Ảnh: Thâm nhập “mỏ vàng” đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng
Trên những ngọn núi hùng vĩ và khắc nghiệt ở Tây Tạng, những người dân du mục cặm cụi hái thứ thuốc quý mà người người săn lùng.
Những nơi có đông trùng hạ thảo thường ở địa hình hiểm trở xa xôi
Những người dân du mục Tây Tạng vốn làm nông và chăn nuôi mới tìm ra một cách kiếm sống khác trong vài năm vừa rồi, đó là săn tìm đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo hình thành khi nấm thuộc chi cordysep ký sinh trên nhộng, tằm, sau đó mọc chồi từ đầu sâu và nhô lên khỏi mặt đất. Nấm mọc trên những vùng núi cao như Thảo nguyên Tây Tạng.
Từ lâu đây được coi là dược liệu cho những loại thuốc chữa bách bệnh chỉ dành riêng cho giới quý tộc giàu có, nhưng tới giờ nhu cầu ở giới trung lưu ngày càng tăng mạnh. Giá của đông trùng hạ thảo cao tới mức nếu tính theo cân thì đắt hơn cả vàng.
Bán đông trùng hạ thảo trên đường phố Tây Tạng
Nhiếp ảnh gia Kevin Frayer đang thực hiện phim tài liệu về cộng đồng dân cư Tây Tạng, cho biết ai ai anh gặp cũng nói tới vụ thu hoạch hàng năm nên đã cất công đi tìm hiểu.
“Vùng núi Tây Tạng trải dài mênh mông và nơi mọc nấm cordyceps thường ở địa hình hiểm trở xa xôi. Nếu muốn tới đó phải leo trèo. Cảnh vật hùng vĩ và đẹp đẽ, nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt”, Frayer nói.
Vụ thu hoạch kéo dài một tháng trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 6, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn vùng. Rất nhiều người Tây Tạng đã từ bỏ lối sống cũ để tập trung “đãi vàng” hàng năm.
Video đang HOT
Dân du mục Tây Tạng săn tìm đông trùng hạ thảo
“Cả ngàn năm nay họ chăn nuôi và làm nông nhưng càng ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào đông trùng hạ thảo để trang trải cuộc sống. Trong thời gian ngắn, họ có cơ hội kiếm được một món trị giá cả năm lao động hoặc hơn”, nhiếp ảnh gia kể.
Tuy nhiên, vấn đề là do bị khai thác quá nhiều, đông trùng hạ thảo càng ngày càng khó kiếm để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Những người dân du mục cho biết đây là năm họ thu hoạch được ít nhất từ trước tới giờ. Từ lâu, các nhà môi trường cũng đã cảnh báo về ảnh hưởng của việc thu hoạch này, do đặc điểm thiên nhiên tại thảo nguyên Tây Tạng rất nhạy cảm.
Hai chị em trước lều trại thu hoạch gần Shershul
Trao đổi mua bán trên đường phố Yushu
Trong khi đó, giá đông trùng hạ thảo bắt đầu hạ nhiệt, nguyên do là vì chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc gây ảnh hưởng tới cầu, vì đây thường là quà biếu cho các quan chức cấp cao. Sức khỏe của những người thu hoạch cũng là một vấn đề khác. Nồng độ asen cao trong những loại nấm cũng gây ra chứng đau đầu kéo dài.
Thực chất người dân ở đây hiểu rằng “cơn sốt” này chỉ là mỏ vàng lộ thiên có hạn và không phải thứ khai thác lâu dài. Bản thân “vàng” này cũng chỉ như sản phẩm giả kim và tới một lúc nào đó sẽ hết giá trị.
Đông trùng hạ thảo khô
Người Tây Tạng thu hoạch trên núi cao
Một em bé Tây Tạng trước trại thu hoạch
Vì kế sinh nhai có thể sẽ không còn giá trị bất cứ lúc nào, người dân Tây Tạng trở nên nhạy cảm hơn và thường viện lấy các lý do tâm linh để tìm chút an toàn. Một lần khi đang làm việc, Frayer ngủ thiếp đi trên đồng cỏ. Ngay lập tức có người tới đánh thức anh dậy, và nói rằng ngủ gật trên núi là điềm không lành, “Anh ta nói như vậy sẽ làm các vị thần tức giận và tất cả mọi người sẽ chịu vận đen”, Frayer kể lại.
Đông trùng hạ thảo cao cấp
Chợ” đồng trùng hạ thảo ở Sershul
Gia đình gói ghém đi thu hoạch
Theo Danviet
Tổng thống Obama khuyến khích Đức Đạt Lai Lạt Ma đối thoại với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 15-6 đã có cuộc gặp riêng với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, và khuyến khích ông nên đối thoại với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng ngày 15 -6- 2016.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, trong buổi gặp, ông Obama đã khuyến khích Đức Đạt Lai Lạt Ma nên đối thoại trực tiếp với Trung Quốc, và mô tả nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong Tây Tạng như là một "người bạn tốt", đồng thời ca ngợi Ngài về các nỗ lực cổ vũ lòng từ bi, sự cảm thông và tôn trọng giữa con người với nhau.
"Cả Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng thống Obama đều coi trọng tầm quan trọng của mối quan hệ luôn mang tính xây dựng và có lợi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc", ông Earnest cho biết thêm.
Trước đó, Trung Quốc khuyến cáo ông Obama không nên gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh.
"Nếu Hoa Kỳ có kế hoạch cho cuộc gặp này, thì sẽ gửi đi một thông điệp sai lệch tới các lực lượng ly khai mưu tìm độc lập cho Tây Tạng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nhấn mạnh.
Trung Quốc cũng đã từng phản đối kịch liệt các cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo nước ngoài với nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong Tây Tạng, người mà Bắc Kinh luôn xem là một phần tử ly khai nguy hiểm.
Ông Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma trước đó cũng đã gặp nhau nhiều lần tại Nhà Trắng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma bị Trung Quốc mặc nhiên xem như là nhà lãnh đạo của phong trào dành độc lập cho Tây Tạng, mặc dù Ngài nhiều lần khẳng định chỉ tìm kiếm cho Tây Tạng được tự trị dưới chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cho rằng, Ngài muốn "ly khai", và có một cái nhìn không thiện cảm đối với bất kỳ chính phủ nào đồng ý gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Theo_An ninh thủ đô
Đạt Lai Lạt Ma: Châu Âu đã tiếp nhận quá nhiều người tị nạn Nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma cho rằng châu Âu đã tiếp nhận quá nhiều người tị nạn và đó không phải là giải pháp lâu dài. Nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma nói về việc tiếp nhận người tị nạnREUTERS Trả lời phỏng vấn báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) tại Ấn Độ ngày 31.5,...