“Anh sợ lấy phải hàng ‘tịt’”
Anh bảo bố mẹ anh rất sợ gặp phải con dâu vô sinh vì bây giờ tỷ lệ vô sinh nhiều lắm. Anh cũng nói, anh sợ lấy phải hàng “tịt”.
Ảnh minh họa
Người ta thường nói: “Yêu lâu quên cưới”. Tôi và bạn trai đã yêu nhau được ba năm có lẻ. Tôi cũng đã ngấp nghé tuổi 28. Anh hơn tôi 4 tuổi. Cái tuổi xuân của tôi đang dần lùi vào dĩ vãng nhường chỗ cho danh “gái ế” đang cận kề. Gia đình, họ hàng và bạn bè tôi thường gặng hỏi: “Bao giờ cưới?” Đem nỗi lo lắng chia sẻ với bạn trai, tôi nhận được từ anh câu trả lời gọn lỏn: “Chửa đã rồi cưới”.
Tôi và anh học cùng trường đại học. Anh học trước khóa tôi. Trong một chuyến sinh viên tình nguyện tới vùng cao, tôi và anh đã gặp nhau. Anh trông khá điển trai, vóc dáng cao lớn, tính tình hòa đồng. Chúng tôi có cảm tình với nhau trong một buổi giúp đồng bào hái chè. Sau đó trở về Hà Nội, những buổi hẹn hò nhiều hơn. Tôi và anh đã yêu nhau lúc nào chẳng hay.
Hơn ba năm yêu nhau, chúng tôi đã dành trọn trái tim nồng nàn và chung thủy cho nhau. Tôi ước được đi bên anh đến bến bờ yêu thương mãi mãi. Tôi biết anh cũng rất yêu tôi.
Video đang HOT
Nhưng bạn bè cứ lần lượt “theo chồng bỏ cuộc chơi”, tôi dần độc hành trong hành trình gắn kết “một nửa đích thực”. Tôi bị sức ép rất lớn. Bố tôi thở dài và bảo tôi là gái ế. Mẹ tôi khóc rớt nước mắt nói: “Hàng xóm đang bảo mày bị gã lừa rồi, chẳng thấy cưới gì cả”. Chị gái tôi lại nhẹ nhàng khuyên nhủ: “Để quá tuổi đẹp rồi, sau này mà yêu đương không thành thì mình khó có cơ hội kiếm được người đàn ông phù hợp. Trai nào mà chả thích gái trẻ. Đàn ông ngon nghẻ đa phần bị úp sọt hết rồi”. Tôi mệt mỏi và chán chường hơn.
Nhà anh có 4 anh chị em. Ba chị gái đều đã yên bề gia thất. Anh là con trưởng của một dòng họ lớn. Cả họ đều mong anh có cháu đích tôn nối dõi tông đường. Anh bảo: Bố mẹ anh rất sợ gặp phải cô con dâu vô sinh. Vì bây giờ tỷ lệ vô sinh nhiều lắm. Bố mẹ anh mong có cháu trai để thờ cúng tổ tiên. Thế nên, dù rất yêu tôi, anh vẫn băn khoăn suy nghĩ và mong chúng tôi có con trước rồi mới cưới. Anh sợ lấy phải hàng “tịt”.
Tôi không phủ nhận chuyện tôi với anh đã “nếm trái cấm” trong suốt quá trình yêu. Trước đây, mỗi lần ân ái, tôi đều yêu cầu anh phải dùng “bao” để tránh việc mang thai ngoài ý muốn, mọi người biết được thì ê mặt lắm. Sau này, anh cứ đòi thả tự nhiên để có con trước, tôi cũng đồng tình làm theo. Nhưng đã hơn 1 năm, cái bụng tôi vẫn chưa “lùm” lên. Tôi lo lắng đến gầy cả người.
Tôi đã được giải tỏa phần nào tâm trạng ức chế khi anh dẫn tôi về gặp mặt gia đình anh. Bố mẹ anh vui mừng ra mặt lúc gặp tôi. Nhưng tôi vẫn cảm nhận được bức tường ngăn cắt vô hình nào đó mà họ đang dựng lên với tôi. Mẹ anh nói thẳng: “Niềm vui phải được nhân đôi mới tốt cháu ạ. Hai bác sợ lấy phải đứa con dâu không biết đẻ lắm”. Tôi ngẩn người ra chỉ biết “Vâng, dạ”.
Mẹ anh bảo tôi ở lại nhà chơi mấy ngày rồi về. Mấy đêm ấy, bà đặt vào giường con trai hai chiếc gối. Chúng tôi hiểu bà muốn chúng tôi ngủ cùng phòng với nhau. Tôi và anh ái ân trong trạng thái đầy lo lắng. Thực sự nó căng thẳng, thiếu tự nhiên hơn rất nhiều so với những lần “ăn vụng” của chúng tôi ở ngoài.
Sáng hôm sau, tôi cố gắng thức giấc sớm hơn ngày thường. Mẹ anh còn dậy trước và đang ngồi uống nước ở phòng khách. Bà bảo tôi vào bếp ăn sáng rồi ra gặp bà nói chuyện. Tôi ăn bát mì mà cứ như có cái gì mắc ở cổ, nghẹn lại. Tôi rụt rè ra chỗ mẹ chồng tương lai. Bà gặng hỏi tôi đêm qua đã làm những gì? Bà nói: “Phải nhanh chóng có con để còn tổ chức cưới”. Bà khuyên tôi một tuần sau nên dùng que thử thai để phát hiện thai sớm. Tôi chẳng dám nói với bà chuyện chúng tôi đã “thực nghiệm” nhiều lần trước đây mà chưa có thai nói gì đến việc chỉ một đêm đã “dính” ngay.
Ba tuần sau, bố mẹ anh sang nhà tôi chơi. Ngoài những câu xã giao thông thường, bố mẹ anh nói với bố mẹ tôi về việc: “Sẽ chẳng có đám cưới nào nếu ông bà không thấy cháu trước”. Bố mẹ tôi thực sự sốc trước phản ứng mạnh mẽ của ông bà thông gia tương lai và thương tôi vô cùng. Mẹ tôi cố gắng truyền thụ cho tôi một số cách dễ thụ thai. Mẹ nấu cho tôi nhiều món ăn bổ dưỡng để tôi tăng cường sức khỏe cho dễ có con. Tôi thương bố mẹ mình quá bởi vì bố mẹ anh đã truyền cho ông bà tư tưởng: “Đàn bà bây giờ vô sinh đầy rẫy ra đấy.” Và bố mẹ tôi đang cố gắng chứng minh con gái mình không phải là một trong những người phụ nữ thiếu may mắn đó.
Anh thì bảo tôi đi canh trứng cho dễ có em bé. Tôi đeo khẩu trang kín mít (kẻo nhỡ ai trông thấy) tới phòng khám sản khoa. Tôi nói với bác sĩ siêu âm: “Rằng vợ chồng em đang rất mong có con”. Lẽ nào tôi dám nói sự thực là: Em cần có thai để được bạn trai cưới!
Đến nay canh trứng đã hơn 2 tháng nhưng tin vui vẫn biệt vô âm tín. Tôi đã quá mệt mỏi chạy theo dòng suy nghĩ của anh. Lẽ nào tôi cứ phải có thai trước rồi mới được cưới? Cuộc sống của tôi giờ đang bế tắc lao vào ngõ cụt không tìm ra lối thoát. Các anh chị em hãy cho tôi lời khuyên hữu ích nhất trong cảnh trớ trêu này.
Theo Afamily
Em đã không còn nhận ra anh nữa
Chưa đầy năm năm bên nhau mà đã bao lần em phải kinh ngạc nhìn anh và tự hỏi: "Anh đây sao?".
Anh thay đổi nhiều quá, anh giờ đây chỉ còn biết nghĩ đến bản thân mình, chẳng chịu chia sẻ chút gì với người bạn đời suốt ngày đầu tắt mặt tối, và mắt mờ chân chậm đến nơi, cũng vì núi việc không tên mà anh vẫn hay gọi chung là việc vặt.
Em đẻ hai con rồi mà lúc nào anh cũng thắc mắc sao bụng không phẳng, đẹp như ngày xưa, và rồi anh chẳng giấu giếm những lần cầm điện thoại chụp ảnh những em xinh tươi đang dạo trên đường phố, những cô mà em tin chỉ mơn mởn bằng một phần của em ngày xưa. Em thức đêm thức hôm chăm sóc con, anh thì hôm nào cũng được ngủ thẳng giấc, rồi làu bàu trách em sao cứ để nó quấy. Đồng thời vẫn muốn em đẻ thêm đứa nữa bởi lúc nào anh cũng thích có con trai, trong khi đó đang đêm con khóc thì sẵn sàng lấy chân đá em một cái "sang dỗ con đi để anh ngủ". Lâu rồi quà không có, hoa càng không, thậm chí một lời nói dịu dàng cũng không cánh mà bay mất từ lúc nào không ai rõ tung tích.
Có bao giờ anh thầm hỏi sao mình có năng khiếu, tài đến nỗi biến một cô gái xinh xắn gọn gàng trở nên như vậy hay không? Còn em, chẳng thể làm gì khác bởi một ngày của em cũng chỉ có hai mươi tư giờ và lúc này đây em không thể tự biến hóa cho mình có thêm hai cái tay nữa để mà hoạt động liên tục.
Em vẫn nhớ rõ ngày xưa ấy em tự thấy mình có giá lắm, vì được nâng niu, coi trọng và được chăm sóc. Còn giờ đây em nhận ra mình chẳng còn một tí "tài sản" nào, ngoài hai đứa con mà em quanh quanh với chúng cũng hết cả một ngày, đến mức em chán chả buồn nói và "nhờ" anh giúp em quan tâm đến chúng nữa. Lúc nào anh cũng chúi mũi vào đồ công nghệ cao, đó mới chính là những đứa con gần gũi thân cận với anh nhất. Anh nói mình là trụ cột đi làm kiếm tiền, anh dành hết thời gian vào mục đích lớn nhất đó và lợi nhuận thu được anh lại phục vụ cho thú vui riêng của mình, trong khi em thì chẳng thấy vui gì cả, anh nói em chẳng biết gì.
Thì đúng rồi, mở mắt ra một cái là nghe tiếng con khóc, thôi thì đủ, đói có, đái có, khóc vì chẳng có lý do gì cũng có, loanh quanh phục vụ cả gia đình rồi đi làm. Về nhà lại long tóc gáy lên cho con ăn, tắm rửa và nấu ăn cho cả nhà, ngẩng mặt lên thì trời tối mò, ngồi nghỉ thôi, thời gian ấy quý giá cần phải hít thở thật sâu để còn tái sản xuất sức lao động, sẵn sàng cho một ngày mai hoạt động đều đặn như thế. Thử hỏi thời gian đâu để mà chăm sóc, thời gian đâu để mà spa thư giãn, làm gì có lúc nào mà tìm hiểu cái "thú vui" của anh. Chờ được đến lúc con lớn thì giá trị cũng đã hao mòn, còn điểm phấn tô son làm gì cho thêm buồn với dấu vết thời gian, thêm nữa em bực tức nghĩ anh không xứng đáng có được một người vợ vừa đảm đang vừa xinh đẹp.
Em ước mong anh sẽ bớt chút thời gian quý như kim cương của mình để chơi cùng con, bởi đứa con là tài sản chung lớn nhất, là điều cần vun đắp cùng với tình cảm vợ chồng. Em đã thể hiện niềm khao khát ấy từ lâu, thậm chí ghi cả điều ước gửi ông già Noel. Rồi dùng đủ hình thức, mặn, nhạt, ngọt, gắt để du đẩy cái quan niệm "việc vặt là của đàn bà" của anh vậy mà lòng anh "vẫn vững như kiềng ba chân". Em muốn xõa tung hết cả, biến mình thành một con người khác, sống vì mình, tự chau chuốt cho bản thân, cho mình chứ chẳng cần phải cho ai khác. Song thực sự em không có đủ thời gian và tâm trí nữa. Cuộc sống như vậy thử hỏi còn nghĩa lý gì?
Theo VNE
Ly dị vì chuyện ăn Tết nhà nội hay ngoại Gần mười năm cưới nhau, cứ mỗi lần Tết đến là Hùng luôn sống trong sợ hãi. Bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng hàng trăm thứ nỗi lo ngày Tết thì quyết định "ăn Tết bên nào" (nhà nội hay nhà ngoại). Điều đó luôn là một thách thức căng thẳng, nó tốn không biết bao nhiêu mồ hôi (cãi...