Anh: Sốc với đề xuất “khử” người khuyết tật
Ông Colin Brewer. Ảnh: BBC
Ủy viên hội đồng một thành phố ở Anh đang đối mặt với làn sóng kêu gọi từ chức sau khi đề xuất “tặng những cái chết nhẹ nhàng” cho người khuyết tật để “đỡ tốn kém”!
Ông Colin Brewer, một ủy viên độc lập ở Wadebridge East nói với một nhân viên xã hội của Tổ chức Disability Cornwall ở Truro rằng “ Trẻ khuyết tật nên bị loại bỏ”.
Mặc dù lời phát biểu nhẫn tâm này được đưa ra từ năm 2011 nhưng Ủy ban chất lượng sống của chính quyến địa phương mới đưa ra phản hồi về khiếu nại của Disability Cornwall.
Đối mặt với làn sóng buộc từ chức, ông Brewer đã viết một bức thư xin lỗi gửi tới Disability Cornwall.
Video đang HOT
“Tôi xin bày tỏ sự hối hận từ đáy lòng vì bình luận gây hậu quả rất xấu của mình. Lời lẽ của tôi đã gây hiểu nhầm, tôi không có ý nói tới tất cả những người khuyết tật”, bức thư có viết.
Ông Brewer còn chia sẻ trên BBC rằng ông chỉ đang cố gắng tạo ra những phản biện từ những người làm công tác từ thiện.
“Tôi không định từ chức. Tôi không nghĩ mình đã làm sai. Tôi đã xin lỗi rồi”, ông Brewer nói.
Bà Steve Paget từ tổ chức Disability Cornwall cho biết sự việc đang cực kỳ gây lo ngại, đặc biệt là khi người nói ra những lời nhẫn tâm đó lại là một đại diện trong hội đồng thành phố. Những tuyên bố kiểu đó khiến những người khuyết tật vốn đã phải đối mặt với không ít trở ngại lại càng thêm mất lòng tin.
Theo 24h
Đi bộ 2.500 km để kêu gọi hỗ trợ cho trẻ khuyết tật
Một chàng trai khuyết tật ở Hàn Quốc cùng người bố của mình đã hoàn thành 4 cuộc đi bộ với tổng cộng 2.500 km kể từ năm ngoái để kêu gọi cộng đồng chú ý hơn đến trẻ khuyết tật cũng như kêu gọi việc thực hiện luật thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật.
Korea Times cho biết anh Lee Gyun-do, 20 tuổi, bị chứng rối loạn phát triển, đã cùng bố của mình là ông Lee Jin-sub, 48 tuổi, đã thực hiện 4 cuộc đi bộ dài như vậy với một mục đích rõ ràng.
Ông Lee Jin-sub cho biết: "Hiện nay hầu như không có sự hỗ trợ của chính phủ cho những người bị chứng rối loạn phát triển. Phần lớn hỗ trợ dành cho người khuyết tật tập trung vào những người có khuyết tật thể chất".
Trong khi đó, chứng rối loạn phát triển là một chứng rối loạn trong đó có việc thiểu năng trí tuệ do tổn thương não. Ông Lee cho biết những người bị rối loạn như vậy đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện dài hạn hơn và lớn hơn.
Anh Lee Gyun-do (bên trái) và người cha Lee Jin-sub chụp ảnh trong chuyến đi bộ từ Busan đến Seoul. Hai cha con ông Lee đã thực hiện 4 chuyến đi bộ với tổng cộng 2.500 km để kêu gọi cộng đồng chú ý hơn đến người bị chứng rối loạn phát triển cũng như kêu gọi việc thực hiện luật thúc đẩy quyền lợi của những người này. (Ảnh: Yonhap)
Với chứng rối loạn phát triển, anh Lee Gyun-do sở hữu trí thông minh tương đương với một người 4 tuổi. Anh Lee Gyun-do tốt nghiệp một trường giáo dục đặc biệt vào tháng 2 năm ngoái, nhưng đã không có cơ sở hoặc nơi làm việc nào muốn nhận anh.
Sau đó, vào tháng 3 năm ngoái, ông Lee Jin-sub đã dắt tay cậu con trai mình và thực hiện cuộc đi bộ dài 600 km mất 40 ngày từ Busan đến Seoul bằng chân. Ông Lee cho biết ông muốn chỉ cho con trai mình thấy một thế giới bên ngoài khác với thế giới mà cậu đang sống.
Được biết, ông Lee đã thực sự được chẩn đoán bị bệnh ung thư đại trực tràng ngay trước khi bố con ông bắt đầu cuộc đi bộ, nhưng ông đã không để bệnh tật làm mình nhụt chí.
Sau cuộc đi bộ đầu tiên, hai bố con ông Lee đã hoàn thành thêm ba cuộc đi bộ khác, mỗi cuộc kéo dài khoảng 600 km trên những tuyến đường khác nhau. Chuyến đi bộ gần đây nhất bắt đầu vào đầu tháng 10 và kết thúc vào tháng trước.
Ông Lee đã kêu gọi các người dân, các chính trị gia và các công chức mà ông gặp trong chuyến đi và kết quả là, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc có điều luật về phúc lợi và hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật được thông qua tại Quốc hội Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các nhiệm vụ lớn vẫn còn ở phía trước. Hiện nay ông Lee đang đặt mục tiêu để điều luật về người bị chứng rối loạn phát triển được thực thi đồng thời bãi bỏ quy định trong đó người bị chứng rối loạn phát triển sẽ không được hỗ trợ tài chính nếu họ sống với các thành viên trong gia đình là những người có thu nhập.
Năm ngoái, ông Lee đã học xong bằng về Phúc lợi xã hội và trở thành một nhân viên xã hội toàn thời gian.
"Tôi tin rằng một thế giới hạnh phúc thực sự là một thế giới mà trong đó tất cả các thành viên đều hạnh phúc", ông Lee nói.
Ông Lee cũng cho biết ông sẽ sẵn sàng bắt đầu một cuộc hành trình thứ năm để thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng tới những người bị chứng rối loạn phát triển.
Xuân Vũ
Theo dân trí
Trung Quốc chú trọng đối ngoại với Nhật, Mỹ, Triều Trung Quốc đang cân nhắc đề cử hai chuyên gia về Nhật Bản, Triều Tiên, và Mỹ đảm nhận hai chức vụ quan trọng nhất về ngoại giao của nước này, thể hiện ưu tiên trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Ông Vương Nghị (trái) và ông Dương Khiết Trì. Ảnh: AFP, AP Kyodo vừa dẫn các nguồn tin chính phủ ở...