Anh, Pháp lại tính chuyện đưa quân sang Ukraine?
Trước viễn cảnh Mỹ giảm cam kết cho Ukraine sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, Pháp và Anh không loại trừ khả năng dẫn đầu một liên quân triển khai tại Ukraine.
Báo Le Monde ngày 25.11 dẫn nguồn tin cho biết Pháp và Anh đã tái khôi phục thảo luận về việc đưa quân sang Ukraine giữa lúc cuộc xung đột đang bước vào một đợt leo thang mới.
Nguồn tin cho biết đây là những thảo luận nhạy cảm, hầu hết là tuyệt mật, được tái khởi động trước viễn cảnh Mỹ rút lại sự hỗ trợ cho Ukraine sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20.1.2025.
Anh, Pháp lại tính chuyện đưa quân sang Ukraine?
Thảo luận về việc đưa binh sĩ và các công ty quốc phòng tư nhân phương Tây sang Ukraine bị một số nước châu Âu, trong đó nổi bật là Đức, phản đối mạnh mẽ. Ý tưởng từng được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xướng vào tháng 2 tại Paris và được nhen nhóm trở lại trong những tuần gần đây sau chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Anh Keir Starmer hôm 11.11, theo Le Monde.
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại lễ kỷ niệm ngày kết thúc Thế chiến 1 tại Paris hôm 11.11. ẢNH: REUTERS
Trong chuyến thăm London ngày 22.11, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot nói với truyền thông rằng các đồng minh phương Tây không nên đặt ra lằn ranh đỏ cho sự ủng hộ của họ dành cho Ukraine. Khi được hỏi về khả năng đưa binh sĩ Pháp sang Ukraine, ông Barrot tuyên bố “không bác bỏ lựa chọn nào”.
Theo Le Monde, kế hoạch bao gồm việc đưa nhân sự từ các công ty quốc phòng tư nhân sang Ukraine để huấn luyện binh sĩ và bảo trì các hệ thống vũ khí do phương Tây cung cấp. Chính phủ Pháp nắm cổ phần trong các công ty này.
Le Monde dẫn lời ông Elie Tenenbaum, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI) cho rằng các nước châu Âu, trên hết là Pháp và Anh, có thể đưa quân sang Ukraine để đảm bảo thỏa thuận ngừng bắ.n và cam kết an ninh đối với Kyiv.
Chính phủ Pháp và Anh chưa bình luận về thông tin của Le Monde. Lãnh đạo đảng cánh hữu Les Patriotes (Những người yêu nước) Florian Philippot đã gọi bài báo là thông tin gâ.y số.c và kêu gọi biểu tình để phản đối. “Không một công dân Pháp, không một binh sĩ nào có thể hoặc nên chấp nhận điều này bởi nó chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân thế giới thứ 3″, ông Philippot viết trên mạng xã hội X.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói không biết rõ mức độ xác thực của thông tin nhưng ý tưởng này từng gây ra những ý kiến trái chiều tại châu Âu, theo TASS. “Không có sự nhất trí giữa các nước châu Âu về vấn đề này nhưng đương nhiên, một số cái đầu nóng vẫn xuất hiện”, ông Peskov nói. Người phát ngôn từng nhấn mạnh rằng việc triển khai binh sĩ nước ngoài đến Ukraine sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể đảo ngược.
Chuyên gia đán.h giá về việc EU nỗ lực tăng cường sản xuất vũ khí
Sau nhiều thập kỷ thiếu vốn, châu Âu có thể mất tới 10 năm để khôi phục hoạt động sản xuất vũ khí của mình.
Một số nước châu Âu đang thúc đẩy năng lực sản xuất vũ khí hạng nặng. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhà sản xuất vũ khí châu Âu không thực hiện được cam kết cung cấp 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine trước tháng 3/2024 đã công bố những nỗ lực mới.
Pháp và Đức mới đây tiết lộ kế hoạch tăng cường sản xuất đạn dược vào năm 2026. Họ cũng đang thúc đẩy năng lực sản xuất vũ khí hạng nặng.
Nhưng sau nhiều thập kỷ thiếu vốn, châu Âu có thể mất tới 10 năm để khôi phục hoạt động sản xuất vũ khí của mình. Trong khi đó, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược trong bối cảnh xung đột với Ukraine.
Nhận định về vấn đề trên, chuyên gia quân sự Vadim Koroshchupov tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO RAS) của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng các công ty quốc phòng cần hợp đồng dài hơn ba năm và họ cần các đơn đặt hàng lớn của chính phủ. Theo ông Koroshchupov, các nhà máy mới cần được xây dựng để sản xuất vũ khí hạng nặng và các nước châu Âu đã thiếu hụt lĩnh vực này ngay từ giai đoạn đầu của cuộc xung đột ở Ukraine.
Ông Koroshchupov lưu ý: "Có thể nói rằng lĩnh vực quốc phòng [châu Âu] đang đạt được động lực. Nhưng với mục tiêu đến năm 2026, điều này chỉ liên quan đến tập đoàn Nexter của Pháp cũng như Rheinmetall của Đức. Những nước khác khó theo kịp".
Điều đáng nói là ở châu Âu chỉ có Pháp, Đức, Anh, Italy, Tây Ban Nha và Thụy Điển là có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến. Do đó, những nỗ lực của Paris và Berlin trong lĩnh vực quốc phòng phản ánh mong muốn thống trị châu Âu cũng như sự cạnh tranh địa chính trị của hai nước. Chuyên gia về địa chính trị người Pháp Pierre-Emmanuel Thomann, Chủ tịch Eurocontintent, một tổ chức quốc tế có trụ sở tại Brussels, bình luận rằng vấn đề cạnh tranh địa chính trị đã gia tăng trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Ông Thomann giải thích: Pháp hỗ trợ Ukraine vì những mục đích riêng do nước này đang tìm cách làm cho nền quốc phòng châu Âu ít phụ thuộc hơn vào Mỹ và định vị Pháp là nhà sản xuất quốc phòng hàng đầu. Ông Thomann nói thêm: "Pháp đang nhắm đến việc ngăn chặn Đức trở thành một cường quốc quân sự chủ chốt của EU".
Tình báo Mỹ hạ thấp khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân Quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ tấ.n côn.g sâu hơn vào nội địa Nga không làm tăng nguy cơ tấ.n côn.g hạt nhân, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ từ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 28/11, hãng...