Ảnh: Những trang sách giáo khoa Tiếng Việt 30 năm trước, đọc 1 trang thôi là cả tuổi thơ ùa về
Những trang sách giáo khoa đã đi theo thế hệ học trò thời “anh chị chúng mình”.
Khác với ngày nay, sách giáo khoa của 20 – 30 năm về trước rất khó tìm mua. Một quyển sách được truyền đi 4 – 5 thế hệ từ cả họ hàng xa đến gần, cùng nhau sử dụng khi đi học. Nhiều gia đình không sắm được bộ sách giáo khoa, phải dùng kim chỉ khâu lại phần gáy cuốn sách.
“Nhớ giữ sách năm sau cho em dùng lại nhé”, “Đừng làm hỏng trang”, “Không được vẽ vào giấy”… Những câu nhắc nhở của cha mẹ đã đi theo lứa học sinh 8x và 9x, khiến giá trị cuốn sách giáo khoa cũ được nâng cao, như một cách “truyền vía học giỏi” cho đàn em sau này.
Sau nhiều lần cải cách giáo dục, sách giáo khoa giờ đã đẹp hơn, được in màu tất cả các trang. Nhiều gia đình đã thay SGK thường xuyên cho con. Song với thế hệ 8x và 9x, những quyển SGK đen trắng vẫn luôn giữ vị trí đặc biệt.
Khi nhìn những bức ảnh cũ dưới đây, nếu bạn đã từng học thì các bạn đã già rồi đấy!
Nhìn bức tranh này, nhiều người bật ra đoạn thơ: “Chú bé loắt choắt/ Cái xắc xinh xinh/ Cái chân thoăn thoắt/ Cái đầu nghênh nghênh”.
Ai cũng từng ao ước có chùm xoài trước nhà thế này.
Bài thơ “Làm anh… khó đấy!” mà đứa trẻ nào cũng thuộc lòng.
Video đang HOT
Những trang sách đen trắng nhưng lại chứa đựng cả tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x.
Ngày xưa, nhiều gia đình khó có thể mua nổi 1 bộ SGK nên phải dùng lại sách cũ, nhiều trang đã úa màu.
Nhiều bà mẹ còn dùng kim khâu ghim lại những trang sách rách cho con.
Mỗi quyển chỉ có giá vài trăm đồng mà ai cũng nâng niu lắm.
Vụ bài thơ trong SGK lớp 6 gây tranh cãi, tác giả cho rằng người đọc không có năng lực cảm thụ: Nhà thơ lên tiếng xin lỗi, cư dân mạng vẫn chưa bỏ qua vì lý do này
Mới đây, nhà thơ H.L đã có động thái liên quan đến bài thơ được chọn đăng trong sách giáo khoa gây tranh cãi của mình.
SGK tiếng Việt lớp 6, Tập 1, trang 27 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống , có bài thơ "Bắt nạt" của tác giả N.T.H.L mới đây đang là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi gay gắt giữa một bộ phận cư dân mạng và tác giả. Tác giả N.T.H.L được giới thiệu sinh năm 1982 ở Hà Nội. Anh từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. H.L làm thơ từ năm 12 tuổi và là tác giả của hàng ngàn bài thơ.
Theo đó, bài thơ "Bắt nạt" nhằm mục đích phản ánh một vấn nạn phổ biến trong học đường và khuyên bảo học sinh không nên đi bắt nạt, ức hiếp người yếu hơn mình. Tuy vậy, nhiều người cho rằng nội dung quá trẻ con, không có vần điệu, chỉ cố gắng gieo vần cho có. Một số ý kiến khác cho rằng, bài thơ trong sáng, ý nghĩa, tuy không theo khuôn mẫu nhưng vẫn rất vần, rất xuôi.
Tuy nhiên, điều khiến cư dân mạng tranh cãi kịch liệt chính là thái độ đôi co quá khích với lời lẽ nặng nề của nhà thơ này với bạn đọc. Tác giả H.L còn nhận mình là thiên tài, và gọi những người chê bài thơ là bị mất cảm thụ tự nhiên và cả thất học vì không thấy nổi vần điệu rất rõ ràng, đầy đặn và sắp xếp tinh tế trong văn bản.
Tác giả lên tiếng xin lỗi, nhận mình sai
Liên quan đến sự việc, mới đây, N.T.H.L đã có động thái mới nhất trên trang cá nhân. Anh viết: "Mình xin lỗi vì đã sai trong chuyện này và có những lời lẽ không chính xác. Việc chia chẻ ngữ nghĩa để xác định từ láy trong SGK là hợp lý. Mình xin lỗi đã nhận định chủ quan, vội vàng. Cảm ơn các bạn đã góp ý ạ".
Trước đó, về phần những từ "hip hop", "học hát", "cái cây" mà tác giả này cho rằng là TỪ LÁY và bị cộng đồng mạng chỉ rõ chỗ sai, H.L cũng có những giải đáp như sau:
"Về chuyện từ láy, mình xin chia sẻ cảm nhận của mình:
Từ láy được dân gian đặt tên và cảm nhận rõ ràng trước khi có SGK rất lâu. Láy gợi ngay cho người ta cảm giác về luyến láy, lặp. Việc phải đi qua một vòng kiểm tra ngữ nghĩa nữa chỉ làm nhiều từ láy trong dân gian bị phủ định. Thương các em quá.
Cách lập luận "các âm trong từ này láy với nhau nhưng chưa thoả mãn việc có ít nhất 1 từ vô nghĩa nên không phải từ láy" thật không thuyết phục. Nhất là với những người thật sự tinh tế về Tiếng Việt. Việc này giống bị bắt trên đường ra phường xin giấy thông hành vì không có giấy thông hành. Không ai có quyền cấp giấy thông hành cho từ láy.
H.L lên tiếng xin lỗi.
Nói "nghe láy nhưng không phải là từ láy" thì "nghe láy" đã là thừa nhận thuộc tính "láy" rồi. Cái thuộc tính hình thức đập vào tai, vào mắt ("mắt thấy tai nghe") đó mới làm nên từ láy từ xa xưa chứ từ láy không nên bị phụ thuộc vào vòng thẩm định ngữ nghĩa ai ban cho. Mình gọi "học hát", "cái cây", "hip hop" là từ láy là theo thuộc tính láy âm đó.
Sống lâu với thơ ca xịn, mình phân biệt được nhiều cái đúng tự nhiên và kiểu giả đúng nhân danh học thuật. Tiếng Việt thông minh không phức tạp và thiếu khái quát, thiếu thuyết phục như vậy. Nhiều em học sinh đã bị trừ điểm oan sự cảm thụ tinh tế vì quy định không thông minh nhân danh học thuật này.
Học thuật không được bắt đầu bằng nguỵ biện. Với vấn đề này, các em học sinh phải làm thế nào? Mình xin lỗi, mình không thể giải quyết mọi vấn đề cho người khác nhưng mình có thể thành thật với nhiều cảm nhận và hiểu biết của mình.
Ai cũng phải đối diện với những thứ chưa chuẩn trên đời và đó nằm trong quá trình để trưởng thành. Mình hiểu mình đang đụng chạm đến nhiều thứ lợi ích nhóm chỉ vì sống đúng lương tâm và năng lực cũng như sự chân thật với thế giới, trẻ con. Nhưng mình phát biểu bằng lương tâm và cả sự thôi thúc, trực giác của mình.
Độc giả chân chính và yêu mến nghệ thuật, Tiếng Việt, trẻ con và sự đúng đắn, tử tế trong cuộc đời cần những thông tin này để hiểu đúng hơn về cuộc chơi sẽ làm Việt Nam tốt hơn hay tệ đi này".
Lời xin lỗi của nhà thơ được nhiều người chấp nhận vì cho rằng cuối cùng tác giả cũng đã nhận sai và có thái độ cầu thị. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, tác giả chỉ nhận sai khi xác định từ láy, còn những lời lẽ thiếu chuẩn mực thậm chí có phần quá khích của H.L với những người có ý kiến trái chiều trước đó vẫn chưa thấy nhà thơ này "đả động" đến.
Về việc này, trước đó H.L cũng cho biết thêm: "Những lời lẽ phê phán của mình chủ yếu là dành cho đám đông bất chấp đúng sai, hay dở ở đây. Trong cuộc sống, bên cạnh sự bao dung, sự phê phán chính xác những vấn đề gây hại là luôn cần thiết. Mình hoàn toàn không nhắm đến các bạn trẻ biết tiếp thu đúng sai, hay dở nên mong các bạn cứ thoải mái".
Hiện câu chuyện về bài thơ "Bắt nạt" vẫn đang xôn xao trên rất nhiều diễn đàn. Chúng tôi sẽ cập nhật những diễn biến khác.
Bài thơ trong SGK lớp 6 gây tranh cãi, tác giả lên tiếng: Ai chứng minh đây là bài thơ dở xứng đáng được trao giải Nobel Văn học Một bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 đang trở thành tâm điểm bàn luận giữa cư dân mạng và chính tác giả của nó. SGK tiếng Việt lớp 6 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống , có bài thơ "Bắt nạt" của tác giả N.T.H.L mới đây đang là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi gay gắt...