Anh rủ em giết người vì mâu thuẫn 5 năm trước
Ngày 16.4, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, chấp nhận giảm hình phạt cho Nguyễn Văn Đạo (tự Ba Xị, 16 tuổi) xuống còn 12 năm tù (án sơ thẩm 13 năm) và tuyên bác kháng cáo, y án đối với Nguyễn Trung Hiếu (tự Hai Xị, 22 tuổi, ngụ Bình Dương) 13 năm tù, về cùng tội giết người.
Hai bị cáo Hiếu và Đạo chờ nghe tuyên án
Tối 5.4.2013, trong lúc ngồi nhậu tại nhà người hàng xóm, thấy Phạm Hoàng Vương nên Nguyễn Trung Hiếu nhớ lại chuyện từng bị một nhóm thanh niên trong đó Phạm Hoàng Vương chặn đánh cách đây 5 năm trước. Sau một lúc uống rượu, Hiếu “cứng rắn” nhắc lại chuyện bị Vương đánh và gây sự đòi đánh Vương. Được mọi người can ngăn, Hiếu hậm hực bỏ về.
Về đến nhà, Hiếu kể lại chuyện bị Vương đánh cho Nguyễn Văn Đạo (em của Hiếu) nghe và rủ đi đánh Vương trả thù. Cả hai chở nhau quay lại nhà người hàng xóm.
Biết em trai đã có dao, Hiếu quay vào gây chuyện đánh nhau với Vương. Lúc này Đạo lấy dao lao đến chém một nhát chí mạng vào đầu Vương.
Video đang HOT
Hiếu và Đạo bị lực lượng chức năng bắt giữ vài tiếng đồng hồ sau khi gây án.
Do chấn thương sọ não nặng nên Vương đã tử vong sau đó.
Tại phiên xử phúc thẩm, xét hoàn cảnh của các bị cáo, gia đình bị hại cũng làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho Đạo, Đạo phạm tội ở độ tuổi vị thành niên, làm theo sự xúi giục của anh trai… nên tòa chấp nhận kháng cáo, tuyên giảm án từ 13 năm xuống còn 12 năm tù.
Theo TNO
Vụ Chứng cứ thiếu thuyết phục vẫn tuyên án: Bỏ lọt tội phạm?
Chứng cứ thể hiện quá rõ ràng về hành vi "chạy" vào ngành công an với giá 120 triệu đồng, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không xử lý.
Giấy biên nhận của Hà Thị Huệ nhận 50 triệu đồng để "chạy" vào Công an H.Bù Gia Mập - Ảnh: Hoàng Tuấn
Phiên tòa sơ thẩm xét xử Mai Xuân Bình (34 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng) phạm tội cưỡng đoạt tài sản đã kết thúc vào ngày 27.3. Tuy nhiên, qua phiên tòa sơ thẩm cho thấy có nhiều dấu hiệu cho thấy vụ án còn bỏ lọt tội phạm.
Cầm 120 triệu đồng"chạy" vào ngành công an
Theo lời khai của bà Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, nguyên phóng viên Đài phát thanh - truyền hình Bình Phước) với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước, vào năm 2011 tại nhà riêng của mình, Nguyễn Viết San (SN 1981, ngụ tại xã Thiện Hưng, H.Bù Đốp, Bình Phước) gặp và bàn bạc với bà Hà Thị Huệ (SN 1976, nguyên Phó phòng Tiếng dân tộc Đài phát thanh - truyền hình Bình Phước) giúp San vào công tác tại Công an H.Bù Gia Mập (nơi ông Điểu Điều, chồng bà Huệ đang giữ chức Phó chủ tịch huyện). Do San không quen biết thân tình nên nhờ bà Thương đứng ra nhận tiền để giao cho bà Huệ. Tổng số tiền bà Thương đã nhận đủ 120 triệu đồng (không làm biên nhận), sau đó đã đưa trước cho bà Huệ 50 triệu đồng để "chạy" vào ngành công an. Việc giao 50 triệu đồng được bà Huệ viết biên nhận: "Hôm nay, ngày 8/9/2011 tôi tên Hà Thị Huệ nhận của chị Nguyễn Thị Thương 50.000.000 (năm mươi triệu đồng) để lo công việc cho Nguyễn Viết San. Nếu không lo được sẽ hoàn trả lại số tiền". Cũng theo lời khai của bà Thương, một tháng sau khi nhận tiền và hồ sơ, bà Huệ đến đòi thêm 70 triệu đồng, nhưng do không chịu viết biên nhận nên bà Thương không đưa tiền. Do xin việc không được nên bà Thương nhiều lần đòi tiền để trả cho San, nhưng bà Huệ không trả. Mãi đến tháng 12.2012 bà Huệ mới trả lại tiền cho bà Thương.
Trong khi đó, theo lời khai của bà Huệ, qua gặp gỡ, bà Thương cho biết: "San chi ra 100 triệu đồng để lo xin việc vào Công an Bù Gia Mập". Đồng thời bà Huệ cũng thừa nhận "cầm" trước 50 triệu đồng để lo việc cho San. Sau khi nhận tiền và hồ sơ, bà Huệ báo cho ông Điểu Điều biết việc San tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Khoảng 1 tháng sau thì ông Điều trả lời cho bà Huệ phía Công an H.Bù Gia Mập không tuyển ngành công nghệ thông tin. Bà Huệ cũng cho San biết tin này và San hỏi bà Huệ có đợt tuyển nào không. Đến tháng 6.2012, do không xin được việc nên bà Huệ đã trả lại tiền cho bà Thương.
Bỏ lọt tội phạm?
Tại bản kết luận điều tra, Công an TX.Đồng Xoài (Bình Phước) vào ngày 5.9.2013 cho rằng hành vi của bà Thương và bà Huệ nhận tiền chạy việc cho San, nhưng thỏa thuận không xin được việc thì trả lại tiền. Khi không xin được việc, bà Thương và bà Huệ đã trả lại đủ tiền nên không đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với ông Điều, CQĐT xác định không tác động gây ảnh hưởng đến người khác để lo việc cho San nên không đặt vấn đề xử lý ông Điều.
Chờ bản án của tòa Chiều 31.3, lãnh đạo Đài phát thanh - truyền hình Bình Phước cho biết đã thi hành quyết định kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Thương và bà Hà Thị Huệ. Theo đó, bà Thương đã phải nhận hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Còn bà Huệ đã phải nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, chuyển công tác từ Phó phòng Tiếng dân tộc sang Phó phòng Chương trình. Riêng ông Điểu Điều, nguồn tin từ Huyện ủy H. Bù Gia Mập, thì không xử lý ông Điều xung quanh vụ vợ ông này cầm tiền "chạy việc". (Đỗ Trường)
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Công ty luật Đức Chánh) phân tích: "Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Thị Thương và bà Hà Thị Huệ, vợ ông Điểu Điều có nhận tiền lo xin việc (vào làm Công an H.Bù Gia Mập - nơi chồng bà Huệ đang làm phó chủ tịch), thì hành vi này của bà Thương, bà Huệ có dấu hiệu cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 BLHS. Vì "chạy" việc không phải là dịch vụ theo quy định pháp luật dân sự mà là hành vi bị pháp luật cấm. Để được tuyển dụng vào vị trí nào đó đòi hỏi người được tuyển dụng phải qua một quy trình thi tuyển cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã hoàn thành từ khi bà Thương, bà Huệ nhận tiền "chạy" việc. Việc trả lại tiền chỉ có thể xem là tình tiết giảm nhẹ khắc phục hậu quả mà thôi".
Về phần ông Điểu Điều, theo CQĐT, ông Điều có tìm hiểu thông tin về việc Công an H.Bù Gia Mập có nhu cầu tuyển dụng hay không để nói lại cho bà Huệ biết. "Như vậy, ông Điều có dấu hiệu "giúp sức" cho vợ mình "chạy" việc. Bà Huệ bị truy tố tội gì thì ông Điều là đồng phạm của tội đó", luật sư Chánh cho biết. "Đồng thời, đây là hành vi khó có thể chấp nhận được đối với người đang đương chức phó chủ tịch huyện. Vì vậy, nếu không xử lý ông Điều đồng phạm với bà Huệ thì cũng cần xử lý về mặt Đảng, chính quyền. Nếu chúng ta không xử lý nghiêm hành vi lợi dụng người thân, người "quen biết" có chức có quyền để nhận tiền "chạy" việc thì đã đi ngược lại chủ trương, chính sách của nhà nước. Bộ máy nhà nước sẽ có nhiều cán bộ, công chức từ "chạy chọt" mà ra", luật sư Chánh nói.
Dưới một góc độ khác, luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: "Hành vi nhận tiền hứa hẹn "chạy" việc của vợ khi chồng đang đương chức của một huyện rõ ràng cả bà Huệ, ông Điều đã vi phạm pháp luật. Theo quy định bộ luật Hình sự, cả hai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh: tội nhận hối lộ (điều 279), tội đưa hối lộ - điều 289, tội làm môi giới hối lộ - điều 290, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi - điều 293, dù kết quả có được hay không. Cơ quan điều tra kết luận không xử lý là bao che người có chức vụ quyền hạn và bỏ lọt tội phạm", luật sư Hà Hải nhận định. "Ngoài ra, tùy theo quy định của cơ quan, ngành nghề, nếu hành vi trên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cần xem xét để xử lý kỷ luật. Trong trường hợp này thì những người có liên quan rõ ràng đã vi phạm quy định ngành nên chí ít cũng phải bị cơ quan chủ quản xử lý kỷ luật chứ không thể cứ ung dung tại vị", LS Hải nhận định.
Theo TNO
Y án tử hình kẻ giết người vứt xác xuống cống Ngày 24.3, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, bác kháng cáo và tuyên án tử hình Danh Bé Hai (39 tuổi, quê Kiên Giang) về 2 tội "giết người", "cướp tài sản". Bị cáo Bé Hai tại tòa Theo bản án sơ thẩm, Danh Bé Hai quê ở Kiên Giang. Tháng 3.2012, Hai lên Bình Dương ở trọ...