Anh rể tương lai vừa bước xuống xe, mẹ tôi nhìn thấy anh liền lên cơn đau tim còn bố chỉ mặt chị tôi bảo “đi ngay cho khuất mắt”
Thật không ngờ, người xinh đẹp như chị tôi lại muốn lấy chồng như thế!
Mới đây nhà tôi lại có một trận sóng gió, cả nhà mệt mỏi, căng thẳng. Tất cả chỉ vì bố mẹ tôi quá mong chờ con rể tương lai xuất hiện, nhưng chị gái tôi lại khiến cho ông bà tức chết.
Cách đây 10 năm, chị gái tôi đang học dở đại học năm thứ 2 thì có bầu. Tôi vẫn nhớ thời điểm đó mẹ tôi khóc lóc ầm ĩ, đòi tự tử vì có đứa con gái hư hỏng. Bố tôi đi ra đi vào, trầm ngâm suy tính, thỉnh thoảng lại gắt lên quát mẹ tôi. Tôi đang ôn thi đại học nên bị đuổi lên phòng để khỏi quan tâm chuyện người lớn.
Sau đấy chị tôi bị bố mẹ đưa đi gặp nhà trai. Người làm chị có bầu là anh bạn cấp 3, sau này học chung đại học, nhà nghèo nhất huyện tôi. Anh ấy cũng hiền lành đấy, nhưng đúng là đang sinh viên mà lại gây hậu quả thế thì bố mẹ tôi càng khó chịu. Chẳng biết hai nhà bàn bạc gì, nhưng chốt lại là đăng ký kết hôn trước, cưới sau.
Cứ tưởng tạm như thế là xong, không ngờ chị tôi bị sẩy thai. Cái tờ giấy đăng ký kết hôn lại thành dang dở. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị về đòi ly hôn, thực ra hai người chưa từng sống như vợ chồng ngày nào. Bố mẹ tôi buồn lắm vì chị mang tiếng một đời chồng.
Chị tôi ly hôn nhưng vẫn nhớ chồng cũ. (Ảnh minh họa)
Bố tôi hỏi mãi chị mới chịu khai là anh ấy vẫn yêu chị nhưng lại làm con gái của sếp có bầu nên phải cưới cô ấy. Bố mẹ tôi giận lắm, đồng ý ly hôn ngay. Sau vụ đấy, chị tôi luôn buồn, chỉ biết đi làm, chẳng quan tâm đến người đàn ông nào nữa. Có lần tôi vẫn bắt gặp chị ngắm ảnh chung với người chồng cũ. Tôi cũng xót cho chị lắm mà chẳng biết làm sao.
Giờ tôi đã đi lấy chồng. Cuộc sống của tôi thuận lợi hơn chị, ra trường là tôi yêu vài năm rồi cưới, giờ cũng đã có một đứa con đáng yêu. Mẹ tôi bảo, giục giã mãi chị cứ ậm ừ chuyện yêu đương. Năm nay chị ấy 30 tuổi, bố tôi mới đùa bảo: “Giờ mày yêu ai bố cũng cho cưới”.
Video đang HOT
Thế rồi tháng trước chị thông báo sẽ mang con rể tương lai về ra mắt bố mẹ tôi. Bố tôi mừng lắm, lau dọn nhà cửa sáng bóng. Mẹ tôi thì đi làm lại tóc, mua bộ váy mới rất lịch sự nhã nhặn để đón khách quý.
Vợ chồng tôi mang con sang. Vừa nghe tiếng xe dừng trước cửa, biết chị tôi về cùng anh rể nên bố mẹ tôi vui vẻ ra mở cổng ngay. Tôi ra sau thì kịp thấy mẹ tôi lên cơn đau tim rồi ngã luôn xuống sân. Bố tôi vừa vội vàng đỡ mẹ, gọi vợ chồng tôi ra giúp vừa run rẩy chỉ tay đuổi chị tôi đi ngay.
Nhìn mặt anh rể là tôi hiểu ngay mọi chuyện. Thật không ngờ, người xinh đẹp như chị tôi lại muốn lấy chồng như thế! Vẫn là anh ta, người mắc nợ chị tôi những năm 20 tuổi, đã bỏ chị tôi khi chị tôi mất đứa con. Anh ta cứ lầm lỡ mãi như thế mà sao chị không chịu dứt ra.
Bố tôi cấm chị về nhà nếu không cắt đứt với người chồng cũ. (Ảnh minh họa)
Do bố tôi cấm cửa, chị không dám về nhà mà chỉ gọi cho tôi cầu xin tôi giúp đỡ. Chị bảo anh ta ly thân vợ rồi. Chị chỉ yêu anh ta thôi, không cần ai khác. Anh ta với vợ không hạnh phúc, thủ tục ly hôn chỉ đang đợi ngày tòa ra phán quyết. Nếu bố mẹ tôi đồng ý, chị sẽ kết hôn với anh ấy trong sự chúc phúc của bố mẹ, nếu không chị cũng không bỏ anh ta.
Tôi nghe đến đâu thấy đau đầu đến đấy. Đúng là cuộc đời quá phức tạp, nặng nợ tình duyên. Chị tôi đồng ý quay lại khi anh ta chưa dứt khoát với vợ là sai trái rồi. Lỡ vợ anh ta kiếm cớ làm ầm lên, chị tôi làm kẻ thứ ba xấu mặt. Chẳng biết năm xưa ai cướp chồng của ai, chỉ biết người đàn ông này bản lĩnh kém quá, sống không có trách nhiệm. Không biết chị tôi có đồng ý quay lại vì muốn trả thù không?
Một tháng trôi qua, chị tôi lại gọi về bảo anh ta đã ly hôn xong. Chị ấy sẽ ở cùng anh và nuôi con riêng của anh nữa. Mẹ tôi như phát điên tuyên bố “từ con”. Giờ tôi cũng xuôi xuôi, muốn mặc kệ chị chứ không phản đối nữa. Cuộc đời là của chị ấy, sướng khổ gì cũng do chị chọn. Bố mẹ tôi không cho chị về nhà thì ông bà buồn chứ có được gì đâu. Tôi phải nói gì để bố mẹ bớt căng thẳng được mọi người ơi?
(letracy12…@gmail.com)
K.H.O.I
Theo toquoc.vn
Độc đáo phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống, đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Cô dâu người Nùng chờ chú rể ở ngoài sân để làm lễ vào nhà chồng. Ảnh: Thiên Minh
Quan niệm khi xưa, trai gái dân tộc Nùng không được quyền tự do yêu đương mà được sự sắp đặt của gia đình: "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó". Ngày nay, phong tục này dần bị mất đi, thay vào đó, trai gái dân tộc Nùng đến tuổi được tự do yêu đương, tìm hiểu nhau và tiến đến hôn nhân.
Ông Kỳ Dùng Phú, ở thôn Bản Mạ, xã Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Phong tục cưới hỏi của người Nùng rất quan trọng. Người Nùng có quan niệm chuẩn bị tốt, chu đáo mọi việc trước hôn nhân thì đám cưới của cô dâu, chú rể mới thật sự hạnh phúc. Dân tộc Nùng thường chọn thời điểm cưới vào tháng 8 cho đến tháng 10 âm lịch".
Tục cưới hỏi của người Nùng trải qua 6 bước, trong đó, bước thứ nhất là Sam Mình (hỏi mệnh của cô con gái), nhà trai sẽ cử một người tới nhà cô gái để "đánh tiếng" về chuyện tìm hiểu của đôi trai gái. Ở buổi gặp gỡ này chưa có lễ vật nào mang theo. Nếu nhà gái đồng ý, nhà gái sẽ thông tin cho nhà trai giờ, ngày, tháng, năm sinh của cô gái vào một tờ giấy hồng hoặc đỏ để đưa cho nhà trai đem về nhà, nhờ ông thầy tướng số xem giúp tuổi. Nếu xem tuổi hợp nhau, nhà trai sẽ tiến hành lễ dạm hỏi.
Bước thứ hai gọi là Pao Mình (lễ dạm hỏi). Bước này, nhà trai lại cử người thân lần trước tới nhà cô gái để nói chuyện về tuổi của cô dâu và chú rể. Nhà trai sẽ mang một lá trầu được đặt trong cái đĩa úp cái bát lên và để ở trước cửa nhà cô gái. Nếu nhà gái không ưng thuận sẽ trả lại lá trầu.
Bước thứ ba là Kin Háp (lễ ăn hỏi). Bước này được tổ chức trang trọng hơn, tiến hành sau lễ dạm hỏi khoảng 3 tháng do ước định của hai bên gia đình và dựa vào việc chọn ngày lành, tháng tốt.
Trong buổi lễ ăn hỏi, hai bên bàn bạc nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến đám cưới như: Của hồi môn, tiền bạc, chăn màn, ngày giờ đón dâu... Từ ngày làm lễ ăn hỏi kéo dài từ 2 đến 3 năm mới tiến hành lễ cưới chính thức.
Bước thứ tư là An Nhi (lễ báo ngày cưới). Bước này, nhà trai chọn được ngày lành, tháng tốt, đến thông báo cho nhà gái về thời gian cụ thể của ngày cưới và các khoản đã được báo trước như: Gạo, rưụ, lợn, bạc, tiền..., mặt khác, để hai gia đình có thêm thời gian mời bạn bè, anh em trong nhà thân thuộc về dự lễ cưới.
Bước thứ năm là Co Dảu (ngày cưới), gia đình nhà trai và nhà gái cử ra một số thanh niên giúp làm bếp, tiếp khách... Đồng thời, trong lễ này, nhà trai phải dẫn sang nhà gái một con lợn to, gạo tẻ, rưụ ngon... Nhà trai phải đưa "sính lễ" sang nhà gái từ tối hôm trước.
Người Nùng thường tổ chức ăn cưới 2 ngày đối với người thân, còn bạn bè thì 1 ngày. Khách đến mừng, có thể bằng tiền hoặc vật chất như: Khăn, chăn màn, quần áo...
Bước thứ sáu là Tu Dảu (đón dâu), nhà trai cần phải đón đúng thời gian đã được hai bên thống nhất. Đi theo đoàn chú rể có một đôi vợ chồng làm trưởng đoàn. Cặp đôi này đã có con, khỏe mạnh, hiểu biết các phong tục, tập quán của dân tộc và đặc biệt, thuộc nhiều bài hát sli (một hình thức đối đáp cổ của người Nùng thường hát trong đám cưới). Đi cùng đoàn nhà trai còn có phù rể từ 6 đến 8 người là con gái (dân tộc Nùng kiêng số lẻ). Những người được chọn này phải là người bạn thân thiết của chú rể, biết hát sli, hoạt bát, nhanh nhẹn. Tất cả mọi người đi đón dâu đều phải mặc quần áo truyền thống. Các cô gái đi đưa dâu cũng phải là bạn thân của cô dâu, chưa có chồng, hiền lành, nết na và phải thuộc nhiều bài hát sli.
Bà Vi Thị Tiếp, ở thôn Chi Ma, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình cho biết: "Người Nùng quan niệm, nếu trong ngày cưới, chú rể bị ướt nhiều sẽ gặp may mắn. Khi cô dâu đến nhà trai, cô dâu sẽ dừng lại ngoài sân để thầy cúng làm thủ tục diệt trừ tà ma và cầu phúc cho đôi bạn trẻ khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Làm xong thủ tục, cô dâu vào nhà lạy tạ tổ tiên và gia đình bên chồng, đánh dấu việc cô dâu đã là người trong gia đình của chú rể".
Ngày nay, do cuộc sống phát triển, một số bước trong tục cưới hỏi của người Nùng được giảm bớt, nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc này.
Thiên Minh
Theo bienphong.com.vn
Xem lòng bàn tay nam giới đoán ngay vận mệnh giàu sang phú quý hay nghèo khổ cùng cực Xem lòng bàn tay là cách bói vô cùng thông dụng và phổ biến trong khoảng thời gian gần đây. Các nhà tướng số có thể thông qua hình dáng, màu sắc, đường vân trong lòng bàn tay để đoán biết được phần nào về tính cách cũng như vận mệnh của chủ nhân nó. Ngoài ra, xem lòng bàn tay cũng phần...