Anh Pháp sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên sau 5 năm gián đoạn
Theo phóng viên TTXVN tại London, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Anh – Pháp vào ngày 10/3 tới.
Đây là hội nghị thượng đỉnh song phương đầu tiên giữa Anh và Pháp sau 5 năm gián đoạn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ gặp nhau ngày 10/3 tới đây. Ảnh: estonianfreepress.com
Ngày 11/1, Văn phòng Thủ tướng Anh xác nhận Tổng thống Pháp Macron sẽ tổ chức một cuộc họp với Thủ tướng Anh Sunak nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực như khí hậu và an ninh. Kế hoạch tổ chức cuộc họp cấp cao theo hình thức trực tiếp đã được hai bên đưa ra trong cuộc điện đàm đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái nhân dịp Thủ tướng Anh Sunak nhậm chức.
Video đang HOT
Động thái nối lại cuộc họp trực tiếp giữa lãnh đạo Anh-Pháp được cho là dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Anh và các đối tác quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU) đang tan băng kể từ khi ông Boris Johnson rời khỏi vị trí Thủ tướng Anh vào tháng 9 năm ngoái.
Mối quan hệ giữa Pháp và Anh đã trở nên căng thẳng trong những năm gần đây liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có tranh cãi về quyền đánh bắt cá và di cư bất hợp pháp.
Thủ tướng Anh Sunak hy vọng hội nghị sắp tới sẽ là cơ hội để hai bên xây dựng hợp tác trong việc giải quyết vấn đề di cư trái phép qua eo biển Manche và đạt được sự ủng hộ cho quá trình đàm phán về các quy tắc thương mại thời hậu Brexit (Anh rời khỏi EU) trong Nghị định thư Bắc Ireland.
Việc giải quyết bất đồng Nghị định thư Bắc Ireland là chìa khóa để thắt chặt lại quan hệ giữa Anh với Pháp cũng như Anh với EU. Bế tắc trong quá trình đàm phán đã ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền Bắc Ireland, do đảng Liên minh Dân chủ tẩy chay cơ quan điều hành và hội đồng chia sẻ quyền lực cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Cho đến nay, cả Anh và EU đang tìm cách giải quyết vấn đề và hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng trước lễ kỷ niệm 25 năm ký kết Hiệp định hòa bình Thứ Sáu Tốt lành vào ngày 10/4 tới. Tổng thống Pháp Macron luôn khẳng định Anh phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Nghị định thư đã ký kết.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết hội nghị sắp tới là cơ hội để tăng cường hợp tác giữa Anh và Pháp trong nhiều lĩnh vực bao gồm an ninh, khí hậu và năng lượng, kinh tế, di cư và các mục tiêu chính sách đối ngoại chung.
Hội nghị thượng đỉnh Anh – Pháp là sự kiện trước đây được tổ chức khá thường xuyên, nhưng bị gián đoạn kể từ khi ông Boris Johnson lên nắm quyền Thủ tướng Anh. Lần gần nhất hai nước tổ chức hội nghị thượng đỉnh là khi cựu Thủ tướng Anh Theresa May tiếp đón Tổng thống Macron tại Học viện quân sự Sandhurst (Anh) vào tháng 1/2018.
Điện Élysée hiện đang chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Vua Charles III tới Pháp, dự kiến cũng được tổ chức vào cuối tháng 3 tới.
Điện Elysee công bối thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh Anh-Pháp
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới Paris để tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương, trong bối cảnh hai nước tìm cách khôi phục quan hệ sau căng thẳng gần đây.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ gặp nhau ngày 10/3 tới đây. (Nguồn: estonianfreepress.com)
Reuters dẫn thông báo của Điện Elysee ngày 11/1 cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới Paris vào ngày 10/3 để tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương, trong bối cảnh hai nước tìm cách khôi phục quan hệ sau căng thẳng gần đây.
Trong một tuyên bố, Tổng thống Pháp nhấn mạnh: "Đây sẽ là cơ hội để hai nhà lãnh đạo tăng cường hợp tác... trong nhiều lĩnh vực như an ninh, khí hậu và năng lượng, kinh tế, di cư, thanh niên và chính sách đối ngoại."
Mối quan hệ giữa Pháp và Anh trở nên căng thẳng trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU) vào đầu năm 2020.
Hai nước thường đổ lỗi cho nhau về một loạt vấn đề, trong đó có tranh chấp đánh bắt cá và thất bại trong việc ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche./.
Nga phá thế phong tỏa của phương Tây thông qua vùng Caspi? Tài nguyên dầu khí của khu vực Caspi có thể sẽ không quan trọng bằng vai trò địa chiến lược và giá trị vận chuyển đối với Nga trong bối cảnh Moskva phương Tây phong tỏa. Các nhà lãnh đạo khu vực Caspi tại một hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4. Ảnh: Kremlin.ru Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga), một tổ chức mới...