Anh sợ Trung Quốc cài phần mềm phá hoại cơ sở hạt nhân
Lo ngại Trung Quốc cài đặt hệ thống theo dõi từ xa, chính phủ Anh ra lệnh tăng cường giám sát an ninh mạng ở dự án điện hạt nhân sẽ được Trung Quốc triển khai ở nước Anh.
Đồ họa dự án điện hạt nhân do Trung Quốc xây ở Hinkley Point – Nguồn: BBC
Công ty Trung Quốc sẽ được các đối tác của Pháp hỗ trợ xây dựng 2 nhà máy hạt nhân ở Hinkley Point (vùng Somerset) và Sizewell (thuộc vùng Suffolk, Anh). Chính phủ Anh sẽ chính thức công bố dự án này nhân chuyến công du 4 ngày của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Anh bắt đầu từ ngày 20.10.
Tờ The Independent của Anh đưa tin, ngày 19.10, các gián điệp Anh được giao nhiệm vụ tăng cường theo dõi một công ty Trung Quốc khi công ty này triển khai dự án hạt nhân theo thiết kế của Trung Quốc. Đây là dự án hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được triển khai ở Anh.
Cơ quan chỉ huy tình báo của chính phủ Anh, hay còn gọi là GCHQ, là cơ quan được chính phủ nước này giao nhiệm vụ theo dõi dự án hạt nhân về an ninh mạng. “Chúng tôi có nhiệm vụ theo dõi các dự án hạ tầng trọng điểm thuộc nhà nước, kể cả dự án hạt nhân”, người phát ngôn GCHQ nói trong thông cáo, theo Express.
Video đang HOT
Lo ngại của chính phủ Anh được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vướng những bê bối ngày càng nghiêm trọng về các cuộc tấn công của tin tặc và theo dõi thông tin tình báo, vốn được cho là có sự chỉ đạo từ chính quyền Bắc Kinh.
Chuyện theo dõi hay tấn công nhà máy điện hạt nhân từng được đặt ra khi một phần mềm độc hại có tên là Stuxnet được phát hiện xâm nhập vào cơ sở hạt nhân của Iran nhằm phá hủy nhà máy này. Phần mềm độc hại Stuxnet được cho là do mật vụ Mỹ và Israel phát triển. Tấn công bằng phần mềm được xem là nhanh nhất và hiệu quả nhất để phá hủy một nhà máy điện hạt nhân.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thoả thuận hạt nhân Iran tăng cường sức mạnh cho quân đội Mỹ?
Thỏa thuận hạt nhân lịch sử Iran hiện đang nhận được nhiều ý kiến khen chê trái chiều. Nhưng nếu chỉ xét riêng về mặt chiến thuật quân sự, đây dường như là một thắng lợi của Mỹ và các đồng minh.
Máy bay F-15 của Mỹ đang tập luyện (Ảnh: Ammons/Wikimedia commons)
Chính quyền của ông Obama đang ca ngợi thoả thuận hạt nhân ngày 14/7 vừa qua với Iran như là một giải pháp hoàn hảo thay cho các biện pháp quân sự. Trang tin Mỹ National Interest nhận định: Xét về đại cục, thỏa thuận này không chỉ giúp cho Mỹ và Israel tránh phải "động binh đao" mà còn tăng cường tính hiệu quả của các cuộc không kích Iran trong tương lai trong trường hợp Tehran vi phạm các điều khoản của bản thoả thuận.
Quả thực vậy, bản thoả thuận này sẽ tăng cường sức mạnh cho các giải pháp quân sự theo nhiều cách khác nhau.
Thứ nhất, Mỹ đã thành công trong việc yêu cầu Iran từ bỏ chương trình sản xuất bom hạt nhân từ plutonium. Cụ thể hơn, một trong các điều khoản bắt buộc của thoả thuận là Iran phải thiết kế lại lò phản ứng nước nặng Arak để nó không thể sản xuất được bom plutonium, đồng thời họ phải chuyển toàn bộ năng lượng từ lò phản ứng ra nước ngoài. Xa hơn nữa, Iran còn cam kết sẽ không bao giờ tái khởi động lại các trang thiết bị cần thiết cho việc chiết xuất vật liệu dùng trong sản xuất vũ khí hạt nhân.
Đây chính là vấn đề then chốt. Mặc dù xét về mặt kỹ thuật thì các lò phản ứng nước nặng không phải là các loại trang thiết bị quá khó để phá huỷ, nhưng chúng lại là các thách thức trên bàn đàm phán. Nếu lò phản ứng Arak không được thiết kế lại thì sẽ rất khó có thể đánh bom nó mà không làm phát tán lượng lớn vật chất phóng xạ ra môi trường. Cựu giám đốc tình báo Isreal Amos Yadlin đã cảnh báo: "Bất cứ ai đang xem xét việc tấn công một lò phản ứng đang hoạt động sẽ phải sẵn sàng đối mặt với một thảm họa hạt nhân Chernobyl - 1986 khác, và hẳn là không ai muốn một kết cục như vậy".
Thứ hai, các cuộc thanh tra kiểm soát các cơ sở hạt nhân sẽ bổ sung thêm các giải pháp quân sự khi cho phép Mỹ và đồng minh có thể định vị rõ hơn sơ đồ các cơ sở hạt nhân của Tehran. Mặc dù về cơ bản các cơ sở này đều đã được công khai, nhưng quy mô thực sự cũng như chuỗi cung ứng cho chúng đến nay vẫn là ẩn số.
Bản báo cáo toàn diện năm 2012 của nhóm lưỡng đảng Iran đã khẳng định "phá huỷ hoàn toàn chương trình hạt nhân Iran là không thể", kể cả khi các cuộc không kích của Mỹ đạt gần đến "mức hoàn hảo". Do vậy, các cuộc thanh tra sẽ mang lại các thông tin tình báo giá trị hơn trong việc loại bỏ hoàn toàn các cơ sở hạt nhân của Iran.
Bên cạnh đó, thoả thuận hạt nhân đạt được sẽ giúp Mỹ và Israel có thời gian để chuẩn bị cho các phương án phù hợp trong trường hợp cần phải sử dụng đến các cuộc tấn công quân sự. Dư luận đang tập trung chỉ trích việc Iran sẽ bị quá ít ràng buộc (nếu có) sau khi bản thoả thuận này hết hạn vào 10 tới 15 năm nữa, nhưng người ta quên mất rằng Mỹ và Israel cũng sẽ không bị trói buộc vào những điều khoản tương tự sau ngần ấy thời gian.
Hơn thế nữa, trong khi chương trình hạt nhân của Iran bị đóng băng hơn một thập niên, Washington và Tel Aviv sẽ rảnh tay tăng cường năng lực cho quân đội của họ. Điều này sẽ có ý nghĩa nhiều hơn cho Israel khi mà hiện thời họ đang thiếu các chiến đấu cơ và đầu đạn tên lửa cần thiết để có thể phá huỷ triệt để nhà máy làm giàu uranium Fordow của Iran, một cơ sở được xây dựng sâu trong lòng núi.
Thứ ba, về phía Mỹ, National Interest nhận định họ sẽ có cơ hội tấn công chính xác hơn vào các nhà máy hạt nhân. Trong hơn một thập kỷ qua, họ đã phát triển thành công loại bom MOP 13.000 tấn để công phá các mục tiêu ngầm dưới mặt đất như trường hợp nhà máy Fordow. Theo thiết kế, loại bom này có thể đào sâu khoảng 60 mét dưới mặt đất trước khi phát nổ, nhưng Fordow được xây sâu tới 250m dưới mặt đất và dường như được gia cố bằng bê tông. Cuối năm 2012, quân đội Mỹ đã phải thừa nhận thế hệ hiện tại của MOP không thể công phá được Fordow.
Kế hoạch gần đây của Lầu Năm Góc gợi ý việc thả 2 quả MOP liên hoàn để có thể đạt đến độ sâu cần thiết. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi độ chính xác hoàn hảo trong từng thao tác và có vẻ không khả thi trong khói bụi chiến trường, mặc cho hệ thống dẫn đường của loại bom này đã được cải tiến đáng kể. Nhưng, nếu chỉ trong vòng 10 năm qua Mỹ đã có thể phát triển được một loại bom huỷ diệt như MOP thì có nhiều lý do để tin Washington sẽ sở hữu loại bom có thể công phá Fordow trong vòng một thập niên tới.
Nói tóm lại, bản thoả thuận lần này được hy vọng sẽ chấm dứt nguy cơ của các cuộc không kích "hao tiền tốn của", nhưng đồng thời cũng sẽ đảm bảo các cuộc không kích (nếu cần thiết) sẽ có nhiều khả năng thành công. Chỉ riêng điều này cũng đã là vô cùng đáng giá, National Interest viết.
Khánh Trần
Theo Dantri/ National Interest
Mỹ tin Triều Tiên có các cơ sở hạt nhân bí mật Triều Tiên được tin là có các cơ sở hạt nhân bí mật mà thế giới không biết đến, ngoài các cơ sở tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon chính của Bình Nhưỡng, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một báo cáo. Cơ sở hạt nhân Yongbyon chụp từ vệ tinh. Trong báo cáo năm 2015 việc tuân thủ kiểm soát vũ...