Anh nông dân sở hữu hàng chục máy cày, máy gặt đập liên hợp
Là nông dân thứ thiệt, đam mê ruộng đồng, ngày nào ông Nguyễn Dăng (ở thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) cũng rong ruổi trên khắp các cánh đồng, không hề ngại nắng mưa, sớm tối, khi nào công việc hoàn thành mới trở về nhà.
Vua ruộng đồng
Người dân địa phương xem ông Nguyễn Dăng là vua ruộng đồng, dấu chân của ông có mặt ở khắp nơi, từ huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho đến các tỉnh lân cận Bình Thuận, Phú Yên, Gia Lai. Hiện tại, ông sở hữu hàng chục chiếc máy cày, máy gặt đập liên hợp lớn nhỏ để làm đất, thu hoạch lúa cho những nông dân trong vùng.
Ông Dăng đang vận hành chiếc máy gặt đập liên hợp do mình cải tiến. Ảnh: C.T
Năm 1990 ông lập gia đình, tài sản vốn liếng chỉ là mảnh ruộng cho mẹ chia cho. Khi ấy, kỹ thuật sản xuất chẳng có, chỉ kiếm ăn qua ngày đã khó nói gì đến chuyện làm giàu. Hàng đêm, ông suy nghĩ làm cách nào cho vợ con bớt khổ, gia đình thoát nghèo. Chính vì lý do đó mà mỗi lần Hội Nông dân Vạn Giã tổ chức những đợt tập huấn, hội nghị hay tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả, ngay lập tức ông đăng ký tham gia để học tập kinh nghiệm hay. Cũng từ hội Nông dân, ông được tiếp cận nguồn vay ưu đãi và ông chọn hướng theo con đường cung ứng các dịch vụ nông nghiệp.
Với nguồn vốn vay ngân hàng, ông mua chiếc máy cày loại nhỏ. Nhờ chịu khó làm ăn, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, chỉ trong một thời gian ngắn, ông không những trả hết nợ nần mà còn tích góp vốn mua thêm các loại máy móc khác. Chỉ tính riêng năm 2011, ông đã có 5 chiếc máy cày tiểu và 1 chiếc máy gặt đập liên hợp. Kể từ năm 2012 đến nay, ông đã mua thêm 6 chiếc máy cày tiểu, 1 chiếc máy cày đại và 3 chiếc máy gặt đập liên hợp, tổng trị giá gần 3 tỷ đồng. Dịch vụ làm ruộng, thu hoạch lúa của gia đình ông hiện mang lại doanh thu 800 triệu đồng/năm, trừ chi phí lãi 700 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn đầu tư sản xuất 6ha lúa, bình quân 2 vụ/năm, doanh thu đạt 200 triệu đồng, trừ chi phí lãi 100 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Dăng liên tục được công nhận là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Đặc biệt năm 2011, ông vinh dự được chọn là đại biểu tham dự Đại hội Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc tại Hà Nội. Ông Nguyễn Dăng là 1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước được Hội đồng bình chọn chung khảo bỏ phiếu chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017.
Có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ông khẳng định là nhờ tinh thần chăm chỉ làm ăn, hăng say trong lao động nên gia đình mới có của ăn, của để. Gia đình đang giải quyết việc làm thời vụ cho 10 – 15 lao động ở địa phương, thậm chí có thời điểm trên 20 lao động. Bên cạnh đó, ông còn tạo điều kiện hỗ trợ các hộ làm công cho mình mua sắp trang thiết bị trong gia đình như: Xe máy, bàn ghế, ti vi, tủ lạnh… trong đó có những người đến học việc cũng được hỗ trợ vốn để tham gia sản xuất phát triển kinh tế, tạo cơ hội thoát nghèo, như ông Nguyễn Văn Hải, ông Nguyễn Ngọc Minh, ông Lê Văn Sáu…
Đam mê sáng tạo máy móc
Nói đến “vua ruộng đồng” Nguyễn Dăng không thể không nhắc đến những đam mê sáng tạo đã đem lại cho ông nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất. Ông Dăng là người tiên phong cải tạo máy gặt đập liên hợp. Theo đó, ông cải tiến guồng vào lúa, làm mặt che bi guồng lúa để tăng thời gian sử dụng guồng từ 3 tháng lên thành 1,5 năm; đồng thời ông cải tạo lại hộp số để có thể chịu lực lớn hơn trên các chân ruộng. Việc cải tiến này đã giúp cho chiếc máy của ông vừa tăng năng suất thu hoạch lúa vừa giảm chi phí bảo dưỡng.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng- Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vạn Giã cho biết: Ông Nguyễn Dăng là một nông dân rất năng động trong sản xuất và tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Các sáng kiến, cải tiến của ông Dăng đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Ông không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi mà còn là cán bộ hội năng nổ. Hiện ông là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân thị trấn, tổ trưởng tổ hợp tác dịch vụ làm đất.
Theo Danviet
Trồng ổi xen cam chuẩn sạch: Một công đôi lợi, lãi thu sòn sòn
Nhiều năm nay, trong thời gian chờ đến cuối năm thu hoạch vụ cam, bà con ở HTX Nông nghiệp Kim An, xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội có thêm nguồn thu nhập từ cây ổi rải vụ, ra quả quanh năm. Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật và trồng theo quy trình an toàn nên những sản phẩm làm ra tới đâu đều được tiêu thụ tới đó.
Tạo thương hiệu cho quả cam
Theo ông Đỗ Hùng Cường - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Kim An, HTX có hơn 196ha diện tích trồng sản xuất, trong đó cây ăn quả chiếm 130ha. Chủ lực là cây cam với diện tích trên 60ha, trong đó khoảng hơn 40ha đã cho thu hoạch. Nói về cây cam, ông Cường không khỏi tự hào, bởi cây cam chính là cây xóa đói giảm nghèo cho bà con xã viên. "So với các cây trồng khác, cam là cây mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân với thu nhập trung bình đạt từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có những hộ đạt hơn 2 tỷ đồng/ha" - ông Cường chia sẻ.
Mô hình cam canh xen ổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Kim An. Ảnh: S.N
Để có được thu nhập cao như vậy, bà con xã viên cũng phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Ông Lê Xuân Long, thôn Ngọc Liên, có vườn cam hơn 2 mẫu cho hay: "Trước đây, do sản xuất manh mún, kỹ thuật còn hạn chế nên cứ hễ có sâu bệnh là phải phun thuốc BVTV, phun cũng không đún chủng loại, không đúng liều lượng, và thời điểm. Quả cam trồng ra không chất lượng như bây giờ, thị trường không ưa chuộng nên phải đổ buôn, đi bán dưới nhãn hiệu những loại cam khác. Thời ấy, chúng tôi làm nhiều, vất vả nhưng thu lại chẳng bao nhiêu".
Để nâng cao giá trị của quả cam, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và các nhà khoa học, nông dân trồng cam ở Kim An bắt đầu thay đổi dần tư duy sản xuất sang hướng sạch, an toàn. Không sử dụng nhiều thuốc BVTV, áp dụng nhiều hơn hàm lượng khoa học kỹ thuật để giúp cây chống chọi tốt hơn với bệnh tật và mở rộng diện tích trồng cam VietGAP lên hơn 20ha. "Bà con giờ chỉ sử dụng thuốc BVTV ngay từ khi cây còn nhỏ, sau đó thôi không dùng nữa. Phân bón cũng là từ phân gà, phân lợn được ủ hoai mục. Nghe theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, chúng tôi cũng mua đậu tương về ủ để cho cây tốt. Giờ bà con chủ yếu sử dụng loại phân này, dần dần củng cố vào thân cây, khỏe mạnh, ít sâu bệnh, cho quả đạt năng suất và chất lượng hơn" - ông Cương cho biết.
"Thời gian tới, cùng với việc duy trì sản xuất 130ha cây ăn quả, trong đó chủ đạo là cam Canh, xã đang đầu tư mạnh cho sản xuất rau an toàn quy mô 20ha; tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và rau an toàn trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và đảm bảo ATTP. Năm 2016, xã tiếp tục được ngành nông nghiệp công nhận gần 20ha cam sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, tiến tới là 28ha trong năm 2017" Ông Trần Văn Phấn -
Bí thư Đảng ủy xã Kim An
Ngoài hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, Kim An còn được giúp đỡ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho quả cam. Đến nay, quả cam ở Kim An đã có thương hiệu, xuất được vào các hệ thống siêu thị như Fivimart, các cửa hàng thực phẩm sạch. Đầu ra ổn định nên thu nhập của bà con cũng tăng lên nhiều so với trước.
Thu tiền cả năm từ cây ổi
Cùng với cam, cây ổi Đài Loan cũng là một trong những cây trồng mang lại thu nhập cho bà con ở Kim An. Cây ổi được trồng xen canh với cây cam, áp dụng nhiều kỹ thuật để cho ra quả quanh năm. Ông Cường cho hay: "Ổi có thể xem như là loại cây làm chơi, ăn thật. Ổi lê Đài Loan là giống ổi dễ tính nên có thể trồng bất cứ thời gian nào trong năm. Thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, thu hoạch quanh năm. Thân cây cứng, khỏe mạnh, khả năng kháng sâu bệnh tốt. Quả có hình trái lê ổn định, vỏ quả láng, thịt quả màu trắng, giòn và vị ngọt mát, ít hạt, mùi thơm và giàu dinh dưỡng".
Tuy nhiên, việc làm vườn đòi hỏi sự cần mẫn, tốn nhiều công sức. Muốn ổi đạt chất lượng cao, cho trái to cần phải chăm bón từ lúc mới ra hoa, thường xuyên vun gốc và xới tơi đất để rễ cây phát triển, đồng thời cắt đi những cành lá sát chân gốc để tạo thông thoáng cho cây và giúp cây nuôi trái; khi hoa bắt đầu kết quả phải dùng bao nylon, bọc xốp để bọc từng trái một, nhằm tránh bị côn trùng chích hoặc nấm, ghẻ làm thối bên trong trái; trái ổi được bọc cũng có màu xanh đặc trưng đẹp mắt.
"Nếu trồng ổi kết hợp với cam, quýt, hai loại cây này sẽ hỗ trợ nhau rất nhiều trong phòng trừ bệnh rệp sáp. Lúc nào đúng mùa, giá được khoảng trên 9.000 đồng/kg. Trái mùa, có thời gian cao điểm bán được 30.000 đồng/kg ngay tại vườn. Lên xuống thế, nhưng nói chung có thu đều. Hiện nay, HTX Kim An chúng tôi có 20ha trồng ổi và đã đưa được quả ổi vào siêu thị Fivimart. Trong thời gian tới, thị trường ổn định chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích ổi VietGAP lên" - ông Cường cho hay.
Theo Danviet
Thuốc bảo vệ thực vật bán chung với... bánh kẹo Tình trạng bán chui thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở Quảng Trị đã đến mức báo động, buộc Sở NNPTNT phải đề nghị UBND tỉnh này ra chỉ thị toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, tăng cường công tác quản lý thuốc BVTV nhằm hướng đến nền nông nghiệp sạch. Dễ mua, thuốc gì cũng có Trong vai một nông...