Ảnh nóng: Thủ đô Berlin trông thế nào thời Chiến tranh Lạnh?
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, thế giới bước sang thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Thủ đô Berlin của Đức là một trong những nơi chứng kiến rõ ràng những tác động của cuộc đối đầu Xô – Mỹ trong giai đoạn lịch sử đầy biến động này.
Toà nhà Quốc hội Đức (Reichstag) tại thủ đô Berlin năm 1962. Hàng rào thép gai này về sau trở thành Bức tường Berlin ngăn cách thủ đô của Đức thành Đông và Tây Berlin. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Đông Đức do Liên Xô quản lý và Tây Đức chịu ảnh hưởng của Mỹ.
Một phụ nữ chụp ảnh tại hè phố Đông Berlin. Trước khi Bức tường Berlin kiên cố được xây dựng vào năm 1961, khoảng 3,5 triệu người dân ở Đông Berlin bỏ trốn sang Tây Berlin.
Bức tượng nhà lãnh đạo Liên Xô được đặt ở một vị trí cao tại Đông Berlin năm 1958.
Nhân viên bưu điện làm việc cho Karl-Marx-Allee lấy thư từ hòm thư để chuyển đến các địa chỉ của người nhân năm 1961.
Video đang HOT
Một người lính làm nhiệm vụ tại tháp canh ở cổng Brandenburg để phát hiện và ngăn chặn những người có hành vi vượt qua Bức tường Berlin.
Hình ảnh tòa thị chính (Rotes Rathaus) chụp từ tháp truyền hình ở Đông Berlin.
Một nhóm binh sĩ được trang bị vũ khí đứng tại ranh giới giữa Đông và Tây Berlin để chuẩn bị xây dựng Bức tường Berlin tháng 8/1961.
Toàn cảnh Đông Berlin với nhiều tòa nhà cao tầng san sát nhau nhìn từ tháp truyền hình.
Một bức tượng cao 19m tạc nhà lãnh đạo Bolshevik Vladimir Lenin đặt tại vị trí trang nghiêm trên quảng trường ở Đông Berlin năm 1973.
Cuộc sống hàng ngày của người dân Berlin ở quảng trường Alexanderplatz năm 1974. Quảng trường này được đặt theo tên của Sa hoàng Nga Alexander I.
Theo kienthuc.net.vn
Đức đánh dấu 30 năm bức tường Berlin sụp đổ với tuần lễ hội
Berlin sẽ ăn mừng 30 năm bức tường tại thành phố này sụp đổ bằng 1 tuần lễ hội vào tháng 11 tới, khi cả thành phố biến thành một triển lãm mở với hàng loạt sự kiện.
Hình ảnh trang trí cho lễ hội ở cổng Brandenburg bằng những lá thư tay. Ảnh: Gi
Sẽ có khoảng 100 sự kiện diễn ra tại 7 điểm lịch sử của cuộc Khởi nghìa Hòa bình tại thủ đô của Đức, bao gồm nhà thờ Gethsemane, quảng trưởng Alexanderplatz, cánh cổng Brandenburg, Kurfrstendamm, trụ sở Stasi ,quảng trường Schlossplatz và triển lãm East Side Gallery.
Câu chuyện lịch sử sẽ được tái hiện bằng các máy chiếu 3D khổng lồ, những hiệu ứng và âm thanh giúp đưa người thăm quan trở về bối cảnh năm 1989 và 1990.
Ngoài ra, rất nhiều các buổi hòa nhạc, các triển lãm mở, các workshop, các buổi chiếu phim ngoài trời và các cuộc tọa đàm sẽ được tổ chức rải rác khắp thành phố.
Một trong những điểm nhấn của lễ hội lần này là triển lãm trên không trung của 30.000 lá thư tay. Những du khách và người dân tại Berlin được mời chia sẻ cảm xúc của mình qua một lá thư, kèm theo những hy vọng và ước mơ cho tương lai như 1 phần của triển lãm này.
Những hình ảnh lịch sử được tái hiện quanh thành phố. Ảnh: Kulturprojekte Berlin
Những lá thư này sẽ được "tung bay" gần cánh cổng Brandenburg trong tuần lễ hội.
Thực tế ảo cũng được sử dụng để tái hiện một phần của bức tường. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng MauAR trên điện thoại để hình dung mô hình 3D của bức tường dọc theo chiều dài 160km của thành phố.
Lễ hội này sẽ diễn ra từ ngày 4/11 tới ngày 10/11.
Hoàng Việt
Theo congluan.vn
Ferdinand Piech - nhà lãnh đạo có tầm nhìn của Volkswagen Ngành công nghiệp xe hơi Đức vừa mất đi một nhà lãnh đạo huyền thoại: Ferdinand Piech, người đã đưa Volkswagen thành công trên toàn cầu. Ông Ferdinand Piech, cựu chủ tịch của Tập đoàn Volkswagen (VW), có trụ sở tại thành phố Wolfsburg, miền bắc nước Đức, và được coi là "cứu tinh" của thương hiệu xe hơi Đức, vừa qua đời...