Anh nông dân Nghệ An nuôi ong ‘hung thần’ có thu nhập cao
Ong vò vẽ là côn trùng có nọc độc rất nguy hiểm, thường được người dân gọi là loài ong “hung thần”. Ấy nhưng một nông dân ở xóm Men xã Nghĩa Thọ (Nghĩa Đàn) lại quyết định mạo hiểm đưa loài ong này về vườn nuôi và có thu nhập ổn định.
Ngay từ những ngày bắt tay vào nuôi ong vò vẽ, anh Hùng phải lặn lội lên các khu rừng trong và ngoài huyện để tìm bắt những tổ ong đang chuẩn bị xây tổ mang về vườn nhà để nhân giống và nuôi. Hễ gặp tổ ong vò vẽ ở đâu hay nghe thông tin có tổ ong vò vẽ là anh tìm đến bắt cho kỳ được.
Các tổ ong được treo trên các cành quýt. Ảnh: Minh Thái
Để bắt ong vò vẽ, anh Hùng cho biết, chỉ có một bộ đồ bảo hộ lao động kín từ đầu đến chân. Khi thấy tổ ong, cần trùm kín lối ra vào ở tổ rồi đưa cả tổ về. Sau khi đưa về vườn, anh Hùng gắn, đặt các tổ vào các cành quýt trong vườn, với vị trí cách mặt đất từ 0,7 -1,2m để nuôi.
Với diện tích vườn quýt gần 1ha, khu vườn nhà anh Hùng hiện treo hơn 70 tổ ong vò vẽ, trong đó nhiều tổ to hơn chiếc nón lá.
Anh Hùng cho biết: “Loài ong này thích ăn thịt động vật thối nên chúng tôi thường dùng mồi nhử là ít thịt lợn có mùi hoặc côn trùng… Khi ong xuất hiện, chỉ việc lần theo hướng bay của chúng, sẽ tìm thấy tổ. Thường vào ban đêm, khi ong chui hết vào trong tổ, là lúc thuận lợi để dân săn nhộng tiến hành đốt miệng tổ. Sau khi ong bay ra, sẽ thu được nhộng của chúng”.
Vườn của anh Hùng có hơn 70 tổ ong vò vẽ. Ảnh: Minh Thái
“Với các vật nuôi khác đòi hỏi phải bỏ vốn đầu tư nhiều, còn với ong vò vẽ, điều cốt lõi là phải giữ được con ong chúa thì các con ong thợ sẽ không đi đâu hết. Tới khi tổ ong lớn đủ kích cỡ thì sẽ đưa ong chúa cùng ong thợ sang tổ mới để khai thác tổ ong cũ”, anh Hùng chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Mỗi năm, anh Hùng thu hoạch từ 2 – 3 lần nhộng ong. Mỗi đợt thu hoạch được hơn 1,3 đến 1,8 tạ nhộng, với giá bán 200.000 đồng/kg có thể thu về khoảng 25 triệu đồng.
Đặc biệt, loại nhộng ong này được thương lái tự tìm tới nhà để thu mua nên đầu ra thuận lợi, người nuôi không phải mang đi tiêu thụ.
Nhộng ong sau khi được thu hoạch. Ảnh: Minh Thái
Nghề nuôi ong vò vẽ lấy nhộng mang lại thu nhập khá cao đối với những người nuôi ong như anh Hùng. Gắn bó với nghề này, họ cũng đối mặt với khá nhiều hiểm nguy không thể kể hết trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân người nuôi và những người xung quanh thì việc nuôi ong vò vẽ phải xa khu dân cư”
Ông Lê Xuân Giang – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Thọ (Nghĩa Đàn)
Minh Thái
Theo baonghean.vn
Hàng trăm người lưu thông qua cầu hư hỏng, hiểm nguy rình rập
Mưa lớn trong những ngày qua khiến chiếc cầu tạm nối thôn Nước Ngọt và Bình Lập (xã Cam Lập, TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) bị gãy, hàng trăm hộ dân đi lại gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi với PV, đại diện UBND xã Cam Lập cho biết, tối 20/10, mưa lớn và nước chảy mạnh làm cho chiếc cầu tạm bị hư hỏng nặng. Sự cố khiến khoảng 300 hộ dân, với 1.000 nhân khẩu trên bán đảo Bình Lập bị chia cắt và việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Chiếc cầu cũ hư hỏng nặng vào cuối năm 2018
Theo tìm hiểu của PV, chiếc cầu tạm này được UBND TP.Cam Ranh xây dựng với kinh phí 1,5 tỷ đồng và đưa vào sử dụng năm 2019 thay thế cho chiếc cầu cũ bị cuốn trôi vào năm trước. Cầu này nằm cách vị trí cầu cũ khoảng 150m và làm bằng sắt thép rất thô sơ.
Theo ông Nguyễn Văn Kết - Chủ tịch UBND xã Cam Lập, ảnh hưởng của cơn bão số 9 cuối năm 2018 đã cuốn trôi chiếc cầu nối hai thôn Nước Ngọt và Bình Lập, làm chia cắt thôn Bình Lập với các địa phương khác. Ngay sau đó, UBND TP.Cam Ranh đã kịp thời quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ ngân sách khẩn cấp 1,5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng công trình cầu tạm, đường tạm phục vụ tạm thời cho người dân địa phương.
Người dân phải tốn chi phí 15.000 đồng/lần qua lại
Tuy nhiên, những ngày qua, mưa liên tục khiến nước chảy siết về khu vực cầu tạm, làm cuốn trôi rọ đá giữa nhịp cầu tạm và mố đá hai bên cầu bị hư hỏng nặng.
Cũng theo ông Kết, UBND xã Cam Lập đã có biện pháp chặn hai đầu cầu, bố trí lực lượng canh giữ hai đầu cầu, không cho người và phương tiện qua lại trên cầu. Lãnh đạo xã Cam Lập cũng đã kiến nghị UBND Tp.Cam Ranh quan tâm, chỉ đạo các phòng ban liên quan kiểm tra, phối hợp với địa phương thống nhất phương án sửa chữa, khắc phục kịp thời, để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa cấp thiết hàng ngày của người dân địa phương.
Chiếc cầu tạm bị gãy ở giữa và hư hỏng hai bên khiến cho hàng trăm hộ dân đi lại gặp nhiều khó khăn.
Ông Tô Tám (xã Cam Lập) cho biết: "Kể từ khi cầu hư hỏng, việc đi lại của gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, mỗi lần cả người, xe đi lại bằng bè phải tốn chi phí 15.000 đồng và tốn khoảng 60.000 đồng/ngày".
Địa phương cảnh báo cấm người dân qua lại chiếc cầu tạm này.
Ghi nhận của PV, kể từ khi cầu tạm bị hư hỏng, một số xe máy, phương tiện thô sơ bất chấp nguy hiểm chạy dưới nước và thường xuyên chết máy.
Người dân gặp nguy hiểm khi qua sông.
Theo Dân Việt
Hà mã mẹ lấy thân mình che chắn cho con non, lãnh đòn chí mạng Hà mã con tự đẩy mình vào tình thế nguy hiểm khi tiếp cận quá gần con hà mã đực hung hãn. Hà mã mẹ trông thấy liền lao tới bảo vệ con khỏi cơn thịnh nộ của đồng loại nóng tính. Video: hà mã mẹ lấy thân mình che chắn cho con non, lãnh đòn chí mạng Hà mã luôn được biết...