Anh – ‘phòng thí nghiệm’ chống biến chủng Delta của thế giới
Không nơi nào trên toàn cầu cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 được theo dõi sát sao như ở Anh, nơi có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới.
Đây không phải lần đầu tiên Anh trở nên nổi bật trong đại dịch. Thông qua sự kết hợp giữa lịch sử, sinh học, toán học và chính trị, quốc gia này đang thử nghiệm xem liệu chương trình tiêm chủng hiệu quả của họ có thể chống lại đợt bùng phát mới chủ yếu do biến thể Delta gây ra. Phần lớn Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á đều đứng sau Anh trong cuộc đua tiêm chủng và giờ đang bị Delta tấn công.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tin biến chủng Delta sẽ trở nên thống trị. Biến thể này chiếm 1/5 số ca nhiễm mới ở Mỹ và dự kiến gây ảnh hưởng lớn hơn trong vài tuần tới. Sau 10 tuần giảm, số ca nhiễm đang tăng trở lại ở châu Âu. Tại Pháp, cố vấn khoa học hàng đầu của chính phủ Jean-Franois Delfraissy c ảnh báo biến chủng có thể gây ra đợt bùng phát thứ tư.
“Anh đang ở một vị thế rất đặc biệt”, Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Edinburgh, nói. “Chúng tôi chứng kiến đợt bùng phát biến thể Delta lớn nhất ở một quốc gia được tiêm chủng tốt. Chúng tôi giống như bản thử nghiệm của thế giới”.
Rất nhiều quốc gia có thể học hỏi từ những gì diễn ra ở Anh trong vài tháng tới. Một trong số đó là cách biến thể Delta lây lan trong cộng đồng và những ảnh hưởng của các loại vaccine khác nhau, cũng như mức độ tiêm chủng khác nhau đối với số ca nhiễm, nhập viện và tử vong.
Một điểm tiêm chủng ở London, Anh tháng trước. Ảnh: PA.
Phân tích của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) cho thấy Delta có khả năng lây lan cao hơn biến thể Alpha khoảng 60% và có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện. Nhiều quốc gia giờ muốn tìm hiểu nhóm người nào sẽ phải nhập viện, nhóm nào cần thở máy và nhóm nào có nguy cơ tử vong, cùng số liệu cụ thể về mỗi trường hợp.
“Mọi người chắc chắn sẽ nhìn vào Anh và học hỏi càng nhiều càng tốt từ kinh nghiệm của chúng tôi”, giáo sư David Salisbury, cựu giám đốc về tiêm chủng của Bộ Y tế Anh, nói. “Nếu Anh có một tỷ lệ nhất định người đã tiêm đủ hai liều vaccine và Pháp ít hơn 1/3, họ có thể suy ra điều đó có ý nghĩa gì đối với họ. Tôi chắc chắn đó là những gì mà quan chức y tế cộng đồng ở nhiều nước sẽ làm khi họ nhìn vào dữ liệu của Anh”.
Video đang HOT
Câu hỏi quan trọng nhất hiện tại là liệu vaccine có thể phá vỡ mối liên kếtgiữa việc nhiễm biến chủng Delta với nguy cơ nhập viện cũng như với nguy cơ tử vong hay không. Tuy nhiên, Ian Sample, biên tập viên của Guardian, cho rằng khái niệm phá vỡ liên kết chỉ đúng trên lý thuyết hơn là thực tế.
Vaccine không thể hoàn toàn loại bỏ nguy cơ tử vòng và khả năng lây nhiễm. Với một biến thể dễ lây lan như Delta, nó vẫn có cơ hội lây lan rộng và tìm thấy những người chưa được tiêm chủng hoặc không có hàng rào bảo vệ tốt từ vaccine.
Những gì xảy ra ở Anh sẽ giúp các nước xác định chương trình tiêm chủng hiện tại của họ có thể bị đe dọa như thế nào. “Liên hết này không thể phá vỡ hoàn toàn trừ khi bạn xóa sổ virus. Nếu virus vẫn còn, nó vẫn gây ra một số hậu quả”, Salisbury nói.
Điều này đặt ra câu hỏi cần bao nhiêu phần trăm dân số được tiêm chủng để đẩy lùi dịch bệnh và liệu mục tiêu này có thể đạt được hay không. Các ca nhiễm ở Israel ban đầu giảm mạnh nhờ chiến dịch tiêm chủng quyết liệt, nhưng đã tăng trở lại trong hơn 10 ngày qua do sự xuất hiện của Delta. Gần 60% dân số Israel đã tiêm đủ liều vaccine và chương trình tiêm chủng của quốc gia Trung Đông chủ yếu dựa vào Pfizer.
Trong khi đó, chiến dịch tiêm chủng của Anh đặt cược vào AstraZeneca. Do đó, các quốc gia hiện sử dụng loại vaccine giá rẻ và dễ lưu trữ hơn này sẽ quan tâm đến tình hình ở Anh hơn.
“Việc Anh có tránh được những thiệt hại nghiêm trọng hay không sẽ rất quan trọng đối với những nước đang phụ thuộc vào AstraZeneca”, William Hanage, giáo sư về tiến hóa và dịch tễ học ở Harvard, nhận định.
Để đẩy lùi biến thể Delta, các nhà khoa học tin rằng 85% dân số cần được tiêm vaccine. “Thời điểm này rõ ràng chúng tôi chưa tiêm đủ vaccine cho dân số để ngăn chặn virus lây lan”, Woolhouse nói.
Các quốc gia khác cũng muốn tìm hiểu xem liệu Anh sẽ xử lý vấn đề này thế nào. Tiêm chủng và những người đạt miễn dịch do từng nhiễm bệnh sẽ giúp các nước tiến một bước dài trong cuộc chiến với đại dịch, nhưng vẫn cần nhiều biện pháp khác để có thể kiểm soát Covid-19, theo Ian Sample.
Sian Griffiths, giáo sư danh tự tại Đại học Trung văn Hương Cảng và từng là người đứng đầu cuộc điều tra về dịch SARS của Hong Kong, cho biết các nước Đông Nam Á đang dõi theo Anh, cùng với Israel, để xem cách đối phó với biến thể Delta.
Nhiều quốc gia trong số này từng áp dụng cách tiếp cận xóa sổ Covid và có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Bây giờ, họ đang chứng kiến các đợt bùng phát do biến chủng Delta gây ra và cần nhanh chóng thúc đẩy tiêm chủng.
“Những gì bạn đang thấy là một thực tế dần dần được nhận ra rằng sẽ không có một thế giới không có Covid-19″, bà nói.
Người Anh xếp hàng chờ tiêm vaccine ở London, Anh tháng trước. Ảnh: Reuters.
Khi Anh bước vào mùa thu, chương trình tiêm chủng cúm mùa và Covid-19 có thể được bắt đầu. Australia, New Zealand và nhiều nước khác ở nam bán cầu sẽ có thời gian để xem tác động của chương trình này trước khi bắt đầu mùa đông.
Anh cũng có bài học khác dành cho thế giới. Tỷ lệ tiêm chủng cao là điều khiến thế giới ghen tị.
“Nhiều quốc gia đang thử nhiều cách khác nhau để khuyến khích mọi người tiêm chủng. Họ có thể tìm hiểu lý do giúp Anh đạt tỷ lệ tiêm chủng cao như hiện tại”, Griffiths nói.
Phá kỷ lục ca Covid-19 mới và tử vong, Indonesia tiến sát "bờ vực thảm họa"
Indonesia ghi nhận số ca bệnh Covid-19 và số ca tử vong tăng trong 24h cao chưa từng có tiền lệ, trong bối cảnh một tổ chức quốc tế cảnh báo nước này đang tiến gần "bờ vực thảm họa" vì dịch bệnh.
Khu vực chôn cất nạn nhân Covid-19 tại một nghĩa trang ở Tây Java, Indonesia (Ảnh: Reuters).
Hàng nghìn người Indonesia xếp hàng bên ngoài một sân vận động ở ngoại ô Jakarta hôm 1/7 để tiêm chủng Covid-19. Đây là nỗ lực của chính phủ Indonesia trong việc tăng tốc ứng phó với dịch bệnh khi tổ chức Chữ thập Đỏ cảnh báo viễn cảnh u ám rằng quốc gia Đông Nam Á đang tiến gần tới "bờ vực thảm họa" vì Covid-19.
Indonesia chứng kiến tình trạng dịch bệnh lây lan nghiêm trọng trong vài tuần qua. Hôm 1/7, họ trải qua ngày chết chóc nhất vì dịch bệnh với 504 trường hợp tử vong. Đây cũng là ngày Indonesia ghi nhận mức tăng ca nhiễm mới cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, với 24.836 trường hợp. Indonesia hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với hơn 2,2 triệu ca bệnh và 58.995 người thiệt mạng vì dịch.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo rằng nước này sẽ áp dụng một số biện pháp mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh.
"Tôi kêu gọi mọi người tuân thủ những lệnh hạn chế mới vì an toàn cho tất cả mọi người. Bộ Y tế sẽ tiếp tục tăng công suất bệnh viện, các cơ sở cách ly tập trung cũng như sẵn sàng cung cấp thuốc, thiết bị y tế và bình ôxy", ông Widodo cho hay.
Giới chức y tế Indonesia cảnh báo rằng, một số khu vực tại Indonesia đang cạn kiệt giường bệnh, trong khi biến chủng Delta nguy hiểm đang lây lan với tốc độ cao. Delta - chủng SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm nhất thế giới - đã gây ra làn sóng dịch bệnh bùng nổ ở Ấn Độ hồi tháng 4 và tháng 5.
Ông Jan Gelfand thuộc Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế nhận định: "Mỗi ngày, chúng ta đều thấy biến thể Delta đang đưa Indonesia đến gần hơn bờ vực của thảm họa Covid-19".
Sự kiện tiêm chủng diện rộng hôm 1/7 nằm trong nỗ lực đạt được mục tiêu tiêm 1 triệu liều/ngày trong tháng 7 và tiến tới mục tiêu 2 triệu liều/ngày vào tháng 8.
Tại nhiều bệnh viện, số lượng bệnh nhân tăng nhanh, và các lều đã được dựng lên ở bãi đỗ xe để mở rộng nơi thăm khám, chữa trị cho người bệnh.
Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đặt ra mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho 181 triệu người trên tổng dân số 270 triệu vào tháng 3/2022 (tương đương 67%), tuy nhiên, tới nay chính quyền mới tiêm đủ mũi cho 13,6 triệu người.
Anh phát hiện biến chủng nCoV mới Các chuyên gia cho biết chủng B1525 với "đột biến gây lo ngại" được phát hiện tại Anh với ít nhất 32 ca nhiễm. Báo cáo ngày 15/2 của các chuyên gia Đại học Edinburgh cho biết biến chủng nCoV mang tên B1525 được phát hiện thông qua giải trình tự gen tại 10 quốc gia, bao gồm Anh, Mỹ, Australia và Đan...