Anh sẽ cân nhắc rút khỏi Công ước châu Âu về nhân quyền
Theo phóng viên TTXVN tại London, báo Sunday Times ngày 6/2 đưa tin Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ cân nhắc rút Anh khỏi Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR) nếu các kế hoạch ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp của chính phủ nước này bị Tòa án nhân quyền châu Âu phán quyết là trái luật.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak phát biểu trước Quốc hội tại London ngày 7/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo này dẫn lời một nguồn tin thân cận với ông Sunak cho biết ông muốn đưa ra luật đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế của Anh và luật này sẽ đi tới giới hạn xa nhất của luật pháp quốc tế khi Anh vẫn nằm trong ECHR. Tuy nhiên, nếu luật này được ban hành và được các tòa án trong nước cho là hợp pháp, nhưng vẫn bị trì hoãn ở thành phố Strasbourg (Pháp), nơi đặt trụ sở Tòa án nhân quyền châu Âu thì Thủ tướng Sunak sẽ cân nhắc liệu việc ở lại ECHR có mang lại lợi ích lâu dài cho Anh hay không.
Các kế hoạch ngăn chặn di cư bất hợp pháp của Chính phủ Anh do Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman đề xuất chỉ cho phép người di cư nộp đơn kháng cáo sau khi họ bị trục xuất, bất kể họ đến từ đâu đó trong danh sách “các quốc gia an toàn” của Bộ Nội vụ. Nhiều khả năng luật mới của Anh sẽ bị Tòa án nhân quyền châu Âu phán quyết là bất hợp pháp. Ngoài ra, Liên hợp quốc trước đây cảnh báo những kế hoạch như vậy sẽ vi phạm luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Các nhân vật cấp cao trong chính giới Anh cho rằng việc ông Sunak sẵn sàng rút Anh khỏi ECHR là động thái hướng tới cuộc tổng tuyển cử năm 2024, đồng thời đưa vấn đề này trở thành ranh giới rõ ràng giữa đảng Bảo thủ và Công đảng.
Các ước tính chính thức vừa được công bố cho thấy sẽ có khoảng 65.000 người di cư dự kiến đến Anh trong năm nay so với 45.000 người xin tị nạn vào năm 2022. Tuần trước, có thông tin tiết lộ rằng 250 người di cư bất hợp pháp đã đến từ Ấn Độ qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ chỉ trong tháng 1, vượt qua tổng số 233 người di cư trong 9 tháng đầu năm ngoái. Nếu xu hướng này tiếp tục, số người di cư có thể tăng lên 70.000-80.000 người trong năm nay.
Ông Sunak gần đây đã coi việc ngăn chặn di cư trên thuyền nhỏ qua eo biển Manche là một trong 5 cam kết đối nội cấp bách trên cương vị Thủ tướng và tuyên bố ý định “bắt giữ và trục xuất nhanh chóng” những người nhập cư bất hợp pháp.
Chính phủ Anh từ chối mối quan hệ với EU kiểu Thụy Sĩ
Thủ tướng Anh Rishi Sunak mới đây đã bác bỏ thông tin cho rằng London sẽ sớm mở lại các cuộc đàm phán về mối quan hệ với EU, nhấn mạnh rằng Brexit "đã mang lại những lợi ích và cơ hội to lớn" cho nước này.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak. Ảnh: PA
Phát biểu tại hội nghị thường niên của Liên đoàn Công nghiệp Anh, một tổ chức vận động hành lang có ảnh hưởng, tân Thủ tướng Sunak, người đã vận động bỏ phiếu cho Brexit vào năm 2016, nói với các đại biểu tham dự rằng: "Tôi đã bỏ phiếu cho Brexit. Tôi tin vào Brexit".
Trước đó tờ Sunday Times (Anh) đưa tin các bộ trưởng cấp cao nước này đang nghiên cứu một đề xuất mới về mối quan hệ với EU dựa trên thỏa thuận của Thụy Sĩ, có thể mở ra khả năng tiếp cận thị trường chung. Báo trên cũng cho rằng điều này có thể liên quan đến các khoản đóng góp hàng năm của Anh cho ngân sách EU nhưng không phải là sự trở lại của quyền tự do đi lại.
Những thông tin này, kết hợp với nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt vào tuần trước rằng ông sẽ tìm cách "xóa bỏ phần lớn các rào cản thương mại tồn tại giữa chúng tôi và EU", đã gây ra cuộc tranh luận về mối quan hệ kinh tế của Anh với EU, nhưng cũng dẫn đến sự tức giận với những người ủng hộ Brexit.
Mặc dù đảng Bảo thủ cầm quyền, khi đó do ông Boris Johnson lãnh đạo, đã giành được đa số 80 ghế tại cuộc bầu cử tháng 12/2019 với cam kết hoàn tất quá trình Brexit, các cuộc thăm dò dư luận sau đó cho thấy nhiều người Anh tin rằng việc rời khỏi EU là một sai lầm.
Đảng Lao động đối lập đã từ chối đưa ra quan điểm của mình ngoài việc phản đối tư cách thành viên của Anh trong thị trường chung châu Âu. Một thỏa thuận kiểu Thụy Sĩ sẽ dựa trên nguyên tắc liên kết quy định, theo đó Anh sẽ cam kết tuân thủ các quy định về thị trường chung của EU.
Tuy nhiên, ông Sunak nói rằng việc ở "bên ngoài" EU sẽ giúp Anh thiết lập "các chế độ quản lý phù hợp với tương lai để đảm bảo rằng quốc gia này có thể dẫn đầu trong những ngành sẽ tạo ra việc làm và tăng trưởng trong tương lai".
Số nạn nhân vụ chìm tàu ngoài khơi Syria tăng lên trên 100 người Lực lượng chức năng đã tìm thấy tổng cộng 102 thi thể nạn nhân sau vụ chìm thuyền chở người di cư bất hợp pháp ngoài khơi Syria ngày 22/9. Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân vụ lật thuyền chở người di cư ở ngoài khơi thành phố cảng Tartus, Syria, ngày 22/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Cơ quan giám sát...