Ảnh sốc bên trong xưởng nhồi 6.000 xác động vật ở Namibia
Dưới đây là những bức ảnh chụp tại một nhà máy nhồi xác động vật ở Namibia, nơi có hơn 6.000 loài động vật bị nhồi mỗi năm.
Bên trong xưởng Louw Mel ở Namibia, nơi nhồi 6.000 xác động vật mỗi năm
Những bức ảnh kinh ngạc này được chụp bên trong nhà máy Louw Mel, nằm ở rìa thủ đô Windhoek, nơi ngành kinh doanh nhồi xác động vật đang phát triển nở rộ.
Theo The Sun, động vật được nhồi xác đặc biệt nổi tiếng trong giới siêu giàu Đức và Mỹ. Những vị khách này phải trả tới 60.000 bảng Anh (gần 1,7 tỷ đồng) cho toàn bộ qua trình săn bắn, nhồi xác và vận chuyển con vật mà họ ưa thích.
Xưởng có 45 nhân viên chuyên nghiệp để lột da động vật. Số thịt còn lại được sử dụng làm đồ ăn, trừ thịt rắn. Sau đó, động vật được nhồi xốp, khâu lại, và lắp mắt giả.
Nhồi xác động vật là ngành công nghiệp hợp pháp ở Namibia. Một người hướng dẫn săn bắn địa phương nói: “Nếu bạn có đủ tiền, bạn có thể giết bất cứ con vật nào bạn muốn”.
Nhà máy cũng sản xuất nhiều sản phẩm khác từ da động vật, như một tấm thảm được làm từ da sư tử
Xác voi có giá đắt nhất, lên tới 31.000 bảng Anh (hơn 860 triệu đồng)
Các nhà chức trách Namibia đã phác thảo một quy định về số lượng động vật bị giết để nhồi xác, tuy nhiên thực tế, quy định này được cho là ít nghiêm ngặt
Video đang HOT
Việc kinh doanh tại nhà máy diễn ra rất suôn sẻ, khi động vật nhồi xác đã trở nên rất phổ biến với người những người phương Tây giàu có, theo The Sun
Mỗi tuần, hàng chục khách du lịch giàu có đến thăm nhà máy
Tại nhà máy, giá của 35 loài động vật nổi tiếng nhất được liệt kê: voi, sư tử, tê giác và hươu cao cổ.
Hình ảnh gây sốc này cho thấy một con báo bị lột da tại nhà máy
Nhà máy thuê 45 công nhân chuyên nghiệp để lột da, nhồi xốp và khâu da động vật
Phí vận chuyển những con vật này ra nước ngoài rất đắt đỏ, thế nhưng với nhiều khách hàng, dường như tiền không phải là vấn đề
Tại đây, ngành kinh doanh nhồi xác động vật đang phát triển nở rộ.
Theo The Sun, động vật được nhồi xác đặc biệt nổi tiếng trong giới siêu giàu Đức và Mỹ
Những vị khách này phải trả tới 60.000 bảng Anh (gần 1,7 tỷ đồng) cho toàn bộ qua trình săn bắn, nhồi xác và vận chuyển con vật mà họ ưa thích
Xưởng có 45 nhân viên chuyên nghiệp để lột da động vật.
Số thịt còn lại được sử dụng làm đồ ăn, trừ thịt rắn. Sau đó, động vật được nhồi xốp, khâu lại, và lắp mắt giả
Nhồi xác động vật là ngành công nghiệp hợp pháp ở Namibia
Theo Danviet
Voi hớn hở nhận quà Giáng sinh sau 50 năm giam cầm
Nhìn thấy chiếc tất màu đỏ treo trên cây, Mohan dùng vòi giật xuống, thưởng thức sự tự do thật sự sau hàng chục năm bị tra tấn và lạm dụng.
Sau 50 năm bị giam cầm, cuộc sống kinh khủng của chú voi Mohan đã thay đổi rất nhiều. Không còn phải chở hàng nặng hay biểu diễn mua vui, Giáng sinh này, Mohan được tận hưởng tự do và nghỉ ngơi tại trung tâm cứu trợ động vật "Wildlife SOS" ở Ấn Độ.
Cuộc sống trước đó đã khiến Mohan bị suy dinh dưỡng với rất nhiều vết sẹo trên cơ thể. Đồng thời, nó cũng bị chấn thương tâm lý, Express đưa tin.
Mohan được gọi là con voi kém may mắn nhất thế giới khi các nhà bảo tồn phải chiến đấu để giải thoát con vật khỏi cuộc sống giam cầm bất hợp pháp.
Tháng 7 năm nay, cuối cùng Mohan đã được thả tự do. Một tòa án ở Ấn Độ trao quyền cho cảnh sát để giải cứu Mohan.
Voi Mohan "hớn hở" khi phát hiện có quà Giáng sinh treo trên cây
Sau đó, cán bộ thú y kiểm tra Mohan và phát hiện nó đang ở trong "tình trạng thực sự tồi tệ, hậu quả của tra tấn và lạm dụng liên tục".
Mohan được đưa đến Trung tâm Bảo tồn và Chăm sóc voi của Wildlife SOS ở thành phố Mathura. Tại đây, nó tiếp tục được điều trị và thích ứng với sự tự do cùng với những con voi khác.
Như một món quà Giáng sinh, trung tâm cứu trợ đã tặng Mohan một chiếc tất chứa đầy món ăn yêu thích. Con vật dường như rất thích thú khi phát hiện món quà đỏ rực treo trên cây, và đã "hớn hở" dùng voi lấy xuống.
Mohan giật quà xuống và thưởng thức món ăn yêu thích của mình
"Thật sự cảm động khi nhìn thấy Mohan bắt đầu dần hồi phục", Geeta Seshamani, đồng sáng lập Wildlife SOS nói.
"Gần đây, nó bắt đầu thích chơi trong bể bơi của voi và bắn nước tung tóe. Mohan cũng thích tắm bùn và đi dạo qua những cánh đồng rộng lớn ở trung tâm".
Cô nói thêm: "Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian để giúp Mohan hoàn toàn bình phục sau tất cả những đau đớn và tổn thương trong quá khứ, chúng tôi cam kết sẽ giúp nó vượt qua những vấn đề này từng bước một".
Theo Danviet
Phụ nữ Nhật Bản tiến vào thế giới săn bắn của đàn ông Chiaki Kodama thổi chiếc còi hươu và ngay sau đó một con hươu đực xuất hiện trong tầm nhìn, cô từ từ ngắm rồi siết cò. Hai nữ thợ săn Nhật Bản kéo xác hươu trong rừng. Ảnh: Reuters. Một lát sau, Kodama và người bạn trong chuyến săn đầu tiên của cô theo dấu con vật bị thương trong rừng. "Hãy tìm...