi trên nước Pháp, ngăn cản lối vào các trung tâm thương mại, nhà máy và kho chứa nhiên liệu.
Tại Paris, cảnh sát cho biết đã bắt giữ hơn 400 người, trong khi 133 người bị thương, trong đó có 23 nhân viên thuộc lực lượng an ninh. Cảnh sát đã buộc phải dùng đến hơi cay và vòi rồng để giải tán người biểu tình.
Minh Phương
Theo Dantri/ RT
Paris thành "chiến trường", Pháp có thể áp dụng tình trạng khẩn cấp Đợt biểu tình thứ 3 của lực lượng "Áo vàng" ở Pháp lại biến thành bạo lực khi hàng trăm người bị thương, nhiều xe ô tô bị đốt, cửa hàng bị đập phá. Khung cảnh như trong thời chiến ở thủ đô Paris, Pháp. (Ảnh: Time) Thủ đô nước Pháp vừa trải qua một ngày thứ Bảy căng thẳng cao độ, với...