Ảnh: Tận thấy con đường “đại đạo” trẩy hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn… Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãn cảnh suối Yến lạc vào non tiên cõi Phật.
Chùa Hương tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội từ lâu đã nức tiếng xa gần là một ngôi chùa linh thiêng và có cảnh sắc tuyệt đẹp, điển hình là Suối Yến thơ mộng.
Suối Yến có chiều dài khoảng 4km là con đường thủy duy nhất từ bến Đục đến Hương Sơn nơi tọa lạc của chùa Thiên Trù, động Hương Tích.
Những ngày đầu năm và trong thời gian lễ hội tại bến Đục, suối Yến luôn tấp nập cảnh khách thập phương lên thuyền, xuôi dòng trẩy hội chùa Hương. Hiện nay chùa Hương có 4.500 thuyền chở khách.
Theo BTC Lễ hội chùa Hương, năm nay những chiếc thuyền chở khác đã được sơn lại đồng bộ màu xanh và trang bị 6 pháo/thuyền.
Những chiếc thuyền chở khách ngược xuôi chầm chậm lướt đi trên dòng suối để du khách thưởng lãm khung cảnh thiên nhiên tuyệt vĩ.
Trong hành trình trẩy hội chùa Hương, du khách được ít nhất 2 lượt đi trên suối Yến, thời gian cho mỗi lượt khoảng 45-60 phút.
Video đang HOT
Những người “lái đò” thường là người địa phương. Trong ảnh là chị Hằng, chị cho biết năm 19 tuổi chị về làm dâu đất Hương Sơn và bắt đầu lái đò chở khách du lịch mỗi dịp Tết đến Xuân về. 25 năm qua chị không đếm được bao nhiêu lượt người đã chở, mỗi chuyến đò, các vị khách đều được chị giới thiệu về lịch sử của từng ngọn núi, đền thờ…
Một điểm thú vị trong quá trình di chuyển trên suối Yến đó là du khách được nghe những làn điệu dân ca êm ái, du dương đượm hồn thôn quê từ những chiếc “thuyền văn hóa” của Ban tổ chức lễ hội
Dọc quãng đường 4km duy nhất để đến động Hương Tích du khách còn được BTC Lễ hội “lưu ý” những điểm cần khi trẩy hội chùa Hương bằng những biển pa-nô, áp phích. Theo niêm yết, giá vé dạo xem thắng cảnh vẫn giữ nguyên như mọi năm mức 80.000 đồng/người và 50.000 đồng/người tiền đò.
Những địa danh, dấu tích, câu chuyện lịch sử được lái đò giới thiệu cho du khách trên suối Yến.
Dòng suối Yến thơ mộng toát lên vẻ đẹp kỳ vĩ mà thiên nhiên ban tặng khiến các cô gái trẻ say đắm… không quên lưu giữ lại kỷ niệm.
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ có cảnh đẹp mà còn là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Sau khi vãn cảnh suối Yến, du khách di chuyển lên chùa Thiên Trụ, động Hương Tích hành lễ…
Mọi người tìm đến đây không chỉ lễ Phật cầu an mà còn tìm đến sự thanh tịnh và tôn nghiêm…
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … Tại đây, sau khi ngồi thuyền vãn cảnh du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh non sông nơi cõi Phật. Trong ảnh là động Hương Tích. Động Hương Tích là đích đến cuối cùng, sau thời gian khá dài leo núi, người hành hương đặt chân vào động như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Động cũng là nơi gắn liền với rất nhiều bài thơ nổi tiếng.
Lễ hội Chùa Hương kéo dài nhất trong năm, suốt 3 tháng xuân (bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch). Đỉnh điểm của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Lễ hội chùa Hương 2018 là mốc quan trọng “kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Di tích thắng cảnh Hương Sơn và đón nhận thắng cảnh Hương Sơn là di tích Quốc gia đặc biệt”.
Theo Danviet
Chùa Hương đông khách trước ngày khai hội
Mặc dù mùng 6 Tết Nguyên đán, lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) mới khai mạc, nhưng nhiều ngày trước đã có rất đông du khách đi lễ chùa.
9h ngày 6 Tết Nguyên đán, lễ hội chùa Hương - lễ hội lớn và kéo dài nhất cả nước (3 tháng) - mới khai mạc, nhưng từ mùng 2 Tết nơi đây đã đông khách.
Chiều mùng 5 Tết, nhiều gia đình mang theo con nhỏ đến ngủ lại để hôm sau kịp dự lễ khai mạc. Khách phải gửi phương tiện ở ngoài bãi để xe, đi bộ vào Ban quản lý mua vé tham quan, sau đó đi đò tới đền Trình.
Bến đò suối Yến. Hôm nay, khoảng 50% số đò được sử dụng để phục vụ du khách. Giá vé mỗi lượt cho người lớn là 130.000 đồng (bao gồm cả vé thắng cảnh và vé đò), các em nhỏ được miễn phí.
Dòng suối Yến tấp nập thuyền qua lại. Năm nay, Ban quản lý cấm tất cả thuyền máy, chỉ cho thuyền trèo tay hoạt động để đảm bảo an toàn.
Có nhiều người đến lễ từ ngày hôm trước và hôm nay ra về để tránh cảnh chen chúc. Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết, hôm qua có khoảng 40.000 lượt khách tới tham quan.
Hôm nay, lượng khách mua vé tham quan là 69.000. Có 4 tuyến thắng cảnh Hương Sơn, đông nhất là tuyến Hương Tích. Khách sẽ phải mất một tiếng ngồi đò để tới đền Trình, sau đó đi bộ tới chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, chùa Giải Oan, đền Trần Song, động Hương Tích, và chùa Hinh Bồng. Hiện có cáp treo từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích.
Dọc con suối vào khu chùa chính có nhiều cửa hàng bán đồ ăn nhanh phục vụ du khách.
Các đoàn quan họ, cải lương... biểu diễn dọc suối Yến.
Khách thắp hương tại đền Trình, điểm dừng chân đầu tiên trong tuyến Hương Tích.
UBND huyện Mỹ Đức cho biết, lượng khách đến lễ hội chùa Hương năm 2016 là 1,4 triệu. Mùa lễ hội 2017, huyện Mỹ Đức dự kiến đón khoảng 1,3-1,5 triệu khách.
Gia Chính
Theo VNE
Lễ hội chùa Hương: Du khách "méo mặt" vì bị chặt chém Sau khi hội chùa Hương chính thức khai hội, khung cảnh trở nên "thanh tịnh", không còn cảnh ồn ã, chen lấn, xô đẩy, hỗn loạn... nhưng vẫn còn một vài "hạt sạn" như cảnh người dân bày bán hàng dù đã có những biển cấm, nhét tiền lẻ vào đầu rồng, thả tiền lẻ xuống giếng. Những ngày qua, hàng vạn du...