Anh rút thêm quân khỏi chiến trường Afghanistan
Theo AFP và đài TNHK, ngày 6/7, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết nước này sẽ rút thêm 500 quân khỏi chiến trường Afghanistan vào cuối năm 2012 nhưng sẽ vẫn duy trì binh sỹ tại quốc gia này ít nhất là tới năm 2023 để tham gia vào các nhiệm vụ huấn luyện.
Binh sỹ Anh tại Afghanistan. (Nguồn: Reuters)
Phát biểu trước Quốc hội Anh, Thủ tướng Cameron nói: “Hôm nay tôi có thể tuyên bố rằng Anh có thể giảm thêm 500 binh sỹ ở mức từ 9.500 người hiện nay tại Afghanistan xuống còn 9.000 người vào cuối năm 2012. Quyết định này không chỉ đúng đối với Anh mà còn đúng cả với Afghanistan.”
Video đang HOT
Ông Cameron đưa ra tuyên bố trên chỉ một ngày sau chuyến thăm hai ngày tới Afghanistan để gặp gỡ các binh sỹ Anh đang đồn trú tại tỉnh Helmand, miền Nam Afghanistan và hội đàm với Tổng thống Hamid Karzai ở Kabul.
Trước đó, ông Cameron từng thông báo rằng 426 binh sỹ được bổ sung sang Afghanistan sẽ được rút khỏi nước này vào tháng 2/2012.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo sẽ rút 33.000 trong số 100.000 binh sỹ Mỹ đóng tại Afghanistan trong 14 tháng tới.
Đức cũng thông báo sẽ sớm bắt đầu cắt giảm 500 quân vào cuối năm nay còn Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết binh sỹ nước ông sẽ rút quân số theo quy mô tương ứng như của Mỹ. Pháp hiện có 4.000 binh sỹ ở Afghanistan./.
Theo TTXVN
Bê bối của một số Bộ trưởng Pháp
Tuyên bố của cựu Bộ trưởng Giáo dục, hiện là triết học gia kiêm nhà văn nổi tiếng Luc Ferry đang khiến dư luận Pháp cho rằng, sẽ có một vài cựu bộ trưởng và chính trị gia bị tiết lộ về những bê bối trước đây.
Ông Dominique de Villepin, bà Michele Alliot-Marie và ông Charles Pasqua
Trong số những người bị coi sẽ "phơi áo" trong thời gian tới có Bộ trưởng Văn hóa Frederic Mitterand bởi ông từng bị thủ lĩnh Mặt trận Dân tộc Marie Le Pen cáo buộc tội xâm phạm tình dục trẻ em. Trong khi giới truyền thông chưa chính thức tiết lộ danh tính của số người sắp tới thì dư luận Pháp tập trung sự chú ý tới vụ bê bối tình dục của nguyên Bộ trưởng Các vấn đề công cộng George Trone, nguyên thành viên trong ban lãnh đạo của đảng cầm quyền. Người đứng tên kiện ông George Trone là 2 cựu nữ nhân viên Tòa thị chính thị trấn Dravey ở ngoại ô Thủ đô Paris, từng làm việc dưới quyền cựu Bộ trưởng Các vấn đề công cộng trong khoảng thời gian từ 2007-2010. Được biết, 2 phụ nữ này quyết định kiện ông George Trone sau khi vụ bê bối của cựu Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn được phanh phui. Ông George Trone đã phủ nhận mọi cáo buộc vì cho rằng, họ làm như vậy để trả thù việc bị ông sa thải. Mặc dù đã phủ nhận những cáo buộc, nhưng ông George Trone vẫn phải từ chức (cuối tháng 5), phải nộp tiền bảo lãnh mới được tại ngoại. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã chính thức khởi tố và nếu bị tòa án kết tội, ông George Trone có thể phải bóc lịch tới 20 năm cùng một khoản tiền phạt không nhỏ.
Hơn 1 năm trước, Bộ trưởng Nội vụ Brice Hortefeux đã bị tòa tuyên phạt 3.300 USD vì tội "đưa ra những lời phỉ báng tại chỗ riêng tư mang tính kỳ thị chủng tộc". Lời nhận xét mang tính bông đùa "Người Arab bé nhỏ của chúng tôi" của ông Brice Hortefeux tại khu vực tranh cử đã bị người ta ghi lại hồi tháng 9-2009 và sau khi bị đưa lên mạng Internet lập tức có những phản ứng khác nhau. Thậm chí đảng Xã hội đối lập còn kêu gọi ông Brice Hortefeux từ chức cho dù Bộ trưởng Nội vụ là bạn và là đồng minh kỳ cựu của Tổng thống Nicolas Sarkozy. Sau đó, ông Brice Hortefeux còn bị chỉ trích khi nói nhầm từ hồ sơ vân tay và ADN của nghi phạm với bộ phận sinh dục nữ.
Sau khi chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng thay thế ông Jean-Pierre Raffarin (năm 2005) hơn 4 năm, cựu Bộ trưởng Nội vụ Dominique de Villepin đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận bởi ông phải hầu tòa vì tội âm mưu bôi nhọ Tổng thống Nikolas Sarkozy. Mọi người đều coi đây là vụ "Watergate" của nước Pháp và dư luận đã có những phản ứng khác nhau ngay sau khi ông Dominique de Villepin được tòa tuyên vô tội hôm 28-1-2010. Điều này đồng nghĩa với việc, cuộc tranh cãi xung quanh cáo buộc đối với ông Dominique de Villepin - phạm tội đồng lõa lăng mạ, vu khống và sử dụng giấy tờ giả mạo, chưa dừng lại và cựu Bộ trưởng Nội vụ khó thực hiện ước mơ tái xuất chính trường trong cuộc bầu cử năm 2012 bởi việc này liên quan tới Tổng thống Nicolas Sarkozy. Nên nhớ, Tổng thống Nicolas Sarkozy từng tiếp quản chiếc ghế Bộ trưởng Nội vụ từ ông Dominique de Villepin.
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Michele Alliot-Marie từng vô cùng khó xử khi bị vướng vào vụ bê bối có liên quan đến Tổng thống Nicolas Sarkozy và cựu Thủ tướng Dominique de Villepin. Tờ Le Journal du Dimanche cho rằng, những dữ liệu được lấy ra từ ổ cứng trong máy tính của một cựu điệp viên chứng minh bà Michele Alliot -Marie có dính dáng đến vụ bôi nhọ thanh danh của Tổng thống Nicolas Sarkozy khi ông là Bộ trưởng Nội vụ. Đó là lý do khiến bà Michele Alliot-Marie bị cơ quan điều tra mời đến để thẩm vấn. Đương nhiên, cựu Bộ trưởng Nội vụ Michele Alliot-Marie luôn khẳng định không hay biết gì về việc một số chính trị gia cao cấp đã tạo chứng cứ giả tại Ngân hàng quốc tế Clearstream (Luxembourg), dẫn tới vụ "Watergate".
Cáo buộc tham nhũng, nhận hối lộ trong một báo cáo của Thượng viện Mỹ giành cho cựu Bộ trưởng Nội vụ Pháp Charles Pasqua khiến ông vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, trong phản ứng ngay sau đó, ông Charles Pasqua vẫn bình thản tuyên bố, mong Quốc hội Mỹ điều tra đến nơi đến chốn vụ việc này. Ông Charles Pasqua khẳng định, nếu tên ông xuất hiện trong tài liệu của Iraq thì đó là kết quả của hành động giả mạo. Theo bao cao của Thượng viện Mỹ, cuối thập niên 1990, ông Charles Pasqua đã nhận hối lộ dưới dạng "quyền buôn bán dầu thô" của Chính phủ Iraq trong chương trình đổi dầu lấy lương thực để ủng hộ chế độ của cố Tổng thống Saddam Hussein. Ngày 28-4-2005, nguyên cố vấn ngoại giao của ông Charles Pasqua là Bernard Guillet đã bị bắt để điều tra về chương trình đổi dầu lấy lương thực của Iraq.
Theo ANTD
18 tháng trong lòng Taliban Hai nhà báo nổi tiếng của Pháp là Hervé Ghesquière và Stéphane Taponier vừa được trả tự do sau 547 ngày bị quân Taliban giam giữ. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của Ghesquière và Taponier vỡ òa niềm vui hôm 29.6 khi nhận được tin hai ông được thả ở Afghanistan. Ra đón hai nhà báo của Tập đoàn truyền thông France...