Anh tập trận tấn công mạng: Dọa ngắt điện Kremlin
Bộ Quốc phòng Anh thống báo đã tiến hành một cuộc tập trận tấn công mạng đối phó lại Moscow.
Theo thông tin từ tờ Sputnik, ngày 7/10, Bộ Quốc phòng Anh công bố đã tổ chức các cuộc tập trận, trong đó có một cuộc tấn công mạng nhằm vào mục tiêu Moscow với mục đích đối phó với sự xâm lược.
Các nguồn tin cao cấp trong Chính phủ Anh cho biết họ đã được lệnh tăng cường khả năng tấn công mạng để có thể “tắt các bóng đèn” trong Điện Kremlin.
Chính phủ Anh lo ngại rằng nước này có khoảng trống trong phòng thủ khiến London có thể có quá ít sự lựa chọn để đáp trả một cuộc tấn công từ Nga, chưa nói đến là một cuộc tấn công hạt nhân.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết thông qua những cuộc tập trận tấn công mạng này, London muốn có phương tiện để đáp lại các hành động của Nga nếu quốc gia này cố tình chiếm đóng các đảo nhỏ ở biển Baltic hoặc xâm lược Libya để tiếp quản trữ lượng dầu của nước này và gây ra một khủng hoảng di cư mới vào châu Âu.
Tờ RIA Novosti cũng đưa tin, giới truyền thông Anh hy vọng rằng London sẽ có thể phản ứng bằng một cuộc tấn công không gian mạng nếu các lực lượng Nga bất thường tấn công quân đội Anh hoặc đe dọa các tàu sân bay mới của Anh.
Phương Tây đang có những hành động đối phó với những cuộc tấn công mạng từ Nga
Cuộc tập trận tấn công mạng của Anh là động thái mới nhất trong căng thẳng giữa phương Tây và Nga trong không gian an ninh mạng.
Hôm 4/10, Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia Anh (NCSC) đã cáo buộc đặc vụ thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) đứng sau hàng loạt vụ tấn công dữ liệu máy tính của nhiều tổ chức quan trọng trên toàn cầu.
Có 12 nhóm tin tặc được NCSC xác định là mật vụ của GRU, chẳng hạn như APT28, Pawn Storm, Sandworm, Fancy Bear, Sofacy Group, Cyber Berkut. Bộ Tư pháp Mỹ trước đó cũng cáo buộc nhóm này tiến hành nhiều hoạt động tấn công mạng ở Mỹ và khắp thế giới. Mục tiêu bao gồm các đảng chính trị của Mỹ, những trang web của giới nghiên cứu chính sách, hoặc các ngành công nghiệp quan trọng như mạng lưới điện.
NCSC tin rằng GRU “gần như chắc chắn” chịu trách nhiệm cho các vụ tấn công mạng năm 2017, bao gồm việc phát tán mã độc “BadRabbit” nhắm vào một sân bay quốc tế Ukraine và các cơ quan truyền thông Nga, hay nỗ lực đánh cắp dữ liệu của Cơ quan Chống Doping Thế giới tại Thụy Sĩ. Họ thậm chí nghi ngờ GRU từng nhắm tới đảng Dân chủ Mỹ trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
“Hành vi này thể hiện tham vọng của họ đối với việc hoạt động bất chấp luật quốc tế và các quy tắc đã được thiết lập. Họ cũng muốn hoạt động với tâm lý sẽ được miễn tội và không phải chịu hậu quả gì”, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt hôm qua phát biểu.
“Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng. Cùng với các đồng minh, chúng tôi sẽ vạch trần và đáp trả những nỗ lực nhằm làm suy yếu sự ổn định quốc tế của GRU”, Hunt nói thêm.
Video đang HOT
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 4/10 cũng đã truy tố 7 nhân viên thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) vì âm mưu xâm nhập hệ thống mạng của Tổ chức phòng chống doping tại Mỹ, Canada và một số nơi khác nhằm ngăn cản các cơ quan này điều tra những vi phạm của Moskva, theo NYT.
7 tình báo viên Nga bị buộc tội lấy cắp hồ sơ y tế của khoảng 250 vận động viên từ 30 quốc gia trên khắp thế giới nhằm truy lùng danh tính những người đã tiết lộ thông tin về chương trình doping thể thao bị cáo buộc do chính phủ Nga bảo trợ, khiến một số vận động viên của nước này bị cấm tham gia Olympic mùa đông tại Hàn Quốc.
Ngoài ra, ba trong 7 người này cũng bị cáo buộc có dính dáng đến chiến dịch “tấn công của Moscow nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016″.
Hiện tại, Moscow hoàn toàn phủ nhận các cáo buộc của chính quyền các quốc gia phương Tây.
Tiến Minh
Theo baodatviet
Moscow cáo buộc Mỹ lập phòng thí nghiệm vũ khí sinh học sát biên giới Nga
Moscow cáo buộc Mỹ lập phòng thí nghiệm vũ khí sinh học sát biên giới Nga
Mỹ truy nã 7 điệp viên Nga - Ảnh: AP
Cùng ngày Mỹ, Anh, Hà Lan cáo buộc tình báo quân đội Nga (GRU) tấn công mạng của các nước phương Tây, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Mỹ bí mật lập phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Gruzia giáp Nga.
Trong một cuộc họp báo ngày 4.10, Thiếu tướng Igor Kirillov, chỉ huy lực lượng phòng vệ vũ khí sinh hóa và phòng xạ thuộc quân đội Nga, cáo buộc phòng thí nghiệm ở Gruzia là "lách" các công ước quốc tế và trực tiếp đe dọa an ninh quốc gia Nga, và phòng thí nghiệm này là một phần trong hệ thống các phòng thí nghiệm mà Mỹ lập gần biên giới Nga và Trung Quốc.
Theo hãng tin AP, các cáo buộc của vị tướng Nga phần lớn dựa vào các tài liệu của Trung tâm nghiên cứu y tế công Richard Lugar (do Mỹ tài trợ) ở thủ đô Tbilisi của Gruzia.
Trung tâm này mở cửa hoạt động từ năm 2013, đặt theo tên của cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Richard Lugar của đảng Cộng hòa. Trước khi rời khỏi Quốc hội Mỹ, ông Lugar tham gia một nỗ lực của Mỹ nhằm sở hữu kho vũ khí hạt nhân Liên Xô cùng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Máy bay không người lái gieo rắc dịch bệnh ở miền nam Nga
Tướng Kirillov nói tài liệu do cựu Bộ trưởng An ninh quốc gia Gruzia, ông Igor Giorgadze công bố ngày 11.9 và cáo buộc Mỹ thử nghiệm chất độc trên người, và toàn bộ cơ sở này có Mỹ tài trợ toàn bộ, có vỏ bọc là chính quyền Gruzia đứng tên sở hữu.
Vị tướng Nga còn nói sự lây lan các dịch bệnh ở miền nam Nga có thể liên quan hoạt động của Trung tâm Lugar. Ông dẫn vụ lây nhiễm ồ ạt dịch sốt cúm lợn châu Phi (ASF) từ Gruzia hồi năm 2017 đã gây tổn thất lớn cho mảng nông nghiệp Nga.
Tướng Kirillov cũng nói loài bọ đem dịch sốt xuất huyết Crimea-Congo (CCHF) lan khắp nhiều vùng thuộc miền nam Nga một cách bất thường, cũng là một dấu hiệu khác cho thấy sự dính líu của Trung tâm Lugar, nhưng ông không nói cụ thể thời gian xảy ra dịch CCHF.
Ông Kirillov nói: "Rất nhiều khả năng Mỹ xây dựng tiềm năng vũ khí sinh học dưới vỏ bọc nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và thực hiện các nghiên cứu hòa bình khác, trốn tránh các thỏa thuận quốc tế".
Vị tướng Nga cho biết trong số các tài liệu do cựu Bộ trưởng Giorgadze có một bằng phát minh của Mỹ, về một loại máy bay không người lái nhằm phát tán côn trùng mang mầm dịch, và các bằng phát minh khác liên quan các phương tiện phát tán các tế bào sinh-hóa.
Ông nói: "Các nghiên cứu này không tương thích với những qui định quốc tế mà Mỹ phải tuân thủ, liên quan việc cấm vũ khí sinh học và chất độc. Câu hỏi chính đáng là tại sao các tài liệu này được lưu trữ trong Trung tâm nghiên cứu y tế công Lugar. Chúng tôi hy vọng có câu trả lời chính xác từ Gruzia và Mỹ".
Ông Kirillov còn lưu ý rằng Nga quan ngại việc quân sự Mỹ thu thập các mẫu gen di truyền của người dân ở nhiều vùng thuộc Nga để làm gì. Ông nói rõ phòng thí nghiệm ở Gruzia "chỉ là một phần nhỏ trong một chương trình sinh học và quân sự của Mỹ", và Lầu Năm Góc còn có những phòng thí nghiệm khác ở các nước láng giềng của Nga: "Sự lựa chọn địa điểm của các phòng thí nghiệm này không phải tình cờ, và các cơ sở nghiên cứu này là "nguồn đe dọa sinh học thường trực đối với Nga và Trung Quốc".
Thiếu tướng Kirillov tại cuộc họp báo - Ảnh: TASS
Vị tướng Nga nói Nga đã nhất trí với kết luận của cựu Bộ trưởng Giorgadze, rằng Gruzia thay mặt Mỹ điều hành phòng thí nghiệm vũ khí sinh hóa này.
Ông nói Trung tâm nghiên cứu y tế công Lugar được xây lén trong vài năm gần đây, với hai tầng dành riêng cho quân đội Mỹ, nhân viên người Gruzia bị hạn chế đến hai tầng này, và riêng điều này đủ xác định họ có thể cấp chứng cứ về vũ khí hóa học.
Ông Kirillov còn nói có các tài liệu cho thấy các thành phần sinh học được đem qua Gruzia bằng va-li ngoại giao của Mỹ. Rồi ông trưng một bản đồ cho thấy các phòng thí nghiệm do "Lầu Năm Góc kiểm soát" ở các nước quanh vùng biên giới Nga. Và ông tuyên bố: "Nga sẽ không cho phép Mỹ thử nghiệm sinh học gần biên giới Nga".
Tướng Kirillov nói các tài liệu do cựu Bộ trưởng Giorgadze ký tên và công bố cho thấy còn có nhiều hoạt động mờ ám dưới vỏ bọc nghiên cứu dân dụng.
Ông còn dẫn tài liệu nêu cái chết của 73 tình nguyện viên tham gia những thử nghiệm một loại thuốc mới tại phòng thí nghiệm này hồi năm 2015-2016.
Ông nói những cái chết cho thấy Trung tâm Lugar sử dụng các tình nguyện viên như "chuột bạch" để thử nghiệm cho một loại chất độc gây chết người: "Những cái chết gần như cùng lúc của hàng loạt tình nguyện viên khiến có lý do để tin Trung tâm Lugar đang nghiên cứu chất cực độc". AP nói không thể độc lập xác minh các thông tin này.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Eric Pahon cực lực bác bỏ tuyên bố của Tướng Kirillov là "sự sáng tạo của trí tưởng tượng, và là chiến dịch xuyên tạc chống đối phương Tây, và là toan tính đánh lạc hướng chú ý khỏi những hành vi xấu của Nga ở nhiều mặt trận".
Ông Pahon nói thêm rằng Mỹ không phát triển vũ khí sinh học ở Trung tâm Lugar, và phòng thí nghiệm là một cơ sở y tế công kết hợp trị liệu cho người và thú y. Ông nhấn mạnh chủ sở hữu là Trung tâm kiểm soát phòng dịch quốc gia và y tế công Gruzia (NCDC) chứ không phải Mỹ.
Phương Tây cáo buộc tin tặc Nga tấn công mạng ào ạt
Theo báo Independent, có lý do để Nga mãi đến ngày 4.10 mới họp báo công bố tài liệu mà vị cựu Bộ trưởng Gruzia công bố hồi trung tuần tháng 9: có lẽ Nga đã biết trước Hà Lan sẽ công bố việc 4 điệp viên Cục tình báo quân đội Nga (GRU) toan xâm nhập vào hệ thống điện toán của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW, đặt trụ sở ở thành phố Hague) hồi tháng 4.
Các quan chức Anh giải thích OPCW bị tấn công, vì nơi này điều tra vụ tấn công hóa học ngày 4.3 ở thành phố Salisbury (Anh), khiến cựu điệp viên Nga phản quốc Sergei Skripal và con gái Yulia bị đầu độc suýt chết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói Nga phải bị quốc tế xử lý, vì toan tấn công mạng vào OPCW.
Nhóm người Nga bị nghi là điệp viên GRU tấn công hệ thống điện toán của OPCW - Ảnh: AP
Vài giờ sau, đến lượt Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cáo buộc trong 4 năm, tin tặc Nga mở chiến dịch xuyên tạc sau khi chiếm được thông tin nhạy cảm của các mục tiêu gồm Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), Ủy ban Phòng chống Doping thế giới (WADA) và Ủy ban quốc gia đảng dân chủ (DNC).
DOJ cáo buộc 7 sĩ quan thuộc Đơn vị 26165 của GRU chỉ huy vụ tấn công mạng của các tổ chức thể thao quốc tế, xâm nhập và chiếm dữ liệu của họ, nhằm trả đũa Ủy ban phòng chống doping Mỹ và WADA, Trung tâm Đạo đức thể thao Canada và FIFA, sau khi nhiều nhà thể thao Nga bị cấm thi đấu Olympic và các sự kiện thể thao lớn do họ sử dụng thuốc kích thích (doping) để nâng cao thành tích thi đấu.
DOJ nói đây là một chiến dịch tin tặc tân kỳ được Điện Kremlin biết và phê duyệt, bắt đầu từ tháng 12.2014 đến ít nhất là tháng 5.2018.
Nhóm sĩ quan GRU bị cáo buộc gian lận điện tử, ăn cắp thông tin cá nhân và rửa tiền. 3/7 sĩ quan GRU từng bị Công tố viên đặc biệt Robert Muller cáo buộc chiếm đoạt thư điện tử của DNC.
Vĩnh Thụy ( theo AP, Independent)
Theo motthegioi
Mỹ truy tố 7 gián điệp Nga tội tấn công mạng toàn cầu Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố 7 đối tượng được cho là nhân viên tình báo quân sự Nga với các cáo buộc tiến hành các cuộc tấn công mạng trên phạm vi toàn thế giới. Mỹ truy tố 7 gián điệp Nga với cáo buộc tấn công mạng. Ảnh minh họa: Military Times Phía Mỹ cho rằng các tin tặc đã...