Ảnh tắc đường giờ tan tầm của Việt Nam đoạt giải quốc tế
Bức ảnh chụp một ngã tư đông đúc ở TPHCM vào giờ tan tầm, xe cộ đi lại ngược xuôi, hối hả. Bức ảnh vừa đoạt giải tại một cuộc thi ảnh quốc tế.
Vừa qua, một nhiếp ảnh gia Việt Nam đã đoạt giải tại cuộc thi ảnh quốc tế HIPA (Hamdan International Photography Award) do hoàng tử của Tiểu Vương quốc Dubai – Hamdan bin Mohammed bin Rashid al Maktoum sáng lập. Đây đã là mùa giải thứ 4 của giải ảnh HIPA.
Chủ đề của cuộc thi năm nay là “Những sắc màu cuộc sống” với 4 hạng mục giải gồm “Những sắc màu cuộc sống”, “Đề tài chung”, “Những gương mặt” và “Nhiếp ảnh ban đêm”.
Mục tiêu của chủ đề năm nay là để các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới thu vào ống kính những khoảnh khắc thể hiện những sắc màu đa dạng trong cuộc sống, khiến người xem cảm nhận được rằng thế giới này thực sự kỳ thú.
Về bức ảnh của nhiếp ảnh gia Việt Nam đoạt giải tại HIPA, đó là bức chụp lại cảnh giao thông đông đúc ở TPHCM vào giờ tan tầm do tác giả Nguyễn Minh Tân thực hiện. Bức ảnh đã đoạt giải 3 ở hạng mục “Ảnh ban đêm”.
Miêu tả về bức ảnh đoạt giải này là lời dẫn như sau: Tắc đường vốn là một vấn đề thường thấy ở những thành phố lớn như TPHCM. Bức ảnh đã cho thấy những hỗn loạn tại một ngã tư trong buổi chạng vạng, đúng giờ tan tầm. Lúc này, số lượng xe lưu thông trên đường vượt ngoài khả năng hoạt động bình thường của đường phố.
Khi dân cư ngày càng đông đúc, phương tiện giao thông cũng sẽ tăng theo, nhưng đường phố và cơ sở hạ tầng thì vẫn chưa theo kịp mức độ gia tăng nhanh chóng của dân số. Bức ảnh đã thu lại tình trạng lộn xộn, ách tắc khi người và xe chen nhau để tìm khoảng trống, lách lên trên.
Giải thưởng dành cho nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Tân sẽ là 10.000 đô la (217 triệu đồng).
HIPA – một trong những giải ảnh lớn nhất thế giới với tổng giá trị giải thưởng lên tới 400.000 đô la (tương đương 8,7 tỉ đồng). Năm 2013, cuộc thi với chủ đề “Vẻ đẹp ánh sáng” đã có một nhiếp ảnh gia đến từ Việt Nam – tay máy Lê Duy Hoàng – đoạt giải ba ở hạng mục ảnh đen trắng.
HIPA là một giải ảnh còn khá mới, tuy vậy, ngay từ khi mới thành lập, giải đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng nhiếp ảnh trên khắp thế giới bởi mức kinh phí đầu tư cho các hạng mục giải thưởng đều rất lớn.
Người bảo trợ cho giải ảnh HIPA là hoàng tử của Dubai – Hamdan bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum. Giải ảnh được lập ra với mục đích kích thích sự phát triển văn hóa nghệ thuật tại Dubai, giúp nơi đây trở thành một trong những trung tâm văn hóa – nghệ thuật tầm cỡ thế giới.
Bức ảnh của Lê Duy Hoàng đoạt giải 3 ở hạng mục ảnh đen trắng hồi năm 2013. Phần thưởng dành cho Lê Duy Hoàng khi đó là 8.000 đô la (tương đương 174 triệu đồng).
Những bức ảnh đoạt giải tại giải ảnh HIPA năm nay:
Hạng mục “Sắc màu cuộc sống”: Giải đặc biệt. Ảnh: Anurag Kumar – Ấn Độ.
Giải nhất. Ảnh: Aruna Bhat – Ấn Độ.
Giải nhì. Ảnh: Zhang Xiangli – Trung Quốc.
Video đang HOT
Giải ba. Ảnh: Zeki Yavuzak – Thổ Nhĩ Kỳ.
Giải tư. Ảnh: Mujeeb Kizhakkechalil – Ấn Độ.
Giải năm. Ảnh: Fabrizio Moglia – Ý.
Hạng mục “Đề tài chung”: Giải nhất. Ảnh: Harish Chavda – Anh.
Giải nhì. Ảnh: Ali Rajabi Shomali – Iran.
Giải ba. Ảnh: Antonius Andre Tjiu – Indonesia.
Giải tư. Ảnh: Yvon Andre Pierre Buchmann – Pháp.
Giải năm. Ảnh: Jaime Singlador – Philippines.
Đề tài “Những gương mặt”: Giải nhất. Ảnh: Rudoi Danil – Nga.
Giải nhì. Ảnh: Kenneth Geiger – Mỹ.
Giải ba. Ảnh: Chi Hung Cheung – Hồng Kông.
Giải tư. Ảnh: Ali Zohari – Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Giải năm. Ảnh: Xyza Dela Cruz Bacani – Philippines.
Đề tài “Nhiếp ảnh ban đêm”: Giải nhất. Ảnh: Peng Li – Trung Quốc.
Giải nhì. Ảnh: Ho Sung Wee – Malaysia.
Giải tư. Alexandre Buisse – Pháp.
Giải năm. Daniel Cheong – Pháp.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ HIPA
Chùm ảnh đen trắng tuyệt đẹp về Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng đã thể hiện tình cảm với Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà anh đã sống và gắn bó hơn 20 năm bằng 40 bức ảnh trắng đen in trên lụa.
nh được chụp trên đường Khánh Hội, quận 4 ngày 14/7/2012. Một bộ phận lớn người dân lao động ở thành phố còn vất vả mưu sinh với gánh hàng rong. Họ phải di chuyển nhiều đến các điểm bán bằng một chiếc xe máy với đôi quang gánh phía sau. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
Hình ảnh được chụp tại bùng binh công trường Dân Chủ sáng 7/4/2008. Là thành phố lớn và quan trọng của cả nước, Sài Gòn là nơi đông dân cư, với nhịp sống cực kỳ sôi động. Hình ảnh buổi sáng ở Sài Gòn với dòng người hối hả, tất bật vào cuộc mưu sinh đã trở nên quen thuộc. Khoảnh khắc ba cha con cùng nhau đi học, đi làm vừa quen thuộc, thân thương, vừa cho thấy một Sài Gòn năng động và hối hả. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
Ảnh chụp kênh Nhiêu Lộc tại đoạn đầu trung tâm quận 1 ngày 21/4/2005 trong giai đoạn đầu của công trình cải tạo con kênh này. Hình ảnh cây xanh, các con tàu neo đậu thể hiện sự hồi sinh nhanh chóng của dòng kênh này. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
Hầm Thủ Thiêm, bước khởi đầu cho sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng cho Thành phố Hồ Chí Minh, nối hai bờ sông Sài Gòn, là cầu nối cho sự phát triển của một trung tâm hành chính mới của thành phố những năm sắp tới. Ảnh chụp ngày 11/3/2015. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
ầu Mống là một cây cầu bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất của thành phố. Cầu được xây dựng vào năm 1893-1894, thiết kế theo kiểu vòng mống cho nên dân gian gọi là cầu Mống. Giờ đây cây cầu này vẫn được gìn giữ trở thành cây cầu đi bộ cho người dân. Ảnh chụp ngày 11/3/2015. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
Trước đây, việc qua lại giữa hai bờ sông Sài Gòn chỉ có duy nhất một phương tiện đó là phà. Bến phà Thủ Thiêm được chụp vào ngày 19/10/2004 trước khi bến phà được đóng cửa để thay thế bằng việc xây dựng đường hầm Thủ Thiêm hiện đại. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
(Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
Chung cư là một trong những nơi sinh sống của nhiều người dân Sài Gòn. Chung cư ở Sài Gòn có từ rất lâu, hiện còn khá nhiều những khu chung cư cũ mang nhiều hoài niệm. Dù không có nhiều tiện ích như các khu chung cư hiện đại mọc lên nhanh chóng hiện nay nhưng người dân sống ở đây vẫn hài lòng với nơi cư ngụ của mình, như một chốn cũ nhiều kỷ niệm khó lòng chia xa. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
nh chụp ngày 7/12/2012 khi người lái xe đang vòng quanh các con đường gần chợ Bến Thành để tìm khách du lịch. Chợ Bến Thành và xích lô là hình ảnh biểu trưng về Sài Gòn. Trước đây, người dân Sài Gòn hay sử dụng xích lô làm phương tiện đi lại. Những năm gần đây, xích lô chủ yếu chỉ dành cho việc chở khách du lịch tham quan thành phố. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
Ảnh chụp ngày 19/12/2007. Sài Gòn là nơi tập trung người dân từ khắp các vùng miền trên cả nước về sinh sống, làm việc. Chính vì thế mà vấn đề giao thông ở đô thị này vô cùng phức tạp. Hình ảnh kẹt xe, các loại phương tiên chen chúc luồn lách trên đường trở thành quen thuộc như nhịp sống vốn có của thành phố này. Người nước ngoài đến Sài Gòn cũng đã nhanh chóng thích nghi với các hình thức giao thông khi chọn mảnh đất này làm nơi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
(Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng)
Theo Vietnam Plus
Chen chân trên cây cầu trụ cao nhất Việt Nam xem đua thuyền Hôm qua (28/2), tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống năm 2015 và đón nhận xác nhận kỷ lục "cầu Pá Uôn bắc qua sông Đà - cầu có trụ cao nhất Việt Nam" do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng. Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Đà tại huyện Quỳnh...