Anh sử dụng loại bom nặng nhất để ném IS
Vào hôm 26-4, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, không quân nước này vừa sử dụng loại bom nặng nhất của mình để chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Vào hôm 21-4, máy bay Panavia Tornado GR4 hoạt động ở căn cứ Akrotiri trên đảo Síp đã xuất kích và thả 2 quả bom phá boong ke có dẫn đường Enhanced Paveway III ( EPW III) nặng 900 kg vào các cơ sở của IS ở Iraq.
Do có kích thước lớn nên, EPW III có thể nhìn thấy rõ trên cánh máy bay Tornado
“Các máy bay Tornado đã sử dụng bom EPW III ném trúng một hệ thống đường hầm và boong ke lớn của IS gần sông Euphrates, miền tây Iraq”, Bộ Quốc Anh cho biết.
EPW III được thiết kế để phá hủy các khu chứa máy bay, cầu cảng và trung tâm chỉ huy của đối phương trong mọi điều kiện thời tiến. Đây là loại bom cải tiến so với Paveway II và III PGM, vốn thường bị ảnh hưởng nhiều khi sử dụng trong điều kiện mưa lớn. Anh bắt đầu sử dụng EPW III từ năm 2002 với 2.000 quả đã được bàn giao cho quân đội nước này.
Khi mới được thả, EPW III sẽ sử dụng định vị vệ tinh GPS, tuy nhiên, sau đó nó sẽ được dẫn đường bằng laze đến điểm va chạm. Nếu hệ thống khóa laze bị ảnh hưởng ở kì cuối, EPW III có thể quay trở lại tính năng dẫn đường bằng GPS trừ khi nó chỉ còn 3 giây trước khi đến điểm va chạm.
Trước khi chiến dịch không kích IS của liên quân Mỹ đứng đầu được tiến hành vào tháng 9-2014, Anh từng định loại bom EPW III ra khỏi biên chế vào cuối năm 2017 để sử dụng bom Paveway IV nặng 225 kg.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Lắp động cơ Ukraine cho cặp tàu Gepard mới của Việt Nam
Hai tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 Nga đóng cho Việt Nam sử dụng động cơ turbin khí do Ukraine giao thay vì của Đức như dự kiến trước đó
Báo cáo tài chính năm 2015 do Nhà máy đóng tàu Maxim Gorky tại Zelenodolsk (cộng hoà Tatarstan, Nga) công bố ngày 15/4/2016 cho biết vào ngày 15/2/2013, Nhà máy đóng tàu Gorky cùng tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport ký hợp đồng cấp chính phủ đóng 2 tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 cho hải quân Việt Nam, sau khi đã bàn giao cặp tàu đầu tiên trước đó là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.
Hai tàu này được cho có chức năng săn ngầm, cùng hệ thống tên lửa mới.
Cặp tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 thứ 3 và 4 của Việt Nam. Ảnh: Nhà máy Gorky
Ngày 14/5/2013, hợp đồng chính thức có hiệu lực sau khi phía Việt Nam thanh toán tài chính bước đầu.
Ngày 10/11/2015, Bộ Quốc phòng Việt Nam ký bản xác nhận tiến hành giai đoạn 3 "lắp đặt máy móc, thiết bị" cho tàu số hiệu 956, và đến ngày 8/12/2015 ký xác nhận tương tự cho tàu số hiệu 957.
Vấn đề quan trọng trong tiến trình đóng cặp tàu Gepard 3.9 thứ 3 và 4 cho Việt Nam là động cơ turbin khí của tàu. Trước đây hầu hết tàu chiến của Hải quân Nga và tàu chiến Nga xuất khẩu gần như sử dụng động cơ turbin khí của hãng Zorya - Mashproekt ở Nikolaev, Ukraine.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào Nga năm 2014, các giao dịch cung ứng động cơ từ Ukraine chấm dứt, gây ảnh hưởng lớn đến ngành đóng tàu chiến của Nga và ảnh hưởng đến khách hàng nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Theo hợp đồng, động cơ của 2 tàu Gepard của Việt Nam trang bị loại turbin khí M44E của Zorya - Mashproekt. Sau khi Ukraine không giao hàng cho Nga, phía Việt Nam đã đàm phán với Ukraine về vấn đề động cơ này. Cuối cùng Ukraine và Việt Nam ký kết thoả thuận để Ukraine giao động cơ cho Việt Nam rồi Việt Nam chuyển cho Nhà máy Gorky.
Các thủ tục hoàn tất vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015, và đến ngày 17/10/2015 động cơ M44E đã được giao cho Nhà máy Gorky để lắp ráp cho 2 tàu Gepard của Việt Nam.
Tính ra việc giao động cơ M44E này chậm đến 15,5 tháng so với dự kiến đối với tàu số 956 và 10,5 tháng với tàu số 957. Việc chậm trễ này đã kéo theo tiến độ hoàn thành và giao hàng cho Việt Nam không đúng với hợp đồng. Cụ thể với tàu số 956, thời gian từ khi đóng đến lúc bàn giao đã từ 42 tháng (theo hợp đồng) nay tăng lên 51 tháng, và với tàu 957 từ 46 tháng lên 54 tháng.
Trước đó nhiều thông tin nói rằng hai tàu Gepard Nga đóng cho Việt Nam sẽ dùng động cơ của Đức thay thế Ukraine.
Cụ thể, theo cơ quan báo chí của Nhà máy đóng tàu Gorky hồi tháng 11/2015, hai chiếc tàu Gepard được trang bị loại động cơ từ một nguồn khác ngoài Ukraine do Việt Nam đàm phán và tự mua. Tổng giám đốc Nhà máy, ông Renat Mistahov tiết lộ trên tờ VPK (Nga) hồi tháng 5/2015 cho thấy đây là những động cơ do Đức sản xuất.
Ông Mistahov nhấn mạnh: "Không có bất kỳ vấn đề nào với châu Âu. Các công ty MAN và RENK của Đức sẽ cung cấp động cơ và thiết bị truyền động cho 2 tàu Gepard. Họ đã được cho phép xuất khẩu các sản phẩm này sang Nga thông qua một đối tác khác (Việt Nam)".
Dù thông tin trước đây là như vậy nhưng với báo cáo tài chính năm 2015 của Nhà máy đóng tàu Gorky, rõ ràng, việc hai tàu Gepard của Việt Nam lắp động cơ Đức đã không xảy ra.
Theo truyền thông Nga, sức chiến đấu của cặp tàu Gepard mới được tăng lên rất nhiều do được trang bị thêm hệ thống vũ khí chống ngầm cực hiện đại.
Theo đó, hệ thống vũ khí sẽ bao gồm: Pháo hạm AK-176M, hai pháo bắn nhanh AK-630M, một hệ thống CIWS Palma, 2x4 tên lửa chống hạm Uran-E/UE.
Trang bị radar gồm: Một đài radar cảnh giới Pozitiv-ME, 1 radar dẫn bắn Minera-ME, 1 radar điều khiển hỏa lực pháo 5P-10-03E Laska, 1 radar hàng hải MR-231. Thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu.
Trong khi đó theo website chính thức của nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, các tàu Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài tổng thể 102,4m; chiều rộng 14,4m; chiều cao 7,25m; mớn nước khoảng 5,6m; tốc độ di chuyển tối đa khoảng 29 hải lý/h.
Tàu có tầm hoạt động 4.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ; khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển và được vận hành bởi kíp thủy thủ 84 người.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Pháo đài bay B-52 dội bom phá tan cơ sở vũ khí của IS Không quân Mỹ đã bắt đầu sử dụng máy bay ném bom B-52 để không kích nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và đã phá huỷ một cơ sở vũ khí của chúng ở Iraq. Ngày 20.4, Đại tá Lục quân Mỹ Steve Warren, người phát ngôn liên minh do Mỹ đứng đầu chống IS cho biết, không quân Mỹ đã...