Ảnh sốc về cơn cuồng sừng tê giác ở Việt Nam
Chiếc sừng xoay ngược đầu nhọn xuống đất, được cắm vào… chỗ hiểm, như một sự thay thế cho “của quý” của các quý ông.
Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WAR (Wildlife at Risk) đã giới thiệu một hình ảnh tuyền truyền gây “sốc” về tình trạng sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam.
Đó là tác phẩm có tên “Kill the myth” (Xóa sổ điều hoang đường), thể hiện hình ảnh một chiếc sừng tê giác xoay ngược đầu nhọn xuống đất, được cắm vào… chỗ hiểm, như một sự thay thế cho “của quý” của các quý ông. Tác phẩm này được thực hiện bởi các họa sĩ do tổ chức WAR Việt Nam ủy nhiệm.
Tác phẩm “Kill the myth” của War.
Video đang HOT
“Điều hoang đường” mà tác phẩm muốn nói đến chính là quan niệm của nhiều người việt Nam về sừng tê giác, coi đây là thứ “thần dược phòng the”, biểu tượng số một của sức mạnh tình dục trên cõi đời.
Sự sùng bái đến mức mê muội đã đẩy giá sừng tê giác ở Việt Nam lên một cái giá không tưởng: khoảng 130 triệu đồng/1 lạng, bất chấp việc các nhà khoa học đã chứng minh sừng tê giác có giá trị y học không hề cao hơn… móng tay người.
Với việc tiêu thụ sừng tê giác, người Việt Nam đã lờ đi một thực tế nhức nhối: một loài sinh vật quý hiếm đã tồn tại trên trái đất 50 triệu năm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, do hầu hết sừng tê giác tại Việt Nam có nguồn gốc từ hoạt động săn trộm ở Nam Phi.
Theo các nhà bảo tồn, nhu cầu sừng tê giác từ Việt Nam là một nguyên nhân quan trọng đẩy tê giác châu Phi đến bờ vực tuyệt chủng – điều đã xảy ra trên thực tế với loài tê giác một sừng của Việt Nam.
Thông qua tác phẩm “Kill the myth”, tổ chức WAR muốn nhắn nhủ người Việt Nam rằng: Hãy từ bỏ quan niệm hoang đường về sức mạnh của sừng tê giác để cứu loài động vật quý hiếm này khỏi họa diệt chủng.
Theo vietbao
Nam Phi: Thủng ngực vì chụp ảnh với tê giác
Một phụ nữ Nam Phi đã bị tê giác húc xuyên ngực sau khi nghe lời chủ khu bảo tồn lại gần chúng để chụp ảnh chung.
Cô Chantal Beyer, 24 tuổi, cử nhân khoa thương mại đến từ Johannesburg, cùng chồng và một số người tham quan khu bảo tồn Ridge Aloe, cách thành phố Johannesburg 40 km, nơi cho phép khách du lịch nhìn ngắm tê giác, hà mã, trâu, hươu cao cổ... ở cự ly gần.
Trong bức ảnh cho thấy cô Beyer cùng chồng chỉ đứng cách hai con tê giác chưa đến 1 m. Vài giây sau khi tấm ảnh được chụp, 1 con bất ngờ lao vào tấn công cô Beyer, theo tờ Beeld. Sừng của nó xuyên qua ngực cô từ phía sau khiến cô bị thương nặng ở vai, lủng phổi và gãy xương sườn. Hiện cô đang được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Krugersdorp và tình trạng đã ổn định.
Cô Beyer bị tấn công khi chụp hình chung với tê giác. Ảnh: Bleed/ Media 24
Trước đó, ông Alex Richter, chủ khu bảo tồn, đã nói với nhóm du khách rằng lại gần thú chụp hình không có gì nguy hiểm. Thậm chí, ông còn dùng thức ăn để dụ tê giác đến gần hơn. Những con tê giác này nặng trung bình từ 1,8 đến 2,3 tấn.
Thom Peeters, chú của cô Beyer, nói thêm lúc đó ông Richter còn đề nghị cô Beyer đứng gần 2 con tê giác thêm chút nữa để chúng to hơn khi lên hình.
Đến lúc này, khu bảo tồn thiên nhiên Ridge Aloe vẫn từ chối bình luận về vụ việc.
Số tê giác tại Nam Phi chiếm số tê giác trên toàn thế giới, hiện có khoảng 28.000 con. Tuy nhiên, tê giác Nam Phi đang có nguy cơ tuyệt chủng do người ta tin rằng sừng tê giác có thể bào chế thuốc chữa bệnh, châm ngòi cho nạn săn bắn ngày càng dữ dội trong những năm gần đây. Năm 2012 chứng kiến số tê giác bị giết kỷ lục, lên đến 668 con, tăng gần 50% so với năm 2011.
Theo 24h
Ảnh sốc dân New York lục thùng rác tìm đồ ăn sau siêu bão Những hình ảnh gây sốc cho thấy người dân ở thành phố lớn nhất nước Mỹ tuyệt vọng bới thùng rác để tìm kiếm đồ ăn, trong bối cảnh trung tâm Manhattan trải qua đêm thứ tư mất điện khi siêu bão Sandy quét qua. Hình ảnh gây sốc người dân New York tìm kiếm đồ ăn tại đống rác. Một nhóm người...