Anh nguy cơ tái phong tỏa vì Covid-19, Trung Quốc đối mặt ‘làn sóng thứ 5′
Trung Quốc đã trải qua 4 ‘làn sóng lây nhiễm’ kể từ khi dịch bệnh bùng phát, và ‘làn sóng thứ 5′ sẽ xảy ra và lây lan trong hai mùa đông-xuân sắp tới
Người dân Madrid thực hiện ‘giãn cách xã hội” ngày 19/9. Ảnh: Reuters
Số ca nhiễm tại Trung Quốc sẽ tăng cao vào mùa đông
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời chuyên gia dịch tễ học của CDC Trung Quốc Ngô Tôn Hữu và chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp Chung Nam Sơn cho biết, Trung Quốc đã trải qua bốn ‘làn sóng lây nhiễm’ kể từ khi dịch bệnh bùng phát, và ‘làn sóng thứ năm’ sẽ xảy ra và lây lan trong hai mùa đông-xuân sắp tới.
Theo hai chuyên gia Ngô và Chung, việc cô lập các trường hợp không có triệu chứng nhiễm bệnh và theo dõi nguồn tiếp xúc là những biện pháp quan trọng và hiệu quả để ngăn virus lây lan, cũng như việc xét nghiệm axit nucleic sẽ được phổ biến hơn để phát hiện sớm các ca bệnh.
Ngoài ra, ông Ngô nhận định một số thành phố ở Trung Quốc năm nay sẽ tiến hành việc tiêm chủng vắc-xin phòng cúm sớm hơn so với các năm trước, để làm giảm nguy cơ người dân nhiễm bệnh kép từ cúm thường và Covid-19.”Vắc-xin có thể làm giảm khả năng viêm phổi và cúm, nên việc tiêm phòng sẽ giảm bớt những khó khăn và yêu cầu khi chẩn đoán Sars-CoV-2″, ông nói.
Trang Worldometers cho biết, Trung Quốc tính tới nay đã ghi nhận 85.269 ca dương tính, trong đó có 4.634 trường hợp tử vong.
Anh xem xét phong tỏa toàn quốc lần hai vì dịch bệnh
Một số quan chức chính phủ Anh cho biết, họ đang xem xét việc tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc, khi số ca nhiễm được ghi nhận mỗi ngày ở nước này tăng cao trong thời gian gần đây, nhất là số trường hợp nhập viện và nhiễm bệnh tăng vọt ở một số vùng miền bắc nước Anh và thủ đô London.
“Tôi nghĩ rằng một số biện pháp bổ sung sẽ rất cần thiết. Hiện tại, mức độ lây bệnh ở Anh đang ở mốc cuối tháng 2/2020, và nếu chúng ta cứ kệ tình trạng này kéo dài từ 2-4 tuần tới, thì tỷ lệ nhiễm sẽ trở lại mốc giữa tháng 3/2020. Như vậy sẽ khiến các ca tử vong tăng nhiều”, giáo sư Neil Ferguson làm việc ở bộ phận dịch tễ học thuộc Đại học Hoàng gia London nói.
Video đang HOT
Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson trong một thông báo hôm 18/9 cho biết, ông không muốn áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần nữa nhưng các lệnh hạn chế phòng dịch sẽ là cần thiết, bởi nước Anh đang phải đối mặt với ‘làn sóng dịch’ thứ hai.
Thủ đô Tây Ban Nha tái phong tỏa
Trong thông cáo được chính quyền Madrid ban bố hôm 18/9, các lệnh hạn chế đi lại áp dụng tại sáu quận trong thành phố này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21/9 tới.
Cụ thể, các đám đông tụ tập trên sáu người sẽ bị cấm, việc đi lại tại các công viên cũng như khu vực công cộng bị hạn chế, còn các cửa hàng tạp hóa buộc phải đóng cửa trước 10 giờ tối.
Tuy nhiên, người dân vẫn được đi tới công sở làm việc. Chủ tịch Cộng đồng Madrid, bà Isabel Diaz Ayuso trả lời phỏng vấn Reuters nói rằng, một số khu vực buộc phải áp lệnh phong tỏa do mức độ lây nhiễm Covid-19 đã vượt mức 1000 ca/100.000 dân.
Dự kiến, cảnh sát thành phố sẽ được triển khai để đảm bảo người dân tuân thủ lệnh phong tỏa. Số liệu trên trang thống kê Worldometers cho biết, Tây Ban Nha tính tới nay đã ghi nhận 659.334 ca dương tính với virus Sars-CoV-2, trong đó có 30.495 ca tử vong.
Tình hình dịch trên toàn cầu
Dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho gần 31 triệu người khắp toàn cầu, trong đó 960.693 người tử vong. Số liệu trên được Worldometers cập nhật lúc 6h sáng nay (20/9). Ngoài ra, số ca hồi phục trên thế giới đạt hơn 22,5 triệu người.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với tổng số người nhiễm và thiệt mạng kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay là 6.963.440 và 203.720. Ổ dịch lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ với 5.398.230 người nhiễm và 86.774 ca tử vong. Kế đó là Brazil với 4.528.240 người bệnh, bao gồm 136.532 người trong đó đã tử vong.
Phát hiện 6 mức độ nghiêm trọng của nCoV
Nhóm nghiên cứu phát hiện 6 loại nhiễm nCoV với các cụm triệu chứng, mức độ nghiêm trọng khác nhau, mở ra hướng điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.
Các nhà khoa học Đại học Hoàng gia London nghiên cứu dữ liệu lưu lại trên ứng dụng theo dõi triệu chứng từ khoảng 1.600 bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ và Anh, kể từ tháng 3 và tháng 4.
Thông thường, các bác sĩ tìm kiếm những triệu chứng như ho, sốt, khứu giác kém để phát hiện các ca nhiễm nCoV. Nghiên cứu mới hé lộ có 6 mức độ mắc Covid-19 khác nhau, đi kèm các triệu chứng riêng.
"Tôi nghĩ phát hiện này rất, rất thú vị", bác sĩ Bob Lahita, không thuộc nhóm nghiên cứu, nhận xét. "Trong số những bệnh nhân sống sót tôi từng điều trị, người thì sốt, người lại không, có người buồn nôn, một số bệnh nhân bị tiêu chảy. Các biểu hiện rất khác nhau".
Theo kết quả nghiên cứu, cấp độ đầu tiên với tên gọi "giống như cúm, không sốt" có các triệu chứng đau đầu, suy giảm khứu giác, đau cơ, ho, đau họng, đau ngực. Bệnh nhân ở cấp độ này có 1,5% nguy cơ cần hỗ trợ hô hấp như thở oxy, dùng máy thở.
Y bác sĩ tại Trung tâm Y tế DHR, thành phố Edinburg, Texas, đang theo dõi kết quả chụp X-quang lồng ngực của bệnh nhân Covid-19. Ảnh: NY Times
Loại thứ hai, "giống như cúm, sốt" có các biểu hiện chán ăn, đau đầu, khứu giác kém, ho, đau họng, khàn giọng và sốt. Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng 4,4% bệnh nhân thuộc nhóm này cần hỗ trợ hô hấp.
Bệnh nhân nhiễm nCoV loại thứ ba, được mô tả đơn giản là loại "đường tiêu hóa" không ho khi mắc bệnh. Thay vào đó, họ gặp các vấn đề như đau đầu, tiêu chảy, suy giảm khứu giác, chán ăn, đau họng, đau ngực. Khoảng 3,3% bệnh nhân nhóm này cần hỗ trợ hô hấp.
Lahita cho biết ba mức độ Covid-19 tiếp theo thuộc nhóm "cực kỳ nghiêm trọng".
Khi nhiễm nCoV loại hứ tư, hay "nghiêm trọng cấp độ một", bệnh nhân có các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, suy giảm khứu giác, ho, sốt, khàn giọng và đau ngực. 8,6% bệnh nhân cấp độ này cần hỗ trợ hô hấp.
Loại thứ năm, "nguy hiểm cấp độ hai" gồm các triệu chứng của loại thứ tư, kèm theo chán ăn, đau họng, đau cơ. Bệnh nhân nhiễm nCoV loại thứ năm chủ yếu phân biệt với bệnh nhân nhiễm loại tư ở biểu hiện lú lẫn.
"Lú lẫn nghĩa là bạn không xác định được mình đang ở đâu, có đang nằm viện không, địa chỉ nhà ở đâu, người thân là ai", bác sĩ Lahita giải thích. "Điều này thật đáng sợ".
Gần 10% bệnh nhân thuộc nhóm này cần hỗ trợ hô hấp.
Loại nCoV nguy hiểm nhất được gọi là "nghiêm trọng cấp độ ba, bụng và hô hấp". Bệnh nhân nhiễm nCoV nhóm nặng nhất này có tất cả các triệu chứng của năm nhóm còn lại, kèm theo đau vùng bụng, khó thở, tiêu chảy. Gần 20% bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp.
Một nhóm y tá tại Trung tâm Y tế DHR vây quanh một bệnh nhân Covid-19 cao tuổi đã qua đời, tháng 7/2020. Ảnh: NY TImes
"Bệnh nhân thuộc nhóm nghiêm trọng cấp độ ba sẽ phải thở máy, khả năng sống sót sau điều trị là điều không chắc chắn", Lahita cho hay.
Các nhà khoa học Anh cũng phát hiện chỉ có 16% bệnh nhân nhiễm nCoV nhóm thứ nhất cần nhập viện so với gần 50% bệnh nhân thuộc loại 6.
So với ba nhóm đầu tiên, bệnh nhân thuộc các nhóm nghiêm trọng thường là người lớn tuổi, hoặc có các bệnh lý nền trước đó, hệ miễn dịch kém.
Các nhà khoa học hy vọng này sau khi được nghiên cứu sâu hơn, phát hiện này có thể giúp bác sĩ quyết định từng bệnh nhân Covid-19 nên được điều trị dưới hình thức nào, đồng thời dự đoán bệnh nhân thuộc nhóm mức độ bệnh nào.
"Tôi rất vui khi 6 mức độ nhiễm nCoV này được phát hiện, cung cấp cho bác sĩ ý tưởng về tiên lượng cho bệnh nhân Covid-19", Lahita nói.
Chuyên gia Trung Quốc: Covid-19 ở Bắc Kinh đã được kiểm soát Nếu không được phát hiện kịp thời, ổ dịch Covid-19 ở Bắc Kinh còn nghiêm trọng hơn Vũ Hán. Trong cuộc họp báo chiều 18/6 của thành phố Bắc Kinh, ông Ngô Tôn Hữu, Chuyên gia trưởng về dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc khẳng định, đến nay, dịch Covid-19 ở Bắc Kinh...