Anh: Thoát chết kỳ diệu sau tai nạn “cuốc” trúng trán
Một người làm vườn đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần một cách kỳ diệu sau khi bị đầu cuốc nhọn đâm vào giữa trán. Anh ta tự bắt xe buýt đến bệnh viện sau khi được biết xe cứu thương là không cần thiết.
Sheldon Mpofu, 37 tuổi, ở West Yorkshire-Anh, đang xới đất trong vườn nhà thì không cẩn thận để cái cuốc bật ngược trở lại, đánh mạnh vào giữa trán anh. Máu chảy ra từ vết thương, Sheldon Mpofu vội vã liên hệ 111 để gọi cấp cứu. Tuy nhiên, anh được thông báo không cần thiết phải sử dụng xe cấp cứu nhưng buộc phải đến bệnh viện trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
Sheldon Mpofu và vết thương do cuốc gây ra
Vì vậy, Sheldon Mpofu vội vã băng bó vết thương, bắt xe buýt đến bệnh viện St James ở Leeds. Các bác sĩ kinh ngạc khi nhìn vết thương của Sheldon và thấy thật may vì cái cuốc không giết anh. Họ lập tức đưa người may mắn đi chụp X-quang, CT.
“Bác sĩ cho biết xoang giữa trán đã tạo một khoảng không gian cần thiết và chỉ một vài milimet đầu cuốc đã trúng vào não tôi. Thật tuyệt vời khi nó ngừng lại kịp lúc và không xuyên qua! Các bác sĩ nói tôi đã vô cùng may mắn. Họ còn thêm rằng tôi đã trở thành người nổi tiếng trong bệnh viện” – Sheldon Mpofu cho biết.
Sheldon Mpofu được khâu 5 mũi và ở lại bệnh viện một đêm để theo dõi. Các bác sĩ lũ lượt đến thăm “bệnh nhân may mắn” này khi nghe chuyện về vết thương của anh. Sheldon Mpofu bị đau đầu nhưng các bác sĩ nói không cần phẫu thuật. “Tôi cảm thấy như được sống lần thứ 2, sự sống thật giá trị. Tôi sẽ sử dụng cuốc nhưng hẳn nhiên sẽ rất cẩn thận.
Theo M.Khuê
Diễn biến cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất lịch sử 50 năm trước
Nhìn lại cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, cuộc khủng hoảng mà ở đó Liên Xô và Mỹ đã suýt đẩy cả thế giới vào một cuộc chiến tranh hạt nhân 50 năm về trước.
Video đang HOT
Ngày 21/5/1962: Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev quyết định triển khai các tên lửa hạt nhân tầm trung tại hòn đảo Cuba, trước lo ngại Mỹ có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, giáp giới với Liên bang Xô viết lúc bấy giờ.
Cuối tháng 9: 36 tên lửa tầm trung R-12, với đầu đạn hạt nhân, đã bí mật tớiCuba.
14/10: Một máy bay do thám của Mỹ xác nhận tên lửa Liên Xô đang được triển khai tại Cuba, chỉ cách bờ biển Florida 145km.
Ảnh chụp từ trên cao một trong những căn cứ tên lửa tầm trung của Cuba, ngày 23/10/1962.
Trong suốt một tuần, hai cường quốc đã đối đầu trực tiếp trong "cuộc chơi" hạt nhân nguy hiểm, trong khi cả thế giới nín thở dõi theo, lo sợ trước viễn cảnh một trong hai "tay chơi" có thể phạm sai lầm chết người.
22/10: Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã ra lệnh cho hải quân phong tỏaCuba, và cho biết ông có bằng chứng chứng tỏ tên lửa tấn công Liên Xô có mặt ở Cuba. Ông đã đe dọa tới một cuộc tấn công hạt nhân nếu những tên lửa này không được rút đi.
Tổng thống Mỹ Kennedy ký lệnh phong tỏa hải quân đối với Cuba tại Nhà Trắng, ngày 24/10/1962.
Quân đội Mỹ được đặt trong tình trạng cảnh giác cao nhất. Washington đã đệ trình phản đối lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
23/10: Kennedy ký tuyên bố cho phép hải quân phong tỏa Cuba và ra lệnh sẵn sàng đổ bộ vào Cuba. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhóm họp và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ủng hộ Mỹ. Nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev phản đối. Quân đội Liên Xô và các nước đồng minh trong khối được đặt trong tình trạng báo động.
Ảnh do báo Granma của Cuba công bố cho thấy dân quân Cuba bên dàn pháo phòng không M53 tại Havana trong cuộc khủng hoảng 1962.
26/10: Trong lá thư gửi Kennedy, ông Khrushchev đề xuất dỡ bỏ và rút tên lửa Liên Xô và quân nhân ở Cuba, nếu Mỹ đảm bảo không xâm lược Cuba.
Ảnh do báo Granma của Cuba công bố, nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro (thứ hai từ phải) thị sát một đơn vị phòng không ở một địa điểm không được tiết lộ trong cuộc khủng hoảng.
Mỹ gia tăng các chuyến bay do thám. Một tàu ngầm Liên Xô đã được phát hiện.
27/10: Máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời Cuba, khiến phi công thiệt mạng. Viên phi công này là người duy nhất thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng.
Quan tài của thiếu tá Rudolf Anderson Jr., trường hợp thương vong duy nhất trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, được đưa lên máy bay Thụy Sỹ ở sân bay Havana, ngày 6/11/1962, để về Mỹ.
Kennedy nhận một lá thư của nhà lãnh đạo Khrushchev, yêu cầu Mỹ chuyển tên lửa nước này ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Italia, để đổi lại Liên Xô chuyển tên lửa ra khỏi Cuba. Kennedy hứa không xâm lược Cuba và dỡ bỏ phong tỏa nước này nếu tên lửa được chuyển đi.
28/10: Khrushchev đồng ý dỡ bỏ tên lửa và đưa chúng trở lại Liên Xô. Ông bày tỏ tin tưởng Mỹ sẽ không xâm lược Cuba.
Ảnh chụp từ trên cao ngày 4/12/1962 trên bờ biển Cuba: Tàu chở hàng Liên Xô Okhotsk chở tên lửa Ilyouchine IL 28 rút khỏi Cuba, theo thỏa thuận với Mỹ. Máy bay và trực thăng Mỹ đã bay tầm thấp để theo dõi sát hoạt động dỡ và chất tên lửa, trong khi các tàu chiến Mỹ cũng theo sát tàu Liên Xô chở tên lửa trở lại Liên Xô.
Ảnh chụp từ trên cao ngày 9/11/1962 trên bờ biển Cuba, tàu Anosov của Liên Xô chở tên lửa rút khỏi Cuba.
20/11: Kennedy dỡ bỏ phong tỏa Cuba và tên lửa đã được rút về Liên Xô, kết thúc cuộc khủng hoảng được cho là nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại.
Theo Dantri
Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba: Khi cả thế giới nín thở 50 năm trước, việc phát hiện tên lửa hạt nhân của Liên Xô ở Cuba đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và có thể là thời khắc nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại. Kennedy (phải) và Khrushchev - hai "cái đầu lạnh" giải quyết cuộc khủng hoảng năm 1962. Và sau...