Anh tái phong tỏa một phần
Thủ tướng Anh Johnson yêu cầu các vùng phía bắc đất nước tái áp đặt phong tỏa một phần trong bối cảnh lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ hai.
Hàng trăm nghìn người ở Greater Manchester, Bradford, Blackburn và nhiều khu vực khác ở miền bắc nước Anh bị cấm tụ tập trong nhà với các gia đình khác từ đêm 30/7.
Quyết định này được đưa ra sau khi dữ liệu từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho thấy các ca nhiễm nCoV đã đạt ngưỡng “đáng lo ngại” ở các khu vực tại Lancashire và Yorkshire, buộc Thủ tướng Anh Boris Johnson phải “hành động ngay lập tức” để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Hành khách được đo thân nhiệt tại sân bay Heathrow, phía tây London, Anh, hôm 10/7. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Johnson trước đó cảnh báo người dân không nên lầm tưởng mối nguy hiểm về dịch bệnh đã qua, trong khi Phố Downing cũng cảnh báo không loại trừ khả năng tái phong tỏa toàn quốc.
Johnson cho biết cần phải áp các biện pháp cứng rắn để ngăn làn sóng Covid-19 lần hai. Thủ tướng Anh nói thêm ông e ngại nước này chỉ còn hai tuần nữa là đạt đỉnh dịch lần hai, sau khi Covid-19 tái xuất hiện trên khắp châu Âu.
Video đang HOT
“Cách tốt nhất để ứng phó với dịch là phong tỏa quyết liệt các địa phương. Chúng ta cần kiểm soát nó tại địa phương để bảo vệ toàn bộ Vương quốc Anh”, Johnson nhấn mạnh.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cùng ngày cho biết tái áp đặt các biện pháp phong tỏa là điều không mong muốn, song nCoV đã lan rộng do các hộ gia đình không tuân thủ biện pháp giãn cách.
“Chúng tôi đang liên tục xem những dữ liệu mới nhất về sự lây lan của nCoV. Thật không may, chúng tôi đang thấy tỷ lệ lây nhiễm ngày càng tăng ở các khu vực miền bắc”, Hancock nói.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 17,4 triệu người nhiễm và hơn 675.000 người chết. Anh đang là vùng dịch lớn thứ hai châu Âu và thứ mười thế giới, với hơn 300.000 ca nhiễm và gần 46.000 ca tử vong.
Chiến lược giảm béo chống Covid-19 của Anh
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết quãng thời gian nhập viện vì Covid-19 đã thôi thúc ông thắt chặt những quy định về đồ ăn vặt gây béo phì.
Anh sẽ kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo đồ ăn vặt và yêu cầu ghi rõ số calo của mỗi món ăn trên thực đơn tại nhà hàng trong nỗ lực đối phó tình trạng béo phì, đồng thời giảm áp lực lên Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) giữa đại dịch Covid-19.
Với Thủ tướng Johnson, ông là người rõ hơn hết mối liên hệ giữa béo phì và Covid-19. Ông đã thừa nhận rằng mình "quá béo" khi nhập viện vì nhiễm nCoV hồi tháng 4 và sức khỏe của Thủ tướng Anh từng suy yếu đến mức có lúc ông phải nằm phòng điều trị đặc biệt.
Thủ tướng Anh Boris Johnson rời Phố Downing ở thủ đô London ngày 8/7. Ảnh: Reuters.
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì với nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong vì Covid-19. Thủ tướng Johnson chia sẻ trên báo Daily Express rằng quãng thời gian ở bệnh viện chính là "hồi chuông cảnh tỉnh" đối với ông.
"Tôi đã muốn giảm cân từ lâu nhưng giống như rất nhiều người khác, tôi gặp khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng của mình", ông cho hay. "Trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát và đến khi tôi nhiễm virus, tôi đã nhận ra rằng việc kiểm soát để không bị thừa cân quan trọng đến nhường nào".
Như một phần trong chiến lược chống béo phì của chính phủ, các quảng cáo cho những loại thực phẩm nhiều chất béo, đường và muối sẽ bị cấm phát trên truyền hình và Internet từ sáng tới 21h hàng ngày nhằm tránh khung thời gian trẻ em có thể dễ xem được chúng nhất. Bên cạnh đó, chính quyền sẽ tổ chức một buổi thảo luận về việc liệu Anh có nên cấm quảng cáo đồ ăn vặt hoàn toàn trên mạng hay không.
Tất cả những nhà hàng lớn và quán cà phê phải ghi lượng calo của mỗi món ăn trên thực đơn và chính phủ sẽ xem xét việc thêm chỉ số calo vào đồ uống có cồn. Những chương trình khuyến mại như "mua một tặng một" áp dụng với đồ ăn giàu chất béo và nhiều đường cũng sẽ bị cấm.
Béo phì lâu nay được coi là vấn đề ngày càng nghiêm trọng tại Anh, làm tiêu tốn nguồn lực của NHS. Anh thường đứng trong top đầu những quốc gia có lỷ tệ người béo phì cao nhất châu Âu.
Thống kê từ chính phủ cho thấy gần 2/3 người trưởng thành ở Anh thừa cân hoặc béo phì. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 39% người trưởng thành trên toàn cầu thừa cân và khoảng 13% người bị béo phì.
Hơn 45.000 người tại Anh đã tử vong vì Covid-19. Gần 8% bệnh nhân Covid-19 phải chăm sóc đặc biệt bị béo phì nghiêm trọng, trong khi tỷ lệ béo phì nghiêm trọng chỉ chiếm 2,9% dân số.
Thủ tướng Johnson trong video đăng lên Twitter ngày 27/7 cho hay ông đã giảm hơn 6 kg kể từ thời điểm nhập viện tới nay.
Báo Daily Telegraph đưa tin Thủ tướng Johnson nặng 111 kg lúc nhập viện vì Covid-19 cách đây ba tháng. Ngay cả hiện tại, khi đã giảm cân, với chiều cao 1m77, ông vẫn bị xếp vào dạng béo phì.
Giáo sư Parveen Kumar, phát ngôn viên Hiệp hội Y khoa Anh, cơ quan đại diện cho các bác sĩ, cho rằng chiến lược mới của chính phủ "có thể góp phần không nhỏ khởi đầu một cuộc cách mạng về sức khỏe cho quốc gia".
Nhưng nó lại không nhận được sự hưởng ứng từ ngành công nghiệp thực phẩm và bán lẻ. Tim Rycroft, giám đốc điều hành Liên đoàn Thực phẩm và Đồ uống, một nhóm đại diện cho các nhà sản xuất trong ngành này, gọi kế hoạch mới mà chính phủ đưa ra là "đòn trừng phạt" nhằm vào các công ty "đã nuôi sống đất nước trong cuộc khủng hoảng Covid-19".
Liên đoàn khẳng định dù họ ủng hộ chính phủ trong nỗ lực giúp người dân khỏe mạnh hơn, những chính sách được đề xuất sẽ không phát huy hiệu quả và chỉ làm tăng giá thành sản phẩm.
Ngoại trưởng Mỹ tới Anh để thảo luận về Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Anh hôm 20/7 để thảo luận với Thủ tướng Anh Boris Johnson về các vấn đề Trung Quốc, 5G và thỏa thuận thương mại tự do Brexit. "Tại London, Ngoại trưởng Pompeo sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Boris Johnson và người đồng cấp Dominic Raab để thảo luận về các vấn đề ưu tiên toàn...