Anh thích nghe tiếng ‘Dạ!’
Mặc dù đã nhiều lần nghe tiếng “dạ” trong mỗi dịp đến Huế, nhưng lần này, sao tiếng dạ nó ngọt thế, mà hình như nó không chỉ ngọt, nó còn thanh, và chất chứa một sự khiêm nhường, e ấp, bẽn lẽn.
***
Ai từng đến Huế, ngoài thưởng thức những món ăn đặc sản như cơm hến, bún bò, bánh bèo, chè, mè xửng… thì có một đặc đặc sản đã làm say đắm lòng người và đã không biết bao nhiêu khách thập phương phải thổn thức, đó là tiếng “dạ” của người phụ nữ Huế.
Vào một buổi chiều, mưa lất phất, tôi cùng mấy đứa bạn từ Hà Nội vào, đang đi lang thang dọc bờ Sông Hương để ngắm cầu Tràng Tiền và xem phong cảnh hữu tình, nên thơ của xứ Huế mộng mơ, bất chợt trời đổ mưa nặng hạt, chúng tôi vội đi nhanh và tìm một quán nào đó để trú mưa. Rồi tất cả đã cùng vào quán cà phê ven đường.
Vừa bước vào, có em gái đã chạy ra và chào.
“Dạ, mời mấy anh vô.”
Khi vừa kéo ghế ngồi xuống thì em hỏi:
“Dạ, mấy anh dùng chi?”
“Cô cho 5 cốc cà phê.”
“Dạ.”
Mặc dù đã nhiều lần nghe tiếng “dạ” trong mỗi dịp đến Huế, nhưng lần này, sao tiếng dạ nó ngọt thế, mà hình như nó không chỉ ngọt, nó còn thanh, và chất chứa một sự khiêm nhường, e ấp, bẽn lẽn. Hèn gì, đã không biết bao nhiêu chàng trai từ phương xa đã bị tiếng dạ ấy níu kéo dừng chân mỗi khi đến cố đô xứ Huế.
Video đang HOT
Tôi nhớ lại lời nói của bà nội tôi ngày trước, bà khuyên tôi nên lấy vợ Huế, bởi người vợ Huế thường là những người mẹ giỏi việc nhà, nấu ăn ngon, thêu thùa đẹp, nuôi dạy con cái nên người. Bỗng dưng tôi thấy tất cả con gái Huế, những người đàn bà Huế đều đẹp. Trước đây, trong thi ca, âm nhạc, hội họa…đều ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Huế nhưng tôi chưa tin, cứ nghĩ họ chỉ nói phóng đại lên mà thôi. Nhưng lần này, tôi đã tin và mơ sẽ có một người tình xứ Huế, để được nghe tiếng dạ, tiếng thưa.
Lê Quý Hoàng
Theo blogradio.vn
Chuyện nồi bánh canh xứ Huế: Không cay không về
Du khách một lần đến thăm Huế hẳn sẽ khó quên mùi vị cơm hến, tôm chua mắm ruốc, chè bắp cồn Hến, bún bò hay các loại bánh. Nán lại một chút, du khách sẽ được thưởng thức một đặc sản bình dân khác: bánh canh.
Một gánh bánh canh chả cua ở Huế - ẢNH: QUỐC VINH
Bánh canh là món ăn giản dị trong cuộc sống thường nhật của người dân xứ Huế. Nhắc đến bánh canh xứ Huế là phải nhắc tới bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá lóc Thủy Dương. Nam Phổ là một làng nhỏ thuộc xã Phú Thượng, H.Phú Vang, nằm trên đường về biển Thuận An, Thừa Thiên-Huế; còn Thủy Dương là một phường thuộc TX.Hương Thủy, nằm ven quốc lộ 1A cách trung tâm TP.Huế tầm 4 cây số về phía nam.
Vào những buổi sáng sớm tinh sương trong lành, người Huế dùng bữa điểm tâm cùng những quang gánh trĩu nặng tình quê hương xứ sở của các chị, các mệ (bà cụ - cách gọi của người Huế) trên hè phố ngược xuôi.
Bánh canh chả cua
Bánh canh chay được nấu với tàu hũ trong ngày rằm
Bánh canh được làm từ bột gạo, mà phải là thứ gạo thơm, dẻo hạt và trắng tinh, đem xay nhào thành bột, cán mỏng rồi xắt thành từng lát, từng sóng như mì sợi. Tiếp đó bỏ sợi bánh vừa mới xắt vào nồi nước sôi luộc chín.
Một thành phần không kém quan trọng là những miếng chả cua đậm ngọt trong nồi bánh canh. Cua gạch luộc chín, gỡ lấy thịt và gạch cua để riêng. Bỏ thịt cua, tôm cùng với thịt lợn nạc băm nhỏ vào xào lẫn hành mỡ đã được phi thơm. Cho gia vị, nước mắm, tiêu và một ít nước rồi đem đun lửa nhỏ cho ngấm dần dần. Trút gạch cua vào trộn đều, thêm nước sôi, cho sợi bánh đã luộc sẵn vào nồi nấu chín.
Mấy chị, mấy mệ phải khuấy đều luôn tay tránh bột bánh dính vào đáy nồi làm khê và cháy. Sau khi để sôi một lúc, nêm nếm vừa ăn thì múc ra tô rắc thêm hành thơm, rau răm, ngò, tiêu ớt... Khi đó du khách sẽ có một tô bánh canh dân dã, đượm chất làng quê Thừa Thiên từ đôi tay của những "nghệ nhân thức ăn đường phố".
Đến Huế vào ngày rằm, bạn có thể thưởng thức bánh canh theo cách khác, đó là bánh canh chay với phần đậu phụ thay cho chả cua như trên. Một số gánh còn bỏ thêm nấm hương vào cho màu sắc của nồi bánh canh đỡ nhợt nhạt.
Còn nếu lang thang xứ Huế về khuya muốn có chút gì để lót dạ trước khi đi ngủ thì hãy ghé vào một quán bánh canh cá lóc Thủy Dương ven đường.
Món bánh canh này cũng được làm từ bột gạo, vắt thành thớ lớn rồi được đôi tay mềm mại của cô bán hàng cán mỏng thành sợi chần qua nước sôi để sợi bánh mềm và dẻo dai. Cá lóc được luộc chín ướp gia vị rồi tách ra từng miếng nguyên, không nấu chung với nước bánh tránh bị rã thịt mất ngon. Trên bếp lửa, nồi nước bánh canh được chắt từ nước cốt luộc cá cùng với các loại gia vị thơm lừng réo rắt mời gọi thực khách dừng chân.
Đặc biệt, món bánh canh cá lóc Thủy Dương này cực kỳ cay, cay đến "nổ lỗ mũi" làm mồ hôi mồ kê lẫn nước mắt giàn giụa, đúng nghĩa "không cay không về", để rồi ai đi xa Huế cũng nhớ hoài vị cay này.
Theo thanhnien
4 món hến mà chỉ đến Huế ăn mới thấy ngon Thịt hến mềm mà dai, ngọt lịm và dù chế biến thành món ăn nào cũng đều làm thực khách say mê khi đến xứ Huế mộng mơ. Dân dã, mộc mạc là thế nhưng người Huế xem hến là "sản vật" được thiên nhiên hiền hòa ban tặng. Bên trong lớp vỏ sần sùi, nhỏ xíu, hến mang đến vị ngọt thanh,...