Anh Tây dùng Google dịch nhắn tin cho nàng Việt, nàng đáp 1 câu mà nước mắt lã chã rơi: Ngôn ngữ này lợi hại ngoài sức tưởng tượng
Đến Google dịch cũng không thể giúp được anh Tây trong trường hợp này.
Tiếng Việt chưa bao giờ là một ngôn ngữ “dễ xơi” với người nước ngoài. Ngôn ngữ của chúng ta có sự phong phú về mặt ngữ pháp, rồi bộ dấu câu “huyền, ngã, sắc, hỏi, nặng” có sức mạnh thay đổi nghĩa của bất cứ từ nào. Chẳng hạn như từ “cây”, thêm dấu huyền thành “cầy” – một loài động vật, thêm dấu sắc thành “cấy” – một hoạt động trong nông nghiệp, thêm dấu nặng lại thành “cậy” – mang nghĩa nhờ vả (ít dùng), ỷ vào ưu thế nào đó của mình.
Chưa kể chúng ta còn có ngôn ngữ của từng vùng miền. Chẳng hạn người miền Bắc hỏi “ Sao thế?”, thì người miền Trung, miền Nam lại nói là “Chi rứa?”, “Răng rứa?”,… Thế mới thấy, ngôn ngữ của chúng ta cực kỳ phong phú và muốn nói sõi được Tiếng Việt, cũng như hiểu về văn hóa Việt thì người nước ngoài sẽ phải trải qua quá trình học tập chăm chỉ, vất vả thực sự đó!
Mới đây, dân tình chia sẻ ảnh chụp màn hình tin nhắn được cho là cuộc nói chuyện của một anh thanh niên người Anh và cô gái Việt. Để làm quen với cô gái, anh Tây đã nhờ “quân chi viện” Google dịch. Cứ ngỡ cuộc nói chuyện của mình sẽ rất suôn sẻ, nào ngờ tình huống phía sau quá bất ngờ!
Video đang HOT
Cụ thể, anh Tây hớn hở nhắn tin: “Tôi sử dụng Google dịch để nói chuyện với bạn, tôi hy vọng bạn không phiền. Tôi tên là Leonardo Jose Xavier, là công dân Anh nhưng tôi sống và làm việc tại Yemen. Bạn đến từ đâu?”.
Đáp lại, cô gái Việt nhắn: “Tu ở Quảng Nôm! Trưa néng náng có chiện chi hân?” (Tôi ở Quảng Nam! Trưa nắng nóng có chuyện gì không?).
Với trường hợp này thì Google dịch cũng chịu thua, tự nhận thức kho dữ liệu của mình chưa đủ phong phú để dịch hết được Tiếng Việt thôi chứ chẳng biết làm sao. Thực tế, với một số phương ngữ không phổ biến thì chỉ người địa phương đó mới hiểu được, còn người địa phương khác cũng bó tay, huống hồ là anh Tây.
Câu chuyện hài hước này sau đó được cộng đồng mạng bình luận rôm rả. Nhiều người chia sẻ: “Hồi năm 1 học đại học, mình ở cùng phòng KTX với một bạn người Nghệ An. Lúc bạn ấy gọi điện về nói chuyện với mẹ, mình ngồi cạnh không hiểu gì luôn. Giờ thì đút túi được không ít từ địa phương rồi”, “Lên đại học sẽ được trải nghiệm nghe các bạn tỉnh khác nói tiếng địa phương, mình toàn gạ mọi người dạy cho, thích lắm”,…
Nam sinh lười học ghi vào bài kiểm tra 1 câu cực nhây: Không ngờ cô giáo còn nhâyhơn, đọc lời phê cười rớt nước mắt
Hành động của một giáo viên khiến dân mạng "xỉu ngang xỉu dọc".
Thời đi học, ai mà chẳng có đôi lần không học bài cũ dẫn đến tắc tịt trong giờ kiểm tra. Và phương án lúc này là phải cầu cứu những đứa bạn ngồi xung quanh. Đối với các môn kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm thì học sinh còn "quay ngang quay dọc" hỏi đáp án được. Nhưng phần thi tự luận mà không học bài thì xác định bị điểm kém.
Ngữ văn là một trong những môn học chính, bao gồm nhiều dạng câu hỏi. Để làm tốt bài thi, bắt buộc học sinh phải nắm vững kiến thức, học thuộc lòng bài văn/bài thơ trong sách giáo khoa, đưa dẫn chứng cụ thể,...
Có nhiều em chủ quan, cho rằng môn Văn dễ "chém", không cần học nhiều vẫn có thể đạt điểm 7, điểm 8. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu không học thuộc bài thơ/bài văn mà đề yêu cầu thì không thể phân tích nổi, dù có linh hoạt ngôn ngữ tới đâu. Vì vậy, giáo viên thường hay nhắc học sinh phải chú ý học thuộc lòng văn bản. Để khuyến khích các em, nhiều giáo viên còn lấy điểm miệng bằng cách gọi học sinh lên bảng đọc thuộc lòng.
Lời phê của cô giáo hết sức đáng yêu!
Cũng vì lý do học sinh không thuộc bài, nhiều chuyện dở khóc dở cười xuất hiện. Mới đây, một câu chuyện tương tự xảy ra, được cộng đồng học sinh, sinh viên chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Chuyện là trước đề kiểm tra: "Xuân Diệu và thơ ca Việt Nam", một em học sinh do không thuộc nổi bài thơ đành viết vài lời ngẳn ngủi vào trang giấy: "Thơ, em không thuộc thơ cô ơi!". Sau đó, em này nộp giấy trắng và đợi cơn nổi trận lôi đình. Có khi còn đang lo sợ cô gọi điện thông báo tình hình học tập với phụ huynh.
Trước việc lười học của học sinh, cô giáo tuy bực nhưng lại có cách phản ứng cực kỳ dễ thương. "Tại sao học bài mà không học thơ? Giận!". Chẳng rõ bài kiểm tra này, em học sinh sẽ được mấy điểm, nhưng cộng đồng mạng không quan tâm lắm. Điều khiến ai nấy xuýt xoa là "sự cute quá mức" của giáo viên. Nhiều người để lại loạt bình luận:
- Cô giáo dễ thương vậy, cưng xỉu!
- Cô giáo này hiền đó, chứ gặp cô mình thì xác định phụ huynh lên uống nước chè.
- Ôi, cô giáo của bạn giống y cô giáo mình ngày xưa nè. Nhớ hồi ấy cô phê vào bài mình là: "Quân, em hứa với cô phải đọc văn bản Người lái đò sông Đà 3 lần! Hứa nhé! Phải đọc lại kỹ văn bản".
Khách nước ngoài sang Việt Nam được MỜI ĂN CƠM, nhưng tình huống hiểu sai ý sau đó đã khiến anh chàng ngượng chín mặt Sự phong phú của ngôn ngữ cũng như đa dạng văn hoá đã khiến cho vị khách nước ngoài này rơi vào tình huống khó xử. Với bất cứ người nước ngoài nào khi học tiếng Việt thì cũng đều chung nỗi vất vả vì ngôn ngữ này rất khó. Không chỉ phải làm quen với một bảng chữ cái, thanh dấu mới...