Ánh sáng cực tím có khử được virus corona không?
Mọi người ở khắp nơi đều nỗ lực thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus corona, trong đó có việc làm sạch tay, khử khuẩn các bề mặt và đồ vật xung quanh.
Tuy nhiên, việc tăng cường khử khuẩn đang tạm thời dẫn đến sự thiếu hụt các chất khử khuẩn.
Do không có đủ các chất khử khuẩn nhân tạo, nhiều nơi đang chuyển sang tìm hiểu và sử dụng nhân tố diệt khuẩn có trong tự nhiên, đó là ánh sáng cực tím hay tia cực tím (UV). Chiếu xạ UV từ lâu đã được sử dụng để tiệt trùng các đồ dùng và phòng ốc, vì thế hiện nay câu hỏi mà nhiều người quan tâm là nó có diệt được virus corona không?
Ánh sáng cực tím khử vi sinh vật bằng cách nào?
Virus không tự sinh sản được, nhưng chúng có vật chất di truyền là DNA (deoxyribonucleic acid – là một phân tử cực kỳ quan trọng đối với không chỉ con người, mà đối với hầu hết các sinh vật khác) hoặc RNA (Ribonucleic acid là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gene). Chúng sinh sản bằng cách bám vào tế bào và tấn công DNA của tế bào. Một số virus làm chết tế bào để chúng có thể sinh sản, hay còn gọi là chu trình tan, còn một số khác thì nhập vào tế bào và sinh sản theo mỗi lần tế bào phân chia, hay còn gọi là chu trình tiềm tan.
Nếu bạn đã từng bị cháy nắng thì đấy chính là trải nghiệm để bạn biết ánh sáng UV diệt virus ra sao, đó là ánh sáng UV có thể làm hỏng DNA. Một phân tử DNA được tạo thành từ hai sợi liên kết với nhau bởi bốn ba-zơ, adenine (A), cytosine (C), guanine (G) và thymine (T). Các ba-zơ này giống như một bảng chữ cái, và trình tự của chúng chính là hướng dẫn cho tế bào sinh sản. Ánh sáng UV có thể làm cho các ba-zơ hợp nhất với nhau gây xáo trộn chuỗi DNA, giống như “thọc gậy bánh xe” vậy. Trình tự DNA bị xáo trộn thì không thể sao chép đúng nữa. Đây chính là cách mà ánh sáng UV tiêu diệt virus – phá hủy khả năng sinh sản của chúng.
Ánh sáng UV có diệt được virus corona không?
Video đang HOT
Virus corona gây Covid-19 là một chủng mới, vì thế hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu về khả năng kháng ánh sáng UV của virus này. Cho dù chưa có kết luận chính xác, nhưng nhiều công ty sản xuất thiết bị UV đang gia tăng doanh số và các bệnh viện cũng sử dụng robot được trang bị ánh sáng UV để khử trùng các phòng bệnh, thậm chí có cả khẩu trang cũng được tiệt trùng bằng ánh sáng UV.
Trước đây, các nghiên cứu về SARS và MERS cho thấy ánh sáng UV có thể khống chế các virus này, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi tác dụng của UV trong việc khử virus corona mới.
Chỉ có điều đừng làm sạch tay bằng một chiếc đèn chiếu tia UV. Như đã nói ở trên, chiếu xạ UV cũng có thể làm hỏng DNA của con người, gây ra các vấn đề về sức khỏe như ung thư da hoặc đục thủy tinh thể ở mắt.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, một quang phổ đặc biệt của tia cực tím là UV-C xa có thể vô hiệu quá vi khuẩn mà không gây hại cho da của động vật có vú. Đó là vì tia này được các vật liệu sinh học hấp thụ rất mạnh nên nó không thể xuyên qua ngay cả các lớp ngoài cùng của da hoặc mắt người. Tuy vậy, vì vi khuẩn và virus có kích thước vô cùng nhỏ nên UV-C xa có thể xuyên thấu và vô hiệu hóa chúng.
Nghiên cứu cũng cho thấy đèn chiếu UV-C xa có thể loại bỏ cả các virus sống trong không khí mà không gây hại cho con người, và vì thế chúng ta có thể hình dung một thế giới mà ở đó các cổng an ninh sân bay hay cổng bệnh viện đều lắp đặt buồng diệt khuẩn bằng tia UV.
Hiện nay bạn có thể yên tâm bỏ điện thoại vào buồng khử khuẩn bằng tia UV, nhưng để vệ sinh cơ thể, hãy dùng xà phòng và nước sạch nhé.
Phạm Hường
Hàng trăm người chết ở Iran vì tin 'uống cồn diệt virus corona'
Từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở Iran, có gần 300 người chết và hơn 1.000 ca ngộ độc, không phải do COVID-19 mà do ngộ độc rượu có methanol do tin rằng uống chất cồn có thể diệt được virus đang lây nhiễm nhanh.
Khử khuẩn trên đường phố ở thủ đô Tehran, Iran - Ảnh: REUTERS
Tin đồn thất thiệt và độc hại rằng uống methanol diệt được virus corona gây bệnh COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội ở Iran đã khiến hàng trăm người mất mạng, kể cả trẻ em.
Theo tường thuật của hãng tin AP, các nhân viên y tế Iran đang khẩn cầu công chúng đừng uống cồn công nghiệp vì sợ virus corona.
Bác sĩ Javad Amini Saman, làm việc tại thành phố Kermanshah - nơi các bệnh viện có hàng chục người ngộ độc methanol, khẳng định: "Tin đồn kiểu cồn có thể thải độc và làm sạch đường ruột là thông tin thất thiệt".
Những câu chuyện thương tâm đang diễn ra ở nhà xác và các bệnh viện. Trường hợp em bé 5 tuổi bị mù vì cha mẹ cho em uống methanol để diệt virus corona, là một trong các ví dụ.
Theo AP, một phần nguyên nhân người dân mù quáng nghe lời đồn là vì họ không có nhiều niềm tin trong cách chính quyền chống dịch COVID-19.
Trong những tin nhắn trên mạng xã hội, người ta chia sẻ câu chuyện bịa đặt về một giáo viên ở Anh và nhiều người khác tự chữa khỏi COVID-19 bằng rượu whiskey với mật ong. Ngoài ra, các khuyến cáo về việc rửa tay bằng nước sát khuẩn có cồn khiến nhiều người tự suy luận theo kiểu "như vậy thì uống cồn có thể diệt được virus trong cơ thể".
Tin đồn đặc biệt ảnh hưởng đến những người ít học. Cảnh sát cho biết họ đã tịch thu đến 4.200 lít methanol từ nhà riêng một cá nhân. Mặc dù rượu bị cấm tại Iran do vi phạm luật Hồi giáo, rượu lậu ở Iran là không hiếm và ai cũng có thể mua được.
Người đạo Hồi ở Iran sẽ bị phạt tiền và đánh 80 gậy nếu uống rượu, mặc dù người đạo khác có thể uống rượu ở nơi riêng tư.
Một người làm rượu lậu ở thủ đô Tehran trả lời phỏng vấn với điều kiện ẩn danh với phóng viên AP cho biết từ đầu năm 2020, do dịch bệnh COVID-19, lượng bán rượu của người này tăng gấp 4-5 lần.
Theo hãng tin Reuters, ngày 27-3, Bộ Y tế Iran cho biết tổng số ca bệnh COVID-19 ở nước này là 32.332 ca, số ca tử vong là 2.378 ca.
Methanol là một chất có độc tính thấp. Tuy nhiên, sau khi vào cơ thể, methanol sẽ bị oxy hóa tạo thành formaldehyde. Chất này sau đó tiếp tục bị oxy hóa tạo thành acid formic-acid kiến, thành phần chính của nọc kiến. Chính acid formic là thủ phạm gây độc trong các trường hợp ngộ độc rượu methanol.
Sự tích tụ của acid formic trong huyết thanh gây nên tình trạng toan chuyển hóa. Ngộ độc methanol có thể gây gây tổn thương võng mạc, tổn thương thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa, tổn thương não, có thể dẫn đến tử vong.
HỒNG VÂN
Dịch Covid-19: Dân Hàn Quốc cho tiền vào lò vi sóng để khử virus và cái kết Trong cơn đại dịch toàn cầu Covid- 19, tại Hàn Quốc, ở một số địa phương rộ lên tin đồn cho tiền vào lò vi sóng có thể khử khuẩn. Sau khi nghe tin, một số người dân đã làm theo và "chết sặc". Một nam giới sống tại thành phố Busan, Hàn Quốc đã để 36 tờ 50.000 won vào lò vi...