Ảnh: Sau 70 năm thành lập, huyện Mường La ngày càng “trẻ, khỏe”
Sau 70 năm kể từ khi được thành lập, ( huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã thay da đổi thịt. Cơ sở vật chất và đời sống tinh thần của bà con nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nằm cách TP. Sơn La 42 km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; phía Nam giáp huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên và thành phố Sơn La; phía Đông giáp tỉnh Yên Bái; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La).
Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.924 ha. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm: 1 thị trấn và 15 xã, 288 bản, tiểu khu; 16.449 hộ, với 82.233 nhân khẩu, thuộc 6 dân tộc anh em cùng chung sống la: Thái, Mông, Kinh, Kháng, Khơ Mú, La Ha.
Được sự quan tâm của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự đoàn kết, năng động, quyết tâm vượt khó của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, Mường La đã vươn lên va đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Huyện có nhiều thắng cảnh như: Hồ Thủy điện Sơn La dọc sông Đà; thủy điện Huổi Quảng, Nậm Chiến; suối nước nóng Ngọc Chiến… đây là những điều kiện lý tưởng để thúc đẩy ngành du lịch Mường La phát triển.
Trụ sở Huyện ủy, UBND huyện Mường La, được xây dựng khang trang, sách đẹp.
Video đang HOT
Đường sá được trên địa bàn huyện Mường La được mở rộng và chú trọng đầu tư xây dựng.
Sau trận lũ lịch sử năm 2017 đã làm hư hỏng cây cầu Năm Păm. Nhưng bằng những chính sách hiệu quả của lãnh đạo huyện Mường La, cây cầu đã được xây dựng lại tạo điều kiện cho người dân đị lại thuận tiện và phát triển kinh tế xã hội.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La được đầu tư xây dựng kiên cố hóa, tạo điều kiện cho người dân đến khám chữa bệnh.
Công trình thủy Điện lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng tại địa phận thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Huyện Mường La có hồ thủy điện Sơn La với 130,7 ha mặt nước, la điêu kiên thuân lơi cho viêc phat triên nghê nuôi trồng thuy san tại xã Mường Trai, Chiềng Lao, Hua Trai, thị trấn Ít Ong, giúp bà con tăng thêm nguồn thu nhập và vươn lên làm giàu ở địa phương.
Bằng các biện pháp hiệu quả thiết thực trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mường La đã và đang thể hiện quyết tâm, thực hiện thắng lợi định hướng phát triển kinh tế, xã hội của toàn huyện, phấn đấu đến năm 2020, Mường La trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Sơn La.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Cả gan ngăn hồ sông Đà nuôi cá, lãi hàng trăm triệu/năm
Tận dụng mặt nước trên vùng lòng hồ sông Đà, nơi có khe nước lớn bốn bề là đồi núi, ông Cầm Văn Dành, bản Nà Mường (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), đã mạnh dạn "rào ngăn" cả một vùng nước để nuôi cá. Cách làm lạ mà hay này của ông Dành, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ít ai nghĩ rằng, ở nơi "khe sâu núi thẳm" hẻo lánh, không bóng người lại có một lão nông "dám nghĩ, dám làm" vác tiền nhà mua lưới, làm cọc ngăn sông nuôi cá. Chính cách làm ấy, đã biến vùng đất hoang vu trở nên nhộn nhịp người ra vào mua loại cá nuôi thả tự nhiên có chất lượng thịt ngon. Tiếng lành đồn xa người đến mua cá ngày càng nhiều.
Ngày nào ông Dành cũng chèo thuyền đi kiểm tra khu vực nuôi cá của mình.
Trao đổi với ông Dành, được biết: Đoạn sông mà ông Dành ngăn nuôi cá rộng hơn 10.000 m2, mực nước sâu khoảng 26m. Đoạn sông này vốn là vùng bán ngập. Trước đây, vùng này là nơi người dân canh tác nương rẫy. Từ khi thủy điện Sơn La tích nước, khu này đã trở thành khe nước lớn lọt thỏm giữa hai quả đồi, khoảng cách hai bờ dài chừng 50m, rất thuật lợi để nuôi cá.
Thấy vậy, năm 2015, ông Dành bàn với gia đình viết đơn xin chính quyền xã cho phép được khoanh làm khu nuôi cá. Sau đó, ông vay mượn tiền của hàng xóm cùng vốn tích góp của gia đình được hơn 140 triệu đồng, đầu tư cải tạo, mua lưới, làm cọc "rào ngăn" dòng nước lại rồi mua cá giống về thả.
Nhờ mặt nước rộng nên mô hình nuôi cá của ông Dành phát triển tốt.
Gia đình ông Dành thuộc diện di dân tái định cư thủy điện Sơn La, gia đình ông đã nhường đất, di vén lên nơi ở mới cao hơn cách nơi ở cũ chừng 2km. Gia đình ông được chia mỗi nhân khẩu 3.000 m2 đất sản xuất. Bao nhiêu đất ông không bỏ tấc nào, hết trồng ngô rồi lại trồng sắn, nuôi gà, nuôi vịt...
Năm này qua năm khác "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà cuộc sống khó khăn cứ đeo đẳng gia đình ông Dành. Từ ngày ông ngăn sông nuôi cá cuộc sống gia đình khấm khá hẳn. Không những thế, ông còn được công nhận danh hiệu là gia đình sản xuất kinh doanh giỏi.
Nhờ được nuôi trong môi trường nước tự nhiên nên cá của ông Dành phát triển tốt, lớn nhanh.
Ông Dành cho biết: Gia đình tôi canh tác nương rẫy trồng ngô, sắn ở khu vực này đã nhiều năm. Lúc thủy điện tích nước, mực nước dâng cao, sâu cả chục mét, khi thủy điện xả thì trở thành hồ nước nhỏ rất thuận lợi để nuôi cá. Vì thế tôi mạnh dạn cải tạo làm khu nuôi cá.
Vùng nuôi cá lúc nào nước cũng trong xanh, sạch, vì thế cá nuôi ít bị dịch bệnh.
Vì vùng nước rộng, sâu nên cá lớn nhanh, chưa đầy một năm mà có con cá trắm đã to 5kg - 6kg, mà hầu hết cá được nuôi thả tự nhiên. Tuyệt đối ông Dành không cho cá ăn thức ăn công nghiệp, chỉ cho ăn sắn nghiền, cây chuối băm nhỏ và cỏ dại trên rừng.
"Vì dòng nước được ngăn lưới nên các sinh vật phù du vẫn có thể ra vào trong khu vực nuôi, là một phần thức ăn của cá. Hơn nữa nguồn nước ở đây sạch, không bị ô nhiễm nên cá phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, lớn nhanh", ông Dành chia sẻ.
Ngoài thức ăn tự nhiên, cây chuối cũng là thức ăn được gia đình ông Dành dùng để cho cá ăn.
Đã 3 năm nuôi cá, năm nào ông Dành cũng thu 2 - 3 tấn cá. Giá bán tùy theo trọng lượng, thông thường cá dưới 4kg bán từ 70.000 đồng - 80.000 đồng/kg, từ 4 kg trở lên bán từ 100.000 đồng/kg trở lên, thậm chí có những thực khách họ không ngại ngần trả giá cao hơn vì thấy chất lượng cá ngon. Vụ cá vừa rồi trừ cả chi phí ông Dành lãi gần 300 triệu đồng. Cá luôn được các nhà hàng, chợ huyện đến đặt mua thường xuyên, vì thế cá nuôi của ông Dành lúc nào cũng trong tình trạng cháy hàng.
Khu lán trại của ông Dành dựng ở để trông nom khu nuôi cá.
Để tiện chăm sóc, ông Dành dựng luôn lán trại ở ngay cạnh bờ sông, hai vợ chồng ở hẳn trên lán, vừa nuôi cá, nuôi gà, trồng cây... Chính vì vậy, khách lạ đến khu chăn nuôi của ông Dành ai nấy đều tỏ ra thích thú, muốn ghé thăm nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh sông nước. Hiện nay, mô hình nuôi cá của ông Dành đang trở thành mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế của xã Mường Trai.
Theo Danviet
Rốn lũ Mường La vươn mình, vững bước vào năm mới 2019 Từ nơi rốn lũ còn bao khó khăn sau trận lũ lịch sử, những người dân xã Nặm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đang tự tin bước vào xuân mới. Những vết tích xác xơ, hoang tàn ngày nào giờ không còn nữa, thay vào đó là những bản mới, nhà mới. Trên đồi nương phủ kín vườn cây trái. Niềm...