Anh Tây “bó tay” trước sự đỉnh cao của Tiếng Việt: Chỉ 5 từ mà ghép được… 11 câu khác nhau, coi mà phát lú!
Nếu nghĩ đố từ Tiếng Việt đã là khó đỉnh cao thì bạn chưa biết đến cách ghép câu này rồi.
Ảnh minh họa
Tiếng Việt là ngôn ngữ vừa phong phú, vừa “chất”, nhưng khi cả 2 điều này kết hợp thì ai cũng phải lắc đầu vì độ khó cực cao. Chưa cần nói đến kiến thức cao siêu như cảm thụ văn học, ẩn dụ, hoán dụ mà ngay cả đến việc nhận mặt chữ, ghép câu, nối từ cũng khiến không ít người khiếp vía.
Trước đây, có không ít người bất ngờ về cách viết khác của chữ P, chữ Q dù đó là chữ trong bảng chữ cái, thì việc nhiều người thấy khó khi ghép các từ với nhau cũng là chuyện bình thường. Những lần nhầm từ, hiểu sai ý từ việc ghép từ không hề hiếm, nhưng nếu bạn biết đến trường hợp chỉ với 5 từ mà ghép được 11 câu khác thì chỉ có nước phát khóc.
Sự bất ngờ này được một TikToker người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam chỉ ra. Cụ thể, chỉ với 5 từ là: “nó/bảo/ sao/không/đến”, mà nam TikToker này đã chỉ ra đến 11 cách ghép thành câu có nghĩa khiến ai xem xong cũng phát lú.
TikToker người nước ngoài phát hoảng vì sự phong phú của Tiếng Việt (Nguồn: TikTok @willinvietnam)
TikToker người nước ngoài này tên là Will, anh là người Pháp đang sống tại Việt Nam. Trên kênh TikTok của mình, anh chàng này hầu hết chia sẻ về cuộc sống của mình tại Việt Nam từ ngôn ngữ, ăn uống, cho đến các hoạt động thường ngày một cách rất dí dỏm. Vì vậy, hiện tại anh đang sở hữu hơn 1,6 triệu follower và 42,9 triệu lượt thích trên TikTok.
Có thể thấy những từ được nam TikToker đưa ra đều là những từ quen thuộc, thông dụng hằng ngày, nhưng ít khi để ý chúng lại có thể biến đổi đa dạng như vậy. Việc ghép từ, ghép câu trước nay là chuyện thường với Tiếng Việt, nhưng để viết thành 11 câu có nghĩa chỉ với 5 từ thì chắc ai cũng ngạc nhiên.
Cụ thể, vị khách Tây này đã chỉ ra các câu như sau:
Nó bảo sao không đến?
Nó bảo đến không sao.
Nó bảo không đến sao?
Nó đến, không bảo sao?
Nó đến, sao không bảo?
Nó đến, sao bảo không?
Nó đến bảo không sao.
Nó đến bảo sao không?
Nó không bảo đến sao?
Nó không bảo, sao đến?
Nó không đến, bảo sao.
Trong câu luôn đầy đủ các thành phần cấu trúc Chủ ngữ – Vị ngữ tạo thành câu. Chủ ngữ “Nó” đứng cố định ở đầu tất cả các câu, vì thế chỉ có 4 từ thay nhau đảo vị trí linh hoạt. Mỗi câu mang một ý nghĩa và sắc thái riêng, trong đó chủ yếu là câu nghi vấn và câu đơn.
Chứng kiến màn “bóc” Tiếng Việt này, ai cũng thấy choáng ngợp vì ngôn ngữ này quá đa dạng và hack não người dùng. Đến người Việt sử dụng Tiếng Việt hàng chục năm cũng phải tá hoả thì người nước ngoài khi bắt đầu học mà gặp kiểu câu ghép này chắc bó tay luôn. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bình luận thể hiện sự thích thú với chủ đề này:
- Nghe xong hoảng quá, người Việt chắc cũng không ai nghĩ đến những câu như này.
- Thế mới nói là “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
- Xem ra anh Tây này đỉnh Tiếng Việt lắm chứ, mình người Việt mà còn chẳng nghĩ ra.
- Khó thực sự luôn ấy, mình mà là người nước ngoài học Tiếng Việt chắc khóc tiếng Mán.
Anh Tây sang Việt Nam sinh sống, lúc gọi giao hàng phát âm sai 1 từ mà anh shipper ngượng đỏ mặt: Khiếp, bậy thế!
Nghe mà ngượng thay cho anh Tây!
Chuyện những người bạn nước ngoài học Tiếng Việt luôn là chủ đề thú vị. Nói về độ khó nhằn, phong phú của Tiếng Việt thì một hai lời không miêu tả hết được. Chỉ cần nhìn sự nhăn nhó của các anh Tây mỗi lần phát âm: "a - á - à - ả - ã - ạ" là đủ hiểu: Tiếng Việt của chúng ta "nặng đô" như nào!
Rất khó để người nước ngoài phát âm đúng các dấu trong Tiếng Việt và chỉ cần đọc chệch âm, chệch dấu một cái là ra ngay một từ hoàn toàn khác, đôi lúc mang những nghĩa khá nhạy cảm.
Trên kênh Youtube nổi tiếng Hàng xóm Tây, một số người bạn nước ngoài đã chia sẻ những nhầm lẫn hài hước khi học Tiếng Việt. Trong đó, anh bạn người Mỹ có tên Việt là Hào đã kể lại kỷ niệm khó quên của mình.
Chuyện là Hào từ New York chuyển đến Việt Nam sinh sống đã được 3 năm. Khi được hỏi: "Các bạn đã dùng sai dấu Tiếng Việt bao giờ chưa?", Hào cho biết "Chắc là có, rất là nhiều". Thế rồi anh bạn ngượng ngùng kể lại một kỉ niệm được cho là "khá bậy".
Pha phát âm nhầm lẫn đầy tai hại.
Cụ thể trong một lần Hào đặt giao đồ thì shipper có gọi bảo: "Anh ơi xuống lấy hàng nhớ" và Hào liền trả lời: "Ok đợi chút, mình đang xuống".
Tuy nhiên do phát âm chưa chính xác, nên từ "xuống" của Hào nghe lại giống như từ "sướng", khiến cho đoạn hội thoại trở nên nhạy cảm. Anh bạn người Mỹ được phen ngượng chín mặt và có lẽ anh shipper cũng ngại chả kém.
"Bây giờ thì không bao giờ có sai lầm như thế. Vì mình rất cẩn thận nói "xuống", Hào vừa cười vừa kể lại.
Thực tế không chỉ có phát âm mà ngay cả nhìn chữ viết thì các anh Tây cũng rất dễ bị nhầm lẫn. Chẳng hạn chữ "co", thêm dấu sắc thì thành "có", thêm dấu huyền thì thành loài chim "cò",... Chỉ cần thêm dấu là chữ Tiếng Việt sẽ có một nghĩa khác.
Vậy nên mới từng có câu chuyện 2 anh Tây lúc mới sang Việt Nam mang máy ảnh đi CẦM ĐỒ lấy tiền tiêu, nhưng lại cứ đứng nghệt mặt ra dưới biển CẤM ĐỔ rác, không biết phải làm gì!
Học sinh tiểu học viết văn kể "Em yêu nhất con chim", đọc đến câu thứ 2 dân tình hốt hoảng: Con chim này chắc bị đột biến Đọc bài làm của học sinh tiểu học, bao giờ người lớn cũng thấy mình như trẻ lại. Học sinh tiểu học, nhất là lớp 1, 2 thì vô cùng trong sáng, ngây thơ. Nhưng cũng chính vì... ngây thơ quá mà trong những bài tiếng Việt, tập làm văn của trẻ, bố mẹ, ông bà, anh chị cho tới... anh hàng xóm...