Anh sẽ “mời” máy bay Mỹ sử dụng tàu sân bay mới
Anh có thể sẽ cho phép các phi đội của Mỹ sử dụng tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth của hải quân Anh do những trì hoãn liên quan tới máy bay chiến đấu tối tân F-35.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong lễ đặt tên hồi tháng 7.
Các nguồn tin nội bộ trong Bộ quốc phòng Anh cho hay lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ có thể được đề nghị sử dụng hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth cho các hoạt động bay.
Anh có kế hoạch đưa phi đội F-35 đầu tiên đi vào hoạt động năm 2018, nhưng hãng tin BBC đưa tin rằng kế hoạch này có thể bị trì hoãn.
Dự kiến, một phi đội F-35 của Anh sẽ sẵn sàng phục vụ trên tàu sân bay vào năm 2021. Nhưng dù có đạt được mục tiêu đó thì nó cũng tạo ra một khoảng trống khi Queen Elizabeth đã sẵn sàng trong khi các phi đội của Anh thì chưa.
Trong năm qua, các nhà phân tích quốc phòng đã kỳ vọng rằng Bộ quốc phòng Anh sẽ đặt 14 chiếc F-35.
Video đang HOT
Hồi tháng 2, hãng tin BBC cho biết rằng kế hoạch mua sắm sẽ được thông báo “trong vòng ít ngày”. Nhưng những hoài nghi về phần mềm phức tạp của F-35 và một vụ cháy động cơ hồi mùa hè năm nay đã gây ra những trì hoãn liên tiếp với quyết định của Anh.
Khi quyết định mua sắm được công bố hồi tháng, Anh chỉ mua 4 chiếc F-35. Bộ quốc phòng Anh cho hay đơn đặt hàng này sẽ cho phép các cuộc thử nghiệm bắt đầu từ tàu sân bay Queen Elizabeth đúng thời điểm, với “các F35B của Anh, do phi công Anh điều khiển”.
Nhưng sự giảm tốc trong mức độ mua sắm của Anh dự kiến sẽ trì hoãn việc đưa F-35 vào hoạt động, các nguồn tin nội bộ từ Bộ quốc phòng Anh cho hay.
Tướng Lord Richards, cựu Tham mưu trưởng quân đội Anh, cho biết việc đề nghị các máy bay Mỹ sử dụng Queen Elizabeth có thể là một cách thức hợp lý nhằm thu hẹp khoảng trống tính từ thời điểm tàu sân bay hoàn thiện tới lúc các chiến đấu cơ của Anh đi vào hoạt đông.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth là một trong 2 hàng không mẫu hạm đang được chế tạo cho hải quân Anh. Con tàu dự kiến sẽ được vận hành thử vào đầu năm 2017 và đi vào hoạt động trong hải quân vào năm 2020.
An Bình
Theo BBC
Trung Quốc muốn bán J-31 nhưng ai sẽ là người mua?
Trung Quốc đang có ý định cho chiếc J-31 cạnh tranh với F-35 của Mỹ trên thị trường vũ khí. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chiếc máy bay này khó có thể bán được.
Tạp chí Diplomat của Nhật Bản mới đây phân tích: Sự xuất hiện của máy bay J-31 tại triển lãm hàng không Chu Hải gợi ra rằng Trung Quốc đang có ý định đưa nó ra xuất khẩu. Một số người tin rằng J-31 là câu trả lời của Trung Quốc với F-35 của Mỹ. Người ta cũng tin rằng Pakistan sẽ là một khách hàng và có thể cả Ai Cập nữa. Tuy nhiên trong so sánh với F-35 của Mỹ, chiếc J-31 không có nhiều lợi thế ở thị trường xuất khẩu.
Diplomat cho rằng: "Hoa Kỳ có thể cung cấp F-35 cho một loạt các nước châu Âu và châu Á, những nước có nền kinh tế mạnh, ngân sách quốc phòng lớn và ưa thích công nghệ cao đồng thời quan tâm mối quan hệ công nghệ và chính trị lâu dài với Hoa Kỳ.
Chiếc J-31 bay biểu diễn tại triển lãm hàng không Chu Hải.
Nhưng Bắc Kinh không có bạn bè nào như những người muốn mua F-35. Nếu các biện pháp trừng phạt đối với Iran có thể thành công để đình chỉ chương trình hạt nhân của nước này, Tehran sẽ tìm cách để mua các máy bay chiến đấu tiên tiến.
Nếu chính phủ Assad muốn giành được chiến thắng trong cuộc nội chiến, nó rất cần những máy bay chiến đấu mới. Nhưng có lẽ sẽ không có khả năng họ sẽ quan tâm đến J-31.
Các nước quân chủ ở vùng Vịnh mua vũ khí chỉ để tạo ra các mối quan hệ chính trị và hiện tại trật tự thế giới chưa có gì tác động để họ chuyển mối quan tâm từ Washington sang Bắc Kinh.
Malaysia và Indonesia được biết đang có ý định mua các máy bay chiến đấu mới. Tuy nhiên, với ý đồ của mình ở Biển Đông, Trung Quốc chắc chắn không muốn các nước này tăng cường đáng kể khả năng không quân.
Một số quốc gia Mỹ Latin có thể sớm tái cơ cấu lực lượng không quân của họ, nhưng người châu Âu hiện tại vẫn đang chiếm lĩnh thị trường này. Mặt khác, các nước Mỹ Latin đến nay vẫn hài lòng với thế hệ máy bay chiến đấu 4,5.
J-31 là khá giống với F-35 về bề ngoài nhưng F-35 chính bản thân nó là trung tâm của một hệ thống cảm biến và truyền thông tạo điều kiện cho việc chỉ huy trên không. Hệ thống này gồm một loạt các thành phần như: máy bay, máy bay tác chiến điện tử, vệ tinh. Các thành phần này phối hợp với nhau để tạo ra một tầm nhìn chính xác hơn về chiến trường.
Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy J-31 có được các khả năng nói trên. Mặt khác, các đồng minh của Mỹ mua F-35 bỏi vì họ lo lắng các máy bay cũ của mình không phối hợp hiệu quả với máy bay Mỹ trong các tình huống chiến đấu đa phương. Còn Trung Quốc thì không có kiểu quan hệ này với bất cứ ai.
Theo Vietbao
Trung Quốc giật mình: Chỉ 20 phút, máy bay Mỹ đến Tân Cương Sau khi ky "Hiêp ước an ninh song phương" (BSA) với Afghanistan, máy bay Mỹ tại các căn cứ ở đây chỉ cần 20 phút là áp sát Tân Cương-Trung Quốc. Mỹ-Afghanistan ký BSA có lợi gì cho Trung Quốc? Một ngày sau khi tân Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani nhậm chức, ông đa ký kết "Hiệp ước an ninh song phương" vơi...