Anh- Pháp tranh cãi gay gắt vì người nhập cư
Cuộc khủng hoảng người nhập cư ở Calais nơi có đường hầm Eurotunnel nối Pháp với Anh đang khiến chính trị gia 2 nước đả kích nhau kịch liệt.
Người nhập cư bất chấp mạng sống
Căng thẳng lên cao trong vài tuần qua, sau khi những người nhập cư, hiện ở con số khoảng 3.000 người, tìm mọi cách đột nhập vào đường hầm dưới biển Eurotunnel từ cửa khẩu Calais trên đất Pháp để sang Anh.
Một trại tỵ nạn tạm bợ của người nhập cư gần Calais (Pháp) (Ảnh AP)
Vụ việc gây ra bất ổn an ninh lớn, khiến nhiều người nhập cư thiệt mạng và cảnh sát buộc phải phong tỏa đường hầm, khiến giao thông qua đường hầm trở nên tắc nghẽn trong đúng đợt cao điểm của kỳ nghỉ hè trên khắp châu Âu.
Khẩu chiến gay gắt giữa Anh và Pháp
Vụ việc còn gây ra những cuộc khẩu chiến gay gắt giữa các chính trị gia Anh và Pháp. Từ phía Anh, báo chí và thủ lĩnh các đảng đối lập như Công đảng hay Đảng UKIP công kích cảnh sát Pháp “làm việc thờ ơ, thiếu hiệu quả và hoàn toàn không biết cách xử lý khủng hoảng”.
Harriet Harman, thủ lĩnh tạm thời của Công đảng thậm chí còn yêu cầu Chính phủ Pháp phải hoàn trả tiền cho những công dân Anh bị mắc kẹt nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày ở đường hầm Eurotunnel khi đang trên đường sang châu Âu tận hưởng kỳ nghỉ.
Ông Harman công kích: “Chính phủ của Thủ tướng Cameron phải sử dụng tất cả những sức ép ngoại giao cần thiết để làm việc đó”.
Đáp lại những lời chỉ trích đó, các chính trị Pháp quy kết phía Anh đang đổ dầu vào lửa và dọa Pháp sẽ khiến nước Anh phải gánh chịu hậu quả từ làn sóng nhập cư.
Video đang HOT
Xavier Bertrand, dân biểu của tỉnh Aisne thuộc vùng Nord-Pas de Calais, cách không xa đường hầm Eurotunnel, đáp trả: “Tôi nói với các bạn Anh thế này: sự chán ngán của chúng tôi đã lên đến cực điểm. Dùng biện pháp mạnh của cảnh sát không phải là giải pháp tốt nhất. Người Anh cần biết những gì người Pháp đang nghĩ: nếu chúng ta không biết cách ngăn những người nhập cư đến châu Âu, thì chúng tôi cũng sẽ dừng việc ngăn cản họ đến Anh”.
Phó Thị trưởng thành phố Calais, nơi tâm điểm của khủng hoảng, cũng chỉ trích tương tự: “Nếu phía Anh cứ khiêu khích với thái độ hung hăng như thế, tôi nghĩ sẽ đến một lúc chúng tôi cũng sẽ khiêu khích lại: cứ để những người nhập cư đi qua. Khi đó ông Cameron sẽ phải tự xoay sở với những người nhập cư trên lãnh thổ Anh”.
Khác biệt căn bản trong quan điểm xử lý vấn đề nhập cư
Những cuộc tranh cãi gay gắt này về sâu xa, phản ánh sự bất đồng sâu sắc về quan điểm xử lý với vấn đề nhập cư giữa hai nước Anh và Pháp.
Người nhập cư tìm cách tiếp cận những chiếc xe tải chờ vượt qua Eurotunnel (Ảnh AP)
Trong khi phía Anh cương quyết thắt chặt các tiêu chí cho nhập cư và xin tị nạn, với lí lẽ rằng việc đó phải xử lý trên lục địa châu Âu và chĩa mũi dùi chỉ trích vào cảnh sát Pháp, thì Pháp lại cho rằng nguyên nhân là do sự vô trách nhiệm của nước Anh trong chính sách sử dụng người nhập cư.
Khác với Pháp, người nhập cư vào nước Anh vẫn có thể làm việc mà không cần giấy tờ, cộng thêm nhiều ưu đãi về an sinh khác, khiến nhiều người nhập cư coi nước Anh là “mỏ vàng”, để tìm mọi cách đặt chân vào nước này. Rất nhiều chủ lao động của Anh cũng sử dụng người nhập cư không giấy tờ để giảm chi phí.
Phía Pháp chỉ trích gay gắt điều này và yêu cầu “nếu Anh không muốn thu hút nhiều người nhập cư trái phép, họ cần sửa đổi các quy định về lao động”.
Ngoài ra, giới chức Pháp, cũng như nhiều nước châu Âu khác cũng chỉ trích Anh vì sự đóng góp ít ỏi trong việc chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận người nhập cư. Hiện tại nước Anh hàng năm nhận số người xin tị nạn chỉ bằng 1/3 so với Pháp và bằng 1/6 so với Đức.
Chính phủ hai nước tìm cách hạ nhiệt
Trước cuộc khẩu chiến căng thẳng hiện nay, chính phủ Anh và Pháp đang phải tìm cách hạ nhiệt. Ngày 2/8, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve và đồng nhiệm phía Anh là Theresa May đã cùng viết chung một thông cáo đăng trên hai tờ báo ở Pháp và Anh khẳng định việc phối hợp giữa Anh và Pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Eurotunnel hiện nay là “ưu tiên cao nhất” và vấn đề nhập cư không phải là chuyện riêng của hai nước.
Người nhập cư nằm rạp mình trên xe tải để trốn qua Eurotunnel từ Pháp sang Anh (Ảnh AP)
Phía Anh cũng thông báo sẽ đóng góp thêm 10 triệu euro nhằm trợ giúp cảnh sát Pháp tăng cường các biện pháp an ninh ở cửa khẩu Calais.
Thách thức tế nhị với Chính phủ Anh
Giới phân tích nhận định, cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay ở Eurotunnel là một thách thức tế nhị cho chính phủ của Thủ tướng Anh David Cameron bởi nếu không xử lý khéo, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ với Chính phủ Pháp, đối tác quan trọng mà ông Cameron đang cần tranh thủ sự ủng hộ trong các cuộc đàm phán sắp tới với châu Âu liên quan đến trưng cầu ý dân ở nước Anh về việc nước này sẽ ở lại hay rút khỏi Liên minh châu Âu./.
Thùy Vân
Theo_VOV
Cuộc sống địa ngục của nữ lao động nhập cư châu Á
Bị đánh đập, quỵt tiền hay ép làm việc như nô lệ là cuộc sống của nhiều lao động nhập cư người châu Á, những người rời quê nhà với hy vọng tìm được công việc có thu nhập cao.
Beth, 20 tuổi, tới Manila làm việc từ năm 13 tuổi. Hy vọng đổi đời nơi thành thị của cô tàn lụi khi phải làm việc cho một người chủ tàn độc. Bà thường xuyên đánh đập cô, thậm chí dội nước sôi lên người. Cô còn bị người yêu của bà chủ dí điếu thuốc lá đang cháy vào người. Beth phải làm việc vất vả tới 4h sáng hàng ngày và không bao giờ có cơ hội tới trường, xem ti vi hay thậm chí nghe đài. Sau 7 năm sống cảnh nô lệ, cô tìm cách tẩu thoát.
Sritak, 31 tuổi, tới làm việc tại Đài Loan với hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn so với ở quê nhà Indonesia. Tuy nhiên, cô bị bạo hành tới mức toàn thân biến dạng. Sritak thường xuyên phải làm việc từ 6h sáng tới nửa đêm nhưng nó chưa đủ thỏa mãn yêu cầu của người chủ. Ông ta thường xuyên tra tấn cô bằng gậy sắt và nước sôi.
Những vết sẹo trên lưng Sumasri, người phụ nữ quốc tịch Indonesia tới làm thuê ở Malaysia. Quãng thời gian bị bạo hành gây ra những cơn đau triền miên trên cơ thể cô. Gã chủ đánh đập và dội nước sôi lên người Sumasri, để lại những vết sẹo đáng sợ trên thân thể.
Anis, 26 tuổi, nằm viện sau khi bị đánh tại Hong Kong. 5 ngày sau khi cô tới nơi làm việc, gia đình nhà chủ bắt cô ở trong chuồng chó. Thậm chí, bà chủ của Anis thường xuyên gây thương tích bằng những dụng cụ nhà bếp. Sau thời gian dài sống kiếp nô lệ, cô trốn thoát nhờ sự giúp đỡ của bảo vệ tòa nhà, nơi cô bị bạo hành.
Một trường hợp công dân Indonesia khác bị tấn công ở Hong Kong là Susi, 30 tuổi. Cô làm việc trong một gia đình rất giàu có nhưng không có nhân tính. Susi chia sẻ mình đã làm việc hết sức, với 20 giờ mỗi ngày, nhưng vẫn bị đánh đập. Thậm chí, người chủ còn quỵt tiền của cô dù đồng lương ít ỏi có giá trị rất lớn với gia đình nơi quê nhà.
Mary Grace, 35 tuổi, tới Malaysia làm thuê từ Philippines. Cô cho biết người chủ rất tồi tệ, thường xuyên xúc phạm bằng những từ ngữ đáng khinh. Thậm chí, ông còn nguyền rủa gia đình cô. Sau khi tới bệnh viện vì bị thương, một y tá đã giúp Mary Grace lên tiếng về cuộc sống địa ngục.
Haryatin, 36 tuổi, sống kiếp nô lệ ở Saudi Arabia để kiếm tiền nuôi con gái ăn học. Cô làm việc trong gia đình có một phụ nữ và 9 đứa trẻ. Công việc chồng chất khiến cô được ngủ rất ít. Nơi ở của Harytatin là một nhà kho. Cô thường xuyên phải dạy từ 3h sáng nhưng vẫn bị chủ nhà nhiếc móc và đánh đập. Haryatin từng cầu xin để trở về nhà nhưng không được đáp ứng.
Theo Trí Thức Trẻ
Anh - lựa chọn hàng đầu của giới siêu giàu Giới siêu giàu thế giới tìm đến nước Anh để gia tăng cơ hội phát triển kinh doanh và vì những đặc quyền hấp dẫn dành cho công dân của nước này, theo trang tin Daily Mail (Anh). Nước Anh là sự lựa chọn hàng đầu của các triệu phú thế giới - Ảnh: AFP Các nghiên cứu mới đây cho thấy các...