Anh rút ngắn thời gian cho mũi 3 còn 3 tháng vì biến thể Omicron
Chính quyền Anh sẽ tiêm liều tăng cường vắc xin ngừa COVID-19 cho tất cả người trưởng thành. Đồng thời rút khoảng thời gian từ khi tiêm đầy đủ đến liều tăng cường xuống còn 3 tháng do lo ngại biến thể Omicron.
Hành khách đeo khẩu trang trong hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô London, Anh – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, để ứng phó trước nguy cơ do biến thể Omicron gây ra, ngày 29-11, Liên ủy ban vắc xin và tiêm chủng Vương quốc Anh (JCVI) cho biết khoảng thời gian từ khi tiêm liều thứ hai đến liều tăng cường sẽ được rút xuống còn 3 tháng thay vì 6 tháng như hiện nay.
Đồng thời, giờ đây tất cả người trưởng thành từ 18-39 tuổi ở Anh đều có thể tiêm liều tăng cường. Trước đó, Anh chỉ cho phép người từ 40 tuổi trở lên được tiêm tăng cường.
“Việc tiêm liều tăng cường sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ của chúng ta trước biến thể Omicron”, ông Wei Shen Lim – làm việc tại JCVI – cho biết.
Video đang HOT
JCVI nhắc lại rằng những người lớn tuổi và người dễ bị tổn thương do COVID-19 được ưu tiên tiêm liều tăng cường.
Bên cạnh đó, Anh cũng sẽ tiêm liều thứ hai cho trẻ từ 12-15 tuổi trong bối cảnh lo ngại biến thể Omicron.
Giữa tháng 9, Anh đã quyết định tiêm 1 liều vắc xin của Hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ từ 12-15 tuổi ở Anh do lo ngại nguy cơ viêm tim ở nhóm tuổi này. Lúc này, JCVI cho biết sẽ xác định về việc có nên tiêm liều thứ hai cho trẻ trong nhóm tuổi này sau khi nghiên cứu thêm dữ liệu trên toàn cầu.
Anh đã phê duyệt 4 loại vắc xin COVID-19 là Moderna, AstraZeneca, Pfizer và Johnson & Johnson. Tuy nhiên, JCVI cho biết vắc xin Moderna và Pfizer sẽ được ưu tiên dùng để tiêm tăng cường.
Cho đến nay, theo Reuters, Anh đã ghi nhận 9 ca mắc biến thể Omicron.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp Omicron (lần đầu được xác định tại Nam Phi) vào nhóm biến thể “đáng lo ngại”.
Giới khoa học lo ngại Omicron có các đột biến giúp virus SARS-CoV-2 dễ lây truyền hơn và có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Trong một diễn biến liên quan, tại cuộc họp khẩn ngày 29-11, các bộ trưởng y tế nhóm G7 đã ca ngợi Nam Phi vì đã làm tốt trong việc phát hiện biến thể Omicron và cảnh báo với các nước khác.
Nhóm G7 cho biết họ sẽ làm việc cùng nhau để giám sát chặt biến thể mới này. Đồng thời, G7 sẽ thực hiện các cam kết tài trợ vắc xin cho thế giới.
Đức đối mặt với tình trạng thảm họa y tế vì dịch COVID-19
Làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 4 đang gây nhiều khó khăn cho hệ thống y tế Đức. Hiệp hội các bệnh viện nước này cảnh báo tình hình rất nghiêm trọng và có thể dẫn tới tình trạng thảm họa về y tế.
Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Freising, gần Munich, Đức ngày 16/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội bệnh viện Đức, ông Gerald Ga, trên đài phát thanh Đức (Deutschlandfunk) ngày 29/11 cho biết hệ thống y tế đang hoạt động hết công suất và vẫn phải đối mặt với những tình huống tồi tệ hơn.
Theo ông Gerald Ga, do số người nhập viện vì COVID-19 ngày càng nhiều, số bệnh nhân đang được chăm sóc tại các giường bệnh đặc biệt sẽ được chuyển đến các giường bình thường sớm hơn thường lệ. Các bệnh viện giờ đây "không còn có thể cung cấp cho tất cả các bệnh nhân phương pháp điều trị tốt nhất có thể", thậm chí các ca phẫu thuật đã được lên kế hoạch có thể sẽ bị hoãn lại.
Chủ tịch Hiệp hội bệnh viện Đức cảnh báo rất nhiều người mắc COVID-19 trong 10 ngày qua sẽ nhập viện trong khoảng 10-12 ngày tới. Theo đó, trong 10 ngày tới sẽ có thêm hàng nghìn người nhập viện và cần các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Ông cho rằng điều này hiện không thể ngăn chặn và Đức đang tiến dần tới một thảm họa y tế.
Do đó, ông Gerald Ga đề nghị triển khai ngay lập tức các biện pháp chống dịch khẩn cấp để phá vỡ xu hướng gia tăng nhanh chóng số ca mắc mới hiện tại. Ông cho rằng điều này chỉ có thể đạt được thông qua một đợt phong tỏa rộng rãi, không chỉ đối với những người chưa tiêm chủng mà còn với cả những người đã tiêm.
Trước đó, nhiều chính trị gia hàng đầu của Đức cũng kêu gọi áp đặt các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn trong bối cảnh số ca mắc mới liên tục tăng cao và những lo ngại sau sự xuất hiện của biến thể mới Omicron.
Chủ tịch Hiệp hội bệnh viện Đức cũng cho biết việc điều chuyển bệnh nhân từ các điểm nóng sang điều trị tại các địa phương khác, thậm chí ra nước ngoài, sẽ tiếp tục được thực hiện trong những tuần tới.
Theo số liệu của Viện Robert Koch (RKI) sáng 29/11, nước Đức ghi nhận 29.364 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn do hoạt động xét nghiệm bị hạn chế trong hai ngày cuối tuần. Tỷ lệ mắc mới trong 7 ngày qua là 452,4 ca trên 100.000 dân. Tính từ đầu dịch, số ca tử vong vì COVID-19 ở Đức là 100.956 ca, tăng 73 ca so với một ngày trước đó.
Nam Phi có thể ghi nhận đến 10.000 ca Covid-19/ngày vì biến thể Omicron Một nhà dịch tễ học hàng đầu Nam Phi ngày 29.11 cảnh báo biến thể Omicron có thể khiến các ca bệnh hằng ngày tại Nam Phi tăng gấp ba lần trong tuần này. Hành khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở Sân bay Quốc tế OR Tambo, Johannesburg, Nam Phi vào ngày 27.11 sau khi một loạt quốc gia cấm...