“Anh Quốc Tuấn của Bôm” và 3 vai diễn lừng lẫy trên màn ảnh
Nam diễn viên ghi dấu ấn lớn với các phim “ 12A và 4H”, “Những người sống bên tôi” và “ Người thổi tù và hàng tổng”…
Minh trong ‘12A và 4H’
12A và 4H là phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết Vĩnh biệt mùa hè do Bùi Thạc Chuyên làm đạo diễn. Phim là những câu chuyện đặc tả tâm tư, tình cảm của các học trò cuối cấp mà trung tâm là nhóm 4H bao gồm Hằng, Hạ, Hoa, Hân. Sau khi lên sóng năm 1995, 12A và 4H nhanh chóng trở thành cơn sốt cho giới học sinh trung học và sinh viên. Các nhân vật trong phim để lại ấn tượng sâu đậm với khán giả, đặc biệt là vai thầy giáo Minh ( Quốc Tuấn đóng), lớp trưởng Hằng (Thu Hương đóng), bí thư Hạ (Huệ Anh đóng), Hoa (An Quý đóng), Hân (Thu Hiền đóng). Phim góp phần lớn trong việc tạo dựng tên tuổi của diễn viên Quốc Tuấn.
Quốc Tuấn trong ‘12A và 4H’.
Trong 12A và 4H, Quốc Tuấn vào vai Minh – thầy giáo dạy văn kiêm chủ nhiệm lớp 12A. Vẻ lãng tử, đẹp trai, phong thái lịch lãm cùng tài làm thơ của thầy Minh khiến các cô học trò cuối cấp xốn xang. Trước khi lên thành phố dạy học và trở thành chủ nhiệm của lớp 12A, Minh đã kết hôn với một người phụ nữ thực dụng, chua ngoa. Trong khi đó, anh nhận được sự quan tâm của cô học trò tên Hằng (Thu Hương đóng) – một lớp trưởng học giỏi, thùy mị, mong manh và rất mê văn thơ. Thầy giáo Minh trở thành chỗ dựa tinh thần cho Hằng khi cô học trò đau khổ vì gia đình không hạnh phúc. Cuộc hôn nhân không tình yêu khiến Minh chán nản và dần dần xiêu lòng trước tình cảm trong sáng của Hằng.
Thời điểm đóng 12A và 4H, Quốc Tuấn vẫn chỉ là một gương mặt mới của làng điện ảnh. Tiếng vang của bộ phim sau khi lên sóng giúp Quốc Tuấn nhanh chóng lọt vào ‘mắt xanh’ của các đạo diễn cả truyền hình lẫn điện ảnh. Anh xuất hiện liên tục trên truyền hình với các vai hiền lành, tốt bụng trong phim Những người sống bên tôi, Người vác tù và hàng tổng…
Thi trong ‘Những người sống bên tôi’
Những người sống bên tôi là câu chuyện cuộc đời từ lúc còn là một học sinh trung học cho đến tuổi trung niên của Thi. Phim do đạo diễn Đặng Tất Bình thực hiện và phát sóng năm 1996. Thi sinh ra trong một gia đình nghèo, phải bỏ học giữa chừng để theo nghề thợ mộc rồi đi bộ đội. Trong suốt thời gian sống trong quân ngũ, Thi luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với học tập và chăm chỉ ôn thi đại học. Sau khi giải ngũ, Thi đỗ vào một đại học danh tiếng ở Hà Nội. Anh phải làm nhiều nghề chân tay, kể cả rửa bát ở quán phở để có tiền trang trải việc học hành.
Quốc Tuấn trong ‘Người thổi tù và hàng tổng’.
Sự từng trải, vẻ điềm đạm, hiền lành, tốt bụng của Thi khiến Ngọc Hà (NSND Lan Hương ‘Em bé Hà Nội’ đóng), cô sinh viên xuất thân từ gia đình giàu có, bị thu hút. Thi và Ngọc Hà trở thành người yêu rồi kết hôn bất chấp sự khác biệt về xuất thân, hoàn cảnh sống. Cuộc sống của Thi trở nên nhàn nhã hơn sau khi tốt nghiệp và được trường đại học giữ lại làm giảng viên. Thành tích học tập, nghiên cứu xuất sắc giúp anh có cơ hội đi tu nghiệp nước ngoài để học lên thạc sĩ rồi tiến sĩ. Xa chồng một thời gian dài, vợ Thi ngã vào lòng người đàn ông khác. Sự trở về của Thi không thể khiến họ hàn gắn trở lại. Cuộc sống ở tuổi xế chiều của anh trở nên buồn bã khi vợ mang con ra nước ngoài cùng người tình.
Diễn xuất tự nhiên và khả năng hóa thân vào nhân vật Thi giúp Quốc Tuấn tiếp tục giành được nhiều cảm tình từ khán giả xem truyền hình. Trong cuộc bình chọn phim truyền hình năm 1995 – 1996 dành cho khán giả do VTV tổ chức, Quốc Tuấn nhận giải Diễn viên nam xuất sắc cho vai này.
Kiên trong ‘Người thổi tù và hàng tổng’
Video đang HOT
Người thổi tù và hàng tổng được đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện vào năm 2001. Phim gồm 5 tập với các chủ đề gồm: Mèo mù vớ cá rán, Quyền rơm vạ đá, Phép vua thua lệ làng, Nuôi ong tay áo và Ở hiền gặp lành.
Trái với hình ảnh thư sinh hay bộ đội trong các phim trước, Quốc Tuấn vào phim Người thổi tù và hàng tổng với vai anh nông dân khù khờ, chất phác. Nhân vật của Quốc Tuấn tên Kiên, có tính cách vui vẻ, hài hước và được nhiều người yêu quý. Anh không có ý định ứng cử chức trưởng thôn nhưng lại được đông đảo bà con bầu chọn. Chưa có kinh nghiệm cộng thêm cách sống đơn giản, mộc mạc, Kiên đã gặp phải nhiều tình huống dở khóc dở cười khi đảm nhiệm chức trưởng thôn. Tuy nhiên, những nỗ lực của anh trong việc xây dựng xóm làng luôn được bà con trân trọng và ghi nhận.
Quốc Tuấn trong ‘Những người sống bên tôi’.
Đây là vai diễn hài đầu tiên Quốc Tuấn đảm nhận trong sự nghiệp của mình. Diễn xuất của anh tự nhiên đến mức những người nông dân, trưởng thôn thật có mặt ở hiện trường nhận xét anh diễn như không diễn. Sau nhiều năm kể từ khi phim lên sóng, nam diễn viên vẫn nhớ như in những tình huống hài hước trong quá trình quay phim. Sau Người thổi tù và hàng tổng, Quốc Tuấn ít tham gia phim truyền hình để có nhiều thời gian chăm sóc, chạy chữa cho con trai duy nhất mắc bệnh hiếm gặp. Những năm gần đây, anh chuyển sang làm đạo diễn tại Hãng phim truyện Việt Nam.
Theo Nguyên Anh (Ngôi Sao)
Xúc phạm Quốc Tuấn: Cái tát trời giáng vào cộng đồng nghệ sĩ không 'sống như hòn đá'
Việc diễn viên Quốc Tuấn bị chủ mới của Hãng phim truyện gọi là "Chí Phèo" dường như đánh thẳng vào cái gọi là 'tình người' trong showbiz.
Khi xem những hình ảnh của Quốc Tuấn lo lắng cho con trai trong chương trình "Điều ước thứ 7", khán giả đều xúc động đến rơi nước mắt. Sau đó, rất nhiều cá nhân, tổ chức ngỏ ý muốn hỗ trợ Bôm và giúp Quốc Tuấn vơi bớt gánh nặng kinh tế. Thậm chí, nhiều đơn vị sẵn sàng tài trợ chi phí phẫu thuật thẩm mỹ, làm răng và triển khai những dự án dài hơi, gây quỹ hay mua đàn piano mới cho Bôm theo đuổi đam mê âm nhạc.
"Điều ước thứ 7" - chương trình 2 bố con Quốc Tuấn góp mặt đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả.
Tuy nhiên, dù rất hạnh phúc và biết ơn nhưng Quốc Tuấn quyết định không nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào trong thời điểm này. Quốc Tuấn cho biết anh có thể nợ một vài người nhưng không muốn mang cảm giác "mắc nợ một vạn người" nên chủ động từ chối các khoản quyên tặng của các tổ chức, cá nhân.
Có thể thấy, trong khi giới showbiz luôn đầy rẫy nhưng mặt trái thì ở đó lại có có tấm gương tốt đẹp về ông bố Quốc Tuấn dám hy sinh cả thời gian, tiền bạc và cả rủi ro nghề nghiệp lẫn cuộc sống để đối đầu với căn bệnh của con. Ai nấy thật sự rất trân trọng và nể phục tấm lòng của Quốc Tuấn.
Nam diễn viên nhận được vô số lời hỏi thăm sau khi câu chuyện cùng con trai chống lại bệnh tật được chia sẻ.
Việc các nghệ sĩ gửi lời động viên, mong muốn được giúp đỡ Quốc Tuấn không chỉ đơn thuần dấy lên tình người đẹp trong showbiz mà còn là cách hàng xử đánh động vào căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.
Thế nhưng mới đây ông Nguyễn Thủy Nguyên - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vivaso có lời lẽ xúc phạm đạo diễn Quốc Tuấn đã khiến dư luận bức xúc. Ông nói: "Ở đây có đồng chí Tuấn, đi đâu cũng khóc như mưa. Tôi đang sợ có nơi khóc nghệ sĩ đau xót quá rồi treo cổ chết. Tôi đang dự phòng đây. Tôi nói thật với Quốc Tuấn, người ta gọi anh là Chí Phèo".
Về phía đạo diễn - diễn viên Quốc Tuấn, anh dùng từ "vô văn hóa" để đáp lại lời nói của chủ tịch Vivaso. Trong khi đó, nhiều đồng nghiệp của anh cũng lên tiếng bất bình trước lời lẽ động chạm tới không chỉ thành viên hãng phim mà toàn thể giới nghệ sĩ.
Sự việc đau lòng này đã vô tình khơi lại một vấn đề đã trở nên nhức nhối: Phải chăng người Việt đang ngày càng trở nên vô cảm? Trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh.
Loạt nghệ sĩ Việt bức xúc lên tiếng khi diễn viên Quốc Tuấn bị gọi là Chí Phèo, đi đâu cũng khóc.
Sự thờ ơ, tê cứng của tâm hồn trước những điều đang xảy ra chung quanh mình, được thấy hoặc được nghe dường như đã thành chuyện quá bình thường trong xã hội. Đây chỉ là một trong rất nhiều những minh chứng cho thói vô cảm của không ít người Việt Nam sống trong xã hội hiện đại. Nhiều người còn nhận định rằng, tình người trong cuộc sống ngày nay không còn như trước.
Đối với công chúng, chuyện này cũng dễ hiểu, nhưng đối với các nhà lãnh đạo, nhất đối với những người đứng trên nhiều người, điều này không thể tha thứ được.
Chúng ta đã nghe định nghĩa về một người nghệ sĩ là những kẻ "ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây". Nhưng việc các nghệ sĩ cùng giúp đỡ, bênh vực Quốc Tuấn lại mang tính nhân văn, hành động đẹp trong thời buổi con người đang ngày càng vô cảm với nhau. Họ lãng mạn nhưng cũng thực tế khi biết chung tay vì đồng nghiệp. Thế nhưng câu nói của ông Thủy Nguyên dường như là cú tát trời giáng mạnh nhất trong cộng đồng nghệ sĩ đang không "sống như hòn đá".
Người ta thường nói sự cạnh tranh trong giới giải trí khiến nghệ sĩ khó có được một người bạn thực sự. Thế nhưng, những câu chuyện về Minh Thuận, Trần Lập, Wanbi Tuấn Anh trước khi qua đời hay Siu Black, nam diễn viên Chánh Tín... trong lúc khó khăn được đồng nghiệp hỗ trợ đang chứng minh điều ngược lại.
Các nghệ sĩ trong đêm nhạc ủng hộ Minh Thuận.
Công chúng chứng kiến một năm 2016 đầy mất mát nhưng đây cũng là khoảng thời gian giới nghệ sĩ đoàn kết, đồng lòng hơn bao giờ hết. Thời điểm Minh Thuận chống chọi với bệnh ung thư, bạn bè, đồng nghiệp ngày đêm túc trực, cầu nguyện cho anh vượt qua nỗi đau. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Thu Minh, Cẩm Ly, Trấn Thành, Tuấn Hưng... đã thực hiện đêm nhạc Tình nghệ sĩ và dành toàn bộ số tiền hơn 400 triệu đồng để ủng hộ Minh Thuận điều trị bệnh.
Hình thức tổ chức đêm nhạc cũng từng được các nghệ sĩ thực hiện trong thời điểm Wanbi Tuấn Anh, Trần Lập mắc bệnh hiểm nghèo, Phương Thanh giúp đỡ Siu Black hay nữ diễn viên kỳ cựu Hoàng Lan phải chống chọi với cuộc sống neo đơn, gặp tai nạn xe cộ và có nguy cơ bị mù...
Phương Thanh chứng minh cho mọi người thấy, trong xã hội vẫn còn những người không vô cảm.
Không chỉ động viên tinh thần, qua đây những người đồng nghiệp của Wanbi Tuấn Anh, Hoàng Lan... còn quyên góp được một số tiền, giúp họ chi trả phần nào chi phí điều trị. Thêm một nghệ sĩ khác mắc bệnh hiểm nghèo và ngay lập tức được đồng nghiệp giúp đỡ là Duy Nhân. Khi Duy Nhân bị ung thư vòm họng và chi phí điều trị khá cao, Angela Phương Trinh đã tới ủng hộ anh 100 triệu đồng.
Cựu người mẫu Bình Minh cùng các nghệ sĩ nam tổ chức trận bóng đá quyên góp được 30 triệu đồng. Sau đó, nhiều đồng nghiệp khác như Hồ Ngọc Hà, Quế Vân... cũng đến giúp đỡ Duy Nhân chiến đấu với căn bệnh.
Lại nhớ lời bài hát mà cố nhạc sĩ Trần Lập từng viết: "Đừng sống giống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn băng giá". Không sống giống như hòn đá, đó có lẽ là điều khiến những nhân cách nghệ sĩ ở lại trong lòng công chúng một cách vững chãi và lung linh đến thế!
Sự quay lưng cũng như phát ngôn mà vị lãnh đạo kia dành cho Quốc Tuấn chính là thái độ "vô cảm". "Nhìn cái xấu cái ác mà không bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi ai lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy!", như trong bài văn mà tác giả Phan Hoàng Yến từng viết.
Câu chuyện về lời xúc phạm đối với Quốc Tuấn chỉ là một trong số nhiều trường hợp của sự vô cảm, khiến công chúng day dứt, bao giờ căn bệnh này mới chấm dứt. Hơn hết mỗi con người cần sống tốt hơn, xích lại gần nhau hơn, san sẻ nỗi đau cùng nhau và chia những "viên đường" cho người thiếu hụt. Chẳng cần vật chất mà giúp nhau trong những hoàn cảnh hoạn nạn dù chỉ bằng lời động viên cũng đã đủ ấm lòng.
Theo An Nhiên
Khám phá
Bé Bôm nhà Quốc Tuấn đã biết dùng đám đông để gây sức ép với bố Ngoài tài đánh đàn, Bôm - con trai của diễn viên Quốc Tuấn còn khiến mọi người bất ngờ hơn vì khả năng thuyết phục bố rất tài tình của mình. Mới đây, đạo diễn Trần Lực có chia sẻ một số hình ảnh trong buổi tiệc tràn đầy tiếng cười với sự góp mặt của những người bạn bè thân thiết, trong...