Anh sẽ cùng Mỹ “đánh” nếu Iran đóng cửa Hormuz
Anh sẽ sẵn sàng tham gia vào hoạt động quân sự giúp duy trì sự thông thoáng ở eo biển Hormuz, thư ký bộ quốc phòng Anh, Philip Hammond phát biểu tại Washinton ngày hôm qua.
Hải quân Hoàng gia vẫn có mặt trong đội hình chung với Mỹ ở Bahrain.
“Bất kỳ nỗ lực đóng con đường vận chuyển thương mại chủ chốt của vùng Vịnh đều là bất hợp pháp và sẽ không thành công”, ông nói và cho biết Hải quân Hoàng gia sẽ tham gia vào việc ngăn chặn những hành động tương tự nếu xảy ra.
Người đứng đầu quân đội Iran trước đó đã cảnh báo Mỹ không được đưa tàu sân bay trở lại Vùng Vịnh sau khi tàu sân bay USS John C. Stennis rời khỏi vịnh này một tuần trước. Mỹ đã “gạt phăng” yêu cầu của Iran và nói sẽ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực này.
Theo hãng tin Bloomberg, tranh cãi giữa hai nước và một nguy cơ gián đoạn nguồn cung do các lệnh trừng phạt lên Iran đã đẩy giá dầu thô lên hơn 4 đô/thùng. Trong phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô ở mức 104 đô/thùng, cao nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây. Iran là nhà cung cấp lớn thứ hai trong Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Số liệu trong tháng 12 vừa qua cho biết mỗi ngày nước này sản xuất được 3,58 triệu thùng.
“Sự hiện diện chúng của chúng tôi ở Vịnh Ảrập là việc mà các đối tác trong vùng rất ủng hộ và là chìa khóa để giữ cho eo biển được thông suốt nhằm phục vụ cho các hoạt động thương mại quốc tế”, ông Hammond phát biểu.
“Việc giữ cho thương mại toàn cầu tự do, mở cửa và thông thoáng là nằm trong các lợi ích của chúng tôi. Sự gián đoạn trong vận chuyển dầu mỏ qua eo biển Hormuz sẽ đe dọa đến sự phát triển của khu vực và nền kinh tế toàn cầu”.
Video đang HOT
Tờ Telegraph đưa tin chính phủ các nước Châu Âu đã đạt được thoả thuận về một lệnh cấm vận thương mại nhưng vẫn chưa công bố khi nào lệnh này sẽ được thực thi.
Việc đóng cửa eo biển này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới toàn cầu. Một trong những nhà cung cấp hàng đầu về năng lượng của Anh đã cảnh báo, một lệnh cấm vận có thể sẽ đẩy giá dầu ở Anh lên cao. Theo báo cáo, mỗi ngày có 15,5 triệu thùng dầu thô được vận chuyển qua vùng biển hẹp giữa Iran và Các tiểu Vương quốc Ảrập.
Tổng giám đốc điều hành của Npower, Volker Beckers hôm thứ 4 đã nói eo biển này “vô cùng quan trọng và chắc chắn sẽ gây biến chuyển về giá dầu”.
Gần đây, Hải quân Hoàng Gia Anh thể hiện sự hiện hiện trong vịnh Ảrập khá mạnh mẽ với tư cách là lực lượng hàng hải hợp tác tại căn cứ Mỹ đặt tại Bahrain.
Các tàu thăm dò dầu mỏ của Anh cũng đang hoạt động trong khu vực này.
Theo VTC
Mỹ không ngán cảnh cáo của Iran
Hoạt động trên tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ vẫn diễn ra bình thường, bất chấp lời đe dọa cứng rắn từ Iran.
Các phi công Mỹ cùng một chiến đấu cơ trở về tàu USS John C. Stennis hôm qua. Ảnh: The New York Times
Hàng không mẫu hạm thuộc loại lớn nhất của Mỹ hiện ở hải phận quốc tế tại phía bắc biển Arab, sau khi Iran cảnh báo tàu sân bay này không được vào lại vịnh Ba Tư (Persian) một lần nữa, The New York Times cho hay. Một phóng viên có mặt trên tàu kể lại những gì nhìn thấy trong suốt một ngày sau khi lời cảnh báo của Iran được đưa ra.
Hoạt động chủ yếu của tàu lúc này là đóng vai trò bãi cất và hạ cánh cho các máy bay chiến đấu hỗ trợ bộ binh ở Afghanistan. Mọi biểu hiện bên ngoài của tàu John C. Stennis đều cho thấy thủy thủ đoàn trên chiếc chiến hạm này vẫn làm các nhiệm vụ như dự kiến, bất chấp những lời cảnh cáo của Iran.
"Mọi việc ở đây diễn ra bình thường", thiếu tướng Craig S. Faller, chỉ huy đội máy bay chiến đấu trên tàu John C. Stennis, vừa nói vừa theo dõi hình ảnh radar trên một màn hình lớn hiển thị vùng biển và trời với giao thông thương mại tấp nập. Màn hình này đồng thời cho thấy những chiến đấu cơ bay ngang dọc trên một hàng lang bay chật hẹp tới Afghanistan, tuyến bay được mệnh danh là "Đại lộ".
Các phi công trở về tàu John C. Stennis chuyện phiếm với nhau về những chuyến bay ở tầm thấp để ngăn chặn các phiến quân Taliban gần một trạm kiểm soát của Italy ở tỉnh miền tây Farah của Afghanistan, hay giúp đỡ binh sĩ Anh dưới làn đạn ở tỉnh bất ổn Helmand ở tây nam Afghanistan. Họ hầu như không nhắc tới chủ đề Iran trong các cuộc họp hay gặp gỡ.
Vào cuối ngày, sau khi một nhóm các chiến đấu cơ cuối cùng trở về và từng chiếc một đáp xuống boong tàu, hàng không mẫu hạm John C. Stennis kéo còi hiệu vào lúc 22h. Thuy thủ đoàn trên tàu vẫn duy trì một kế hoạch canh gác bình thường. Chiếc tàu chiến khổng lồ của Mỹ có một đêm nhàn hạ đối với một chiến hạm trên biển, bất chấp những tuyên bố đanh thép mà Iran đưa ra ngày hôm trước.
Hình ảnh tàu USS John C. Stennis tại vùng phía bắc biển Arab được ghi nhận từ một chiếc máy bay. Ảnh: The New York Times
Những gì diễn ra trên tàu John C. Stennis hôm qua cùng với những biểu hiện của hải quân Iran cho thấy lời đe dọa trước đó của quốc gia Hồi giáo không phải là sự chuẩn bị cho một hành động đối đầu tức thì.
Những hình ảnh radar trên tàu John C. Stennis đã mở rộng tới bờ biển Iran. Những chiếc tàu chiến của Iran, vốn vừa tham gia một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn, được đánh dấu đỏ trên màn hình. Tuy nhiên, hàng không mẫu hạm của Mỹ và các chiến hạm của Iran vẫn còn ở cách nhau rất xa. Chúng không có dấu hiệu thách thức lẫn nhau nào và chỉ thực hiện những nhiệm vụ thông thường.
Thiếu tướng Faller cho rằng phiền phức duy nhất mà ông và thủy thủ đoàn trên tàu gặp phải lại đến từ những thư điện tử đầy lo âu mà bạn bè cùng gia đình của họ gửi tới. Đó là những người cảm thấy lo lắng sau khi được nghe lời đe dọa từ phía Iran.
Ông Faller và thủy thủ đoàn trên tàu John C. Stennis không bình luận gì về lời đe dọa của Iran. Họ chỉ nhắc lại điều từng được Washington khẳng định, rằng các con tàu của Mỹ di chuyển hợp pháp trên những vùng biển quốc tế, và Mỹ sẽ không bỏ qua cho bất cứ nỗ lực nào của Iran hay một nước nào khác trong việc đóng cửa eo biển Hormuz.
"Chúng tôi vẫn tiếp cận với tin tức hàng ngày. Chúng tôi xem được CNN, xem được Fox. Chúng tôi có truy cập Internet và bạt ngàn thông tin để tham khảo", ông Faller nói. "Chúng tôi đã biết những tuyên bố của Iran, nhưng đồng thời cũng theo dõi những diễn biến trên biển. Cho tới lúc này, không có điều gì bất thường cả".
Bản đồ eo biển Hormuz nối vịnh Ba Tư (The Gulf) với vịnh Oman và biển Arab. Đồ họa: AFP
Iran trở thành điểm nóng thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế những ngày qua, sau những căng thẳng giữa nước này với Mỹ, Israel và phương Tây. Iran mới đây tiến hành cuộc tập trận hải quân kéo dài 10 ngày mang tên Velayat 90 và đe dọa đóng eo biển Hormuz nếu các nước phương Tây không gỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này.
Khi cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Iran diễn ra, giá dầu trên thị trường quốc tế tăng cao do lo ngại gián đoạn về nguồn cung cấp. Chiều 3/1, giá dầu thô tại London đã lên mức 111 USD/thùng, tăng thêm 4 USD/thùng so với phiên buổi sáng. Eo biển Hormuz là nơi có tuyến đường biển quan trọng chuyên chở một lượng dầu mỏ lớn của thế giới. Mỗi ngày, trung bình có 14 tàu chở dầu qua lại nơi này.
Theo VNExpress
Iran sẽ không đóng cửa eo biển Hormuz Iran tuyên bố sẽ không đóng cửa eo biển Hormuz, trái ngược lại với những phát biểu cứng rắn của nước này trong thời gian diễn ra cuộc tập trận. Kết thúc cuộc diễn tập quân sự, Iran cho biết sẽ không cản trở các hoạt động hàng hải tại eo biển Hormuz. Ảnh: Eutimes Cuộc tập trận tại eo biển Hormuz kéo...