Anh tặng thêm 20 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triển
Anh sẽ tặng thêm 20 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho các nước đang phát triển vào cuối năm nay, Reuters đưa tin ngày 30/10.
Thủ tướng Boris Johnson dự kiến tuyên bố trước các nhà lãnh đạo thế giới bước đi trên và nhấn mạnh đây là động thái cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch.
“Giống như một gã khổng lồ đang thức giấc, nền kinh tế thế giới đang hồi sinh. Thế nhưng, tốc độ phục hồi sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta có thể vượt qua Covid-19 nhanh như thế nào”, ông Johnson dự kiến nói với các nhà lãnh đạo G20, theo văn phòng Downing Street.
“Ưu tiên hàng đầu của chúng ta với tư cách là G20 phải thúc đẩy việc phân phối vaccine nhanh chóng, công bằng và toàn cầu”.
Video đang HOT
Thủ tướng Boris Johnson hôm 26/10 đeo khẩu trang tại cuộc họp Hạ viện lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, báo hiệu sự tiếp cận cẩn trọng hơn trong chống Covid-19 ở Anh.
Các nhà lãnh đạo của 20 quốc gia giàu nhất thế giới đang tập trung tại Rome, Italy trong sự kiện được Thủ tướng Johnson kỳ vọng đạt được bước tiến trong việc đưa ra những cam kết cắt giảm khí thải trước các cuộc đàm phán về khí hậu ở Glasgow, Anh trong hội nghị thượng đỉnh COP26 của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Anh cũng cần nhận được sự ủng hộ từ các nước đang phát triển, phần lớn phải gánh chịu sự tàn phá nặng nề từ vấn đề nóng lên toàn cầu và đang phải vật lộn để tiêm chủng cho người dân trong khi nhiều nước phương Tây đã tiến xa trong cuộc đua này.
Hội nghị COP26 – tên đầy đủ là “Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)” – sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 12/11, dưới sự đồng chủ trì của Anh và Italy. Sự kiện này vốn dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020, nhưng bị hoãn một năm do đại dịch Covid-19.
Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo của 7 nền kinh tế phát triển lớn nhất vào đầu năm nay, Anh đã cam kết quyên tặng ít nhất 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trong mục tiêu cung cấp một tỷ liều của các nước G7.
London gần đây cho biết họ đã giao 10 triệu liều vaccine AstraZeneca cho tổ chức chia sẻ vaccine COVAX và thêm10 triệu liều nữa sẽ được giao trong những tuần tới, nâng tổng số lên 30,6 triệu năm 2021.
Vào năm 2022, Anh sẽ tặng thêm ít nhất 20 triệu liều vaccine AstraZeneca cũng như gửi toàn bộ 20 triệu liều vaccine Janssen do chính phủ đặt hàng cho COVAX.
Tiêm chủng đại trà phòng chống Covid-19 được coi là điểm mấu chốt để khôi phục tăng trưởng kinh tế, thương mại và du lịch, nhưng các quốc gia phương Tây đang tiến xa so với các quốc gia đang phát triển trong cuộc đua này. Nhiều quốc gia đang phát triển có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất và đang chứng kiến số ca nhiễm gia tăng.
100 cựu lãnh đạo và các bộ trưởng trên khắp thế giới đã kêu gọi Thủ tướng Italy Mario Draghi – người chủ trì hội nghị G20 – giải quyết vấn đề bất cân bằng trong phân phối vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu.
Họ cho biết Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada sẽ trữ trong kho 240 triệu liều vaccine không dùng tới vào cuối tháng, trong khi quân đội các quốc gia này có thể lập tức vận chuyển chúng đến các quốc gia đang cần vaccine hơn.
IMF và G20 tập trung tìm cách xoa dịu tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng
Các Bộ trưởng Tài chính từ Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 13/10 đã tập trung tìm cách xoa dịu tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, vốn đang khiến giá cả "leo thang" và đe dọa làm chệch đà phục hồi kinh tế.
Công nhân chuyển hàng hóa tại một siêu thị của Tesco ở thủ đô London, Anh, ngày 3/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thống đốc Ngân hàng trung ương Italy Ignazio Visco đã đồng ý với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và nhiều nước khác rằng áp lực lạm phát phần lớn là do các yếu tố ngắn hạn như sự tăng mạnh của nhu cầu và các vấn đề trong nguồn cung. Nhưng ông thừa nhận rằng "các yếu tố này có thể sẽ phải mất vài tháng mới giảm xuống".
Ông Visco cho biết các Thống đốc ngân hàng trung ương G20 đang xem xét vấn đề này để xem liệu "có nhiều yếu tố mang tính cơ cấu hơn" trong đà tăng lạm phát mạnh hơn dự đoán hay không, và "liệu có yếu tố cấu thành nào... có thể trở thành yếu tố mang tính lâu dài hay không".
Các ngân hàng trung ương đang phải cân bằng giữa việc hỗ trợ đà phục hồi kinh tế với các điều kiện tài chính nới lỏng và việc ngăn chặn sự gia tăng kéo dài của lạm phát. Theo thông báo của G20, các ngân hàng trung ương sẽ hành động nếu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình, trong đó có ổn định giá, đồng thời xem xét áp lực lạm phát "tạm thời".
Nhưng Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo rằng một số yếu tố trong đà tăng giá "sẽ không phải chỉ là tạm thời". Ông cho rằng việc phân biệt các yếu tố này sẽ mất thời gian và đòi hỏi sự hợp tác của các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết sự chậm trễ trong tiến trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở các nước đang phát triển đang góp phần vào tình trạng căng thẳng của chuỗi cung ứng, và nếu tình hình này kéo dài, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ cao hơn.
G20 ủng hộ cắt giảm thời gian phát triển vaccine Các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cam kết ủng hộ cắt giảm khoảng thời gian cần thiết để phát triển vaccine, thuốc điều trị và xét nghiệm mới trong đại dịch, từ 300 ngày xuống còn 100 ngày. Trung tâm Hội nghị La Nuvola ở thủ đô Rome, Italy trước...