Anh Tây được dạy 1 câu Tiếng Việt ngắn: Mới đầu chẹp miệng tưởng vô nghĩa, hóa ra “bậc thầy ngôn ngữ” mới hiểu!
Bên dưới bài đăng của anh Tây, cư dân mạng đã góp thêm nhiều câu Tiếng Việt còn khó nhằn hơn!
Câu chuyện người nước ngoài học Tiếng Việt luôn là đề tài thú vị mỗi khi được nhắc tới trên mạng xã hội. Lần đầu tiên tiếp xúc với một ngôn ngữ có nhiều sự riêng biệt, các anh bạn nước ngoài không khỏi ngỡ ngàng, ngơ ngác. Chỉ riêng việc đọc được đúng bộ dấu “sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng” của Tiếng Việt thôi đã đủ khiến nhiều anh Tây sợ toát mồ hôi hột. Cũng vì vậy cả nghìn tình huống hài hước đã xảy ra, khiến dân tình cười sái quai hàm.
Mới đây, một anh Tây đã chia sẻ lại câu chuyện học tiếng đầy hài hước của mình. Chẳng là trong giờ học Tiếng Việt, anh Tây được dạy nói một câu, nghe có vẻ khá vô nghĩa! Tuy nhiên khi được học, anh chàng mới ngơ ngác, bật ngửa: Hóa ra câu nói này chứa cả tinh hoa của Tiếng Việt. Nếu chỉ mới có vốn từ vựng Tiếng Việt lèo tèo thì sẽ chẳng thể nào hiểu nổi.
“Today in my Vietnamese lesson, I learned how to say “to eat Indian food”, anh Tây kể lại. (Tạm dịch: “Hôm nay trong tiết học Tiếng Việt, tôi học cách nói “ăn đồ ăn Ấn Độ”). Nào, bạn đã thấy sự phức tạp chưa!
Tâm sự của anh Tây.
“Ăn đồ ăn Ấn Độ” – nếu là một thanh niên người nước ngoài, lần đầu tiếp xúc với Tiếng Việt ắt hẳn sẽ hoảng hốt lắm lắm! Bởi câu gì mà các từ giống hệt nhau lại còn như lặp đi lặp lại. Nếu viết theo kiểu không dấu thì các anh Tây còn hoảng nữa, bởi nó sẽ thành ra như này: “an do an An Do”. Trông có hoang mang, rối bời không cơ chứ! Đó, phải học hết bộ dấu của Tiếng Việt thì mới hiểu được. Cái hay và thú vị là ở chỗ đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, câu “ăn đồ ăn Ấn Độ” vẫn chưa nhằm nhò gì. Bên dưới bài đăng của anh Tây, cư dân mạng đã góp thêm nhiều câu còn khó nhằn hơn nhiều! Nick Facebook N.L bình luận: “Thế này chưa khó. Mấy nữa bạn sẽ học thêm các câu kiểu: “Đỗ Ân ăn đồ ăn Ấn Độ”.
Nick Facebook P.D cũng góp thêm 1 câu: “Đô đố Ân ăn đồ ăn Ấn Độ. Ân đâu ăn được, Đô đem đồ ăn Ấn Độ đi đổ, đổi đồ ăn In-Đô”. Ngay lập tức, anh Tây bình luận đầy ai oán: “Giết tôi luôn đi”. Còn cư dân mạng hài hước cho rằng, nếu vừa mới học đã “đụng độ” những câu cao siêu như này thì không chỉ người nước ngoài mà cả người Việt cũng trầm cảm mất!
Anh Tây ngất xỉu với 1 từ Tiếng Việt: Từ gì mà có cả nghìn nghĩa, nghe xong muốn trầm cảm
Chắc mẩm vốn Tiếng Việt của mình cũng đủ để giao tiếp cơ bản và hiểu người Việt nói gì nên anh Tây rất tự tin khi ra đường.
Ai ngờ...
Để nói về sự phong phú, linh hoạt của Tiếng Việt thì một, hai câu khó mà miêu tả hết được. Ngôn ngữ của chúng ta có rất nhiều điểm thú vị, chẳng hạn như bộ dấu, sự đa nghĩa của từ vựng,...
Cùng là một từ, nhưng chỉ cần thay đổi dấu là đã cho ra một nghĩa hoàn toàn khác. Chưa kể mỗi vùng miền lại có những từ vựng riêng biệt và cách nói khác nhau. Rồi người Việt còn có cả kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng đồ sộ và thú vị.
Những nét độc đáo này khiến người nước ngoài khi mới học Tiếng Việt không khỏi choáng váng và gặp khá nhiều rắc rối hài hước. Trên các diễn đàn mạng xã hội, mỗi khi nhắc đến chủ đề "anh Tây học Tiếng Việt", cư dân mạng lại gom được cả rổ câu chuyện cười ra nước mắt.
Anh Tây học Tiếng Việt. (Ảnh minh họa)
Mới đây, một câu chuyện hài hước về chủ đề này đang được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều. Theo đó, một anh Tây sang Việt Nam sinh sống và làm việc được hơn 1 năm. Trong khoảng thời gian này, anh Tây cũng dắt túi được kha khá từ vựng. Chắc mẩm vốn Tiếng Việt của mình cũng đủ để giao tiếp cơ bản và hiểu người Việt nói gì nên anh Tây rất tự tin khi ra đường.
Cho đến một ngày nọ, anh Tây đi cafe và hết hồn khi nghe thấy 2 cô gái ngồi bàn bên nói chuyện với nhau. "Đưa mình cái ấy với", cô gái tóc ngắn vừa nói, vừa chỉ vào hộp giấy trên bàn và cô tóc dài lập tức đưa lại. Lát sau, hai cô gái Việt lại buôn tiếp, lần này là về việc phân vân nên mua chiếc váy nào.
Cô tóc ngắn: "Cái váy trắng không đẹp đâu!".
Cô tóc dài: "Thế lấy cái váy kẻ này nhé".
Cô tóc ngắn: "Ừ! Lấy cái ấy!".
Đến lúc này thì anh Tây ngỡ ngàng, ngơ ngác thật sự. "Cái ấy" rốt cuộc là cái gì? Sao lúc thì là cái hộp giấy, khi lại là cái chiếc váy. Sau khi về hỏi anh bạn người Việt, anh Tây mới vỡ lẽ, hóa ra, "ấy" là từ rất đặc biệt trong Tiếng Việt!
Câu chuyện hài hước được chia sẻ trên mạng xã hội.
Từ "ấy" có nhiều cách sử dụng: Là đại từ chỉ định, đứng ở đầu câu và đóng vai trò là chủ ngữ trong câu và là chỉ định từ đứng sau danh từ, để chỉ người, sự vật, sự việc vừa mới được nói đến trước đó. Trong giao tiếp hàng ngày, khi đang nói đến sự vật, sự việc nào nhưng lại bí từ, người Việt cũng hay dùng tạm từ "ấy" để diễn đạt.
Nói chung, "ấy" là một trong những từ đa năng bậc nhất trong Tiếng Việt. Dưới câu chuyện của anh Tây, rất nhiều cộng đồng mạng đã để lại những bình luận hài hước. Nick Facebook N.A.T bình luận: "Cái này cứ như là ngôn ngữ tâm linh ấy. Nhiều khi mẹ bảo mình lấy đồ mà cứ "ấy ấy" mà mình cũng hiểu được mẹ muốn lấy cái gì".
Nick Facebook H.T cũng kể khổ: "Mẹ mình cũng chuyên sai con kiểu: "Lấy cho mẹ cái ấy, ở trên cái ấy ấy. Nghe mà cười vật vã"...
Lên Google dịch tra 1 từ Tiếng Việt, anh Tây khóc thét vì không tìm thấy nghĩa: Cứ ngỡ từ cổ, hóa ra là vố lừa! Tra Google dịch mãi vẫn không ra kết quả, anh Tây đành phải cầu cứu sự trợ giúp từ một người bạn Việt. Trước giờ chúng ta luôn than oai oái khi học tiếng người nước ngoài vì phải nhớ thêm một kho từ vựng đồ sộ, rồi học cách phát âm, ngữ pháp,... Thực tế, người nước ngoài khi học Tiếng Việt...